Cấu trúc và bài tập câu điều kiện loại 3 năm 2024

Khi bạn đã tìm hiểu và cảm thấy tự tin về việc sử dụng câu điều kiện loại 0, loại 1 và loại 2, có lẽ bạn đã sẵn sàng học câu điều kiện loại 3. Việc có thể sử dụng câu điều kiện loại 3 giúp bạn giống như người bản xứ. Hãy đọc qua bài viết sau đây để biết cấu trúc và khi nào nên dùng câu điều kiện loại 3.

Câu điều kiện loại 3 là gì?

Câu điều kiện loại 3 còn được biết đến là câu điều kiện giả định hoặc không có thật trong quá khứ, bởi vì bây giờ đã quá muộn để điều kiện hoặc kết quả đó xảy ra.

Trong cầu điều kiện loại 3, thời gian được nói đến là ở quá khứ và tình huống xảy ra trái ngược với hiện thực trong quá khứ. Tóm lại, câu điều kiện loại 3 liên quan đến điều kiện không có thật và kết quả đã có thể xảy ra trong quá khứ.

Ví dụ:

• If it had rained, you would have gotten wet. (Nếu trời mưa, bạn có thể đã bị ướt – Nhưng thực tế trong quá khứ trời không mưa và bạn không bị ướt)

• You would have passed your exam if you had worked harder. (Nếu bạn học chăm chỉ hơn thì bạn đã vượt qua kỳ thi – Nhưng bạn đã không vượt qua kỳ thi do chưa đủ chăm)

Cấu trúc câu điều kiện loại 3

Cấu trúc và bài tập câu điều kiện loại 3 năm 2024

1. Dạng khẳng định

Tương tự những câu điều kiện khác, cấu trúc của câu điều kiện loại 3 cũng có hai mệnh đề:

• Mệnh đề if (mệnh đề phụ) đưa ra điều kiện để dẫn đến kết quả trong mệnh đề chính

• Mệnh đề chính đưa ra kết quả có thể không thể xảy ra.

If + S + had V3, S + would/could/should + have V3

Trong câu điều kiện loại 3, thì ở mệnh đề if là quá khứ hoàn thành và thì ở mệnh đề chính là điều kiện hoàn thành (would have + V3). Chủ ngữ ở hai mệnh đề có thể giống nhau và khác nhau.

Trong tất cả các câu điều kiện, trật tự của hai mệnh đề đều không cố định. Nghĩa là mệnh đề if có thể đứng trước hoặc sau mệnh đề chính mà không làm thay đổi ý nghĩa của câu. Tuy nhiên, nếu mệnh đề if đứng sau mệnh đề chính thì không cần phải thêm dấu phẩy.

Ví dụ:

• If it had rained, you would have gotten wet = You would have gotten wet if it had rained (Nếu trời mưa, bạn có thể đã bị ướt)

• I would have believed you if you hadn’t lied to me before = If you hadn’t lied to me before, I would have believed you. (Nếu bạn không nói dối tôi trước đó, tôi đã tin bạn rồi)

2. Cấu trúc câu điều kiện loại 3 phủ định và câu hỏi

Cấu trúc câu điều kiện loại 3 phủ định

If + S + hadn’t + been + O, S + would/ could/ should + have + V3

If + S + had + not + V3, S + would/ could/ should + have + V3

If + S + had + V3, S + would/could/ should + not + have + V3

Ví dụ:

• If he hadn’t reminded me, I might have forgotten about the book (Nếu anh ấy không nhắc tôi, tôi có lẽ đã quên cuốn sách rồi)

• If he had reminded me, I wouldn’t have forgotten about the book (Nếu anh ấy nhắc tôi, tôi đã không quên cuốn sách)

Cấu trúc dạng câu hỏi

Would (not) + S + have + V3 If + had + V3

Ví dụ:

• Would you have bought a pig if you’d known how much they eat? (Liệu bạn có mua một con heo nếu biết nó ăn nhiều đến cỡ nào không?)

Cách dùng câu điều kiện loại 3

Cấu trúc và bài tập câu điều kiện loại 3 năm 2024

Khi nào dùng câu điều kiện loại 3 hoặc câu điều kiện loại 3 dùng để làm gì là những thắc mắc của nhiều người học tiếng Anh. Sau đây là một số cách dùng loại câu điều kiện này:

1. Dùng để nói về kết quả hoặc tình huống giả định, không có thật trong quá khứ

Ví dụ:

• If he had studied harder, he would have passed the exam. (Nếu anh ấy học chăm chỉ, anh ấy đã có thể vượt qua kỳ thi)

Hành động trong câu điều kiện (study harder) thực tế đã không xảy ra. Nhưng trong trường hợp xảy ra thì kết quả là anh ấy đã vượt qua kỳ thi.

Nhìn chung, câu điều kiện thứ ba rất giống với câu điều kiện thứ hai. Tuy nhiên, trong khi câu điều kiện thứ hai đề cập đến hành động/ kết quả không thực tế ở hiện tại hoặc trong tương lai, thì câu điều kiện thứ ba đề cập đến kết quả không thực trong quá khứ.

2. Dùng để diễn tả sự hối tiếc về những tình huống có thể xảy ra hoặc không xảy ra

Ví dụ:

• If my alarm had gone off, I wouldn’t have been late to work. (Nếu đồng hồ báo thức của tôi reo, tôi đã không đi làm muộn)

• If there hadn’t been so much traffic we wouldn’t have missed our flight. (Nếu không có quá nhiều xe cộ thì chúng tôi đã không bị lỡ chuyến bay)

\>>> Xem chi tiết thêm: Thông tin A-Z cách phân biệt câu điều kiện loại 1 và 2

Các biến thể câu điều kiện loại 3

Cấu trúc và bài tập câu điều kiện loại 3 năm 2024

Biến thể mệnh đề if

1. Dùng quá khứ hoàn thành tiếp diễn

Chúng ta có thể dùng quá khứ hoàn thành tiếp diễn trong mệnh đề if để nhấn mạnh tính liên tục của điều kiện.

If + S + had + been + V-ing, S + would + have + V3

Ví dụ:

• If it hadn’t been raining the whole week, my mom would have finished the laundry. (Nếu trời không mưa cả tuần thì mẹ tôi đã giặt xong quần áo rồi)

2. Cấu trúc For/ But for…

Cấu trúc For/ But for cũng mang ý nghĩa là “Nếu như không” và có thể thay thế cho If, nhưng sau for luôn là một danh từ.

For/ But for + N, S + would + have + V3

Ví dụ:

• But for the teacher’s encouragement, we would have given up our studying. (Nếu không có sự khuyến khích của giáo viên, chúng tôi sẽ từ bỏ việc học)

Biến thể mệnh đề chính

1. Dùng quá khứ hoàn thành tiếp diễn

S + had + V3, S + would + have been + V-ing

Chúng ta sử dụng quá khứ hoàn thành tiếp diễn trong mệnh đề chính để nói về một kết quả/ hành động chưa thể thực hiện được cho điều kiện trước đó. Hành động này vẫn chưa kết thúc hoặc vẫn đang tiếp diễn.

Ví dụ:

• If the weather had been better, I’d have been sitting in the garden when he arrived. (Nếu thời tiết tốt hơn thì tôi đã đang ngồi ngoài vườn khi anh ấy đến rồi)

• If she hadn’t got a job in London, she would have been working in Paris. (Nếu cô ấy không có việc làm ở London thì cô ấy đã làm việc ở Paris)

2. Would + động từ nguyên mẫu

If + S + had + V3, S + would + V(infinitive)

Chúng ta sử dụng cấu trúc would + động từ nguyên mẫu ở câu điều kiện loại 3 để diễn đạt kết quả không có thực/ có thể xảy ra ở hiện tại.

Ví dụ:

• If I’d studied for a year in the U.S, my English would be fluent now. (Nếu tôi học một năm ở Mỹ thì tiếng Anh của tôi bây giờ đã thông thạo rồi)

• The roads wouldn’t be so icy if it hadn’t rained so much last night. (Những con đường sẽ không bị đóng băng nếu đêm qua trời không mưa nhiều)

• The fans would be miserable now if their team had been relegated. (Người hâm mộ bây giờ sẽ rất đau khổ nếu đội bóng của họ phải xuống hạng)

Viết lại câu điều kiện loại 3 bằng cách đảo ngữ

Cấu trúc và bài tập câu điều kiện loại 3 năm 2024

Cấu trúc đảo ngữ câu điều kiện loại 3:

If + S + had V3, S + would/could/should + have V3 ⇒ Had + S + V3, S + would/ could/ might/… + have + V3

Ví dụ:

• If I had gone to the party last night, I would have seen Anna.

\= Had I gone to the party last night, I would have seen Anna. (Nếu tôi đi dự tiệc tối qua, tôi đã thấy Anna)

• If I had played better, I might have won.

\= Had I played better, I might have won. (Nếu tôi chơi tốt hơn, tôi có thể đã thắng)

Cách phân biệt would và had trong câu điều kiện loại 3

Cấu trúc và bài tập câu điều kiện loại 3 năm 2024

Cả hai từ would và had đều được viết tắt là “′d”, điều này có thể gây hoang mang cho người đọc. Tuy nhiên, bạn lưu ý rằng:

• Would không bao giờ xuất hiện trong mệnh đề if, vì vậy nếu “′d” xuất hiện trong mệnh đề if thì đó là viết tắt của had.

• Ngược lại, had không bao giờ xuất hiện trong mệnh đề chính mà đứng trước have, do đó đây là viết tắt của would.

Ví dụ:

• If I’d known you were in hospital, I would have visited you. (Nếu tôi biết bạn đang ở bệnh viện, tôi đã đến thăm bạn)

• If you had told me that you were on the Internet, I’d have sent you an e-mail. (Nếu bạn nói với tôi rằng bạn đang sử dụng Internet thì tôi đã gửi email cho bạn rồi)

Bài tập câu điều kiện loại 3 có đáp án

Cấu trúc và bài tập câu điều kiện loại 3 năm 2024

Bài tập 1

Chia động từ trong ngoặc để hoàn thành câu điều kiện loại 3.

1. If I (study) …. for the test, I (pass) ….. it.

2. If she (ask) …. him, he (help) ….. her.

3. If we (go) …. to the hotel, we (see) ….. my friend Jason.

4. If you (speak) ….. French, he (understand) …….

5. If you (listen) ….. to me, we (be) ….. home earlier.

6. She (write) …… you a postcard if she (have) ……. your address.

7. If she (not / break) ….. her leg, she (take part) …… in the contest.

8. If it (not/ start) ….. to rain, we (walk) ….. to the park.

9. I (swim) ….. in the sea if there (not / be) …… so many sharks there.

10. If he (take) …. the bus, he (not / arrive) ….. on time.

Bài tập 2

Từ các tình huống cho sẵn, viết câu điều kiện loại 3:

1. The accident happened because the driver stopped so suddenly.

2. I didn’t wake John because I didn’t know he wanted to get up early.

3. I was able to buy the car because James lent me the money.

4. He wasn’t injured in the crash because He was wearing a seat-belt.

5. I didn’t buy the coat because I didn’t have enough money on her.

Đáp án bài tập câu điều kiện loại 3

\>>> Xem thêm: Bài tập câu điều kiện có đáp án (mới nhất)

Bài tập 1

1. If I had studied for the test, I would have passed it.

2. If she had asked him, he would have helped her.

3. If we had gone to the hotel, we would have seen my friend Jason.

4. If you had spoken French, she would have understood.

5. If you had listened to me, we would have been home earlier.

6. she would have written you a postcard if she had had your address.

7. If she had not broken her leg, she would have taken part in the contest.

8. If it had not started to rain, we would have walked to the park.

9. I would have swum in the sea if there had not been so many sharks there.

10. If he had taken the bus, he would not have arrived on time.

Bài tập 2

1. If the driver hadn’t stopped so suddenly, the accident wouldn’t have happened.

2. If I had known John wanted to get up early, I would have waken him.

3. If Jame hadn’t lent me the money, I wouldn’t have been able to buy the car. (couldn’t have bought)

4. If he hadn’t been wearing a seat-belt, he would have been injured in the crash.

5. If I had had enough money on her, I would have bought the coat.

Tóm lại, khi chúng ta muốn diễn đạt một tiếc nuối cho một hành nào đó trong quá khứ thì sẽ dùng câu điều kiện loại 3. Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cấu trúc và cách dùng câu điều kiện loại 3 nhé.