Nhổ răng khôn uống kháng sinh bao lâu

Nhổ răng chỉ được thực hiện khi đạt đủ các điều kiện của  chỉ định nhổ răng:        Bn sau khi đã được tư vấn và đồng ý nhổ răng        Các điều kiện sức khỏe chung tốt: Không có hoặc đã kiểm soát được các bệnh liên quan đến quá trình can thiệp, dùng thuốc nha khoa trước,trong và sau nhổ răng: Huyết áp cao, máu khó đông, ung thư xương hàm hoặc vùng đầu mặt cổ, bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch…        Thông tin tới bác sĩ các tình trạng bệnh mạn tính đang mắc: Viêm dạ dày, cao huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh cơ xương khớp…Các thuốc đang dùng: thuốc chống đông, thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, các thuốc có thể gây dị ứng ở mỗi cá thể khác nhau…        Giảm tối thiểu số lương vi khuẩn trong khoang miệng:  không có tình trạng viêm nhiễm, đau do nhiễm khuẩn  ở trong miệng và vùng răng dự định nhổ, các lỗ sâu răng nên được trám hết để loại bỏ các vùng chứa vi khuẩn tiềm tàng trong miệng, lấy sạch cao răng và điều trị triệt để viêm lợi trước khi nhổ răng, nếu răng dự định nhổ còn bị đau ( đặc biệt là răng số 8 ) thì nên trì hoãn và điều trị loại bỏ nhiễm khuẩn cho đến khi hết đau vì nếu còn viêm nhiễm quanh răng sẽ gây giảm hiệu quả của thuốc gây tê trong lúc nhổ răng. Có đơn thuốc và uống kháng sinh nha khoa một hoặc hai ngày trước khi nhổ răng nhằm tăng tính kháng khuẩn cho toàn bộ cơ thể        Vùng răng cần nhổ cần được chụp phim XQ hoặc phim XQ kỹ thuật số để bác sĩ kiểm soát được hình thể, sỗ lượng chân răng, tình trạng xương quanh ổ răng        Nên thu xếp buổi nhổ răng vào đầu giờ sáng hoặc đầu giờ chiều để có nhiều thời gian theo dõi và kiểm soát sự cầm máu sau nhổ răng. Nên ăn no trước khi nhổ răng và ăn các thức ăn mềm 3 đến 5 bữa sau ngày nhổ răng và hạn chế giao tiếp nói nhằm tạo sự thuận lợi cho quá trình lành thương của vùng lợi và xương ổ răng ở răng vừa nhổ. Phụ nữ không nên nhổ răng trong khi mang thai, khi cho trẻ em bú và trong những ngày có kinh nguyệt.        Cắn gạc cầm máu ít nhất 10 phút sau nhổ răng để tạo thuận lợi cho việc hình thành nút máu đông trên ổ răng, không cố mút, chíp tạo áp lực âm trong khoang miệng để tìm kiếm xem có máu chảy trong khoang miệng hay không, nếu có thể chườm lạnh ngoài miệng ngay vùng nhổ răng tạo nhằm giảm sự sưng nề sau nhổ răng        Tuyệt đối tuân theo hướng dẫn dùng thuốc kháng sinh của bác sĩ để nhằm tránh biến chứng nhiễm trùng sau nhổ răng. Thuốc dùng trong nhổ răng thường gồm: thuốc kháng sinh ( uống 5-7 ngày, thường uống trước khi nhổ răng 1 đến 2 ngày và tiếp tục uống sau nhổ răng cho đến khi hết thuốc này, rượu bia trong thời gian uống thuốc này làm ảnh hưởng đến hoạt động của gan ), thuốc giảm đau ( uống khi đau và ăn no trước khi uống thuốc-ngừng dùng thuốc này khi hết cảm giác đau ), thuốc chống sưng nề và thuốc sát trùng trong miệng ( dùng để xúc miệng và họng 5-6 lần/ngày kéo dài cùng thời gian uống kháng sinh ).        Không: Mút, chíp tạo áp lực âm trong miệng để thử xem máy có chảy không, không ăn thức ăn quá nóng làm chậm thời gian đông và cầm máu        Giữ liên lạc thường xuyên với bác sĩ để thông báo về tình trạng cầm máu, sự giảm dần cảm giác đau, nguy cơ nhiễm khuẩn, tình trạng sưng nề, tác dụng phụ của thuốc hoặc sự tương tác thuốc.        Nắm được các phương pháp để có lại răng mới ở vùng răng vừa nhổ trừ răng số 8. Có kế hoach để phục hồi răng đã mất càng sớm càng tốt nhằm tránh các hậu quả của việc để mất răng lâu ngày

Các tin khác

Phạm Thanh Hoa (Ninh Bình)

Cefpodoxim là kháng sinh được chỉ định để điều trị nhiễm khuẩn từ nhẹ đến trung bình tại nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể, từ nhiễm khuẩn đường hô hấp (trên và dưới),  nhiễm khuẩn đường tiết niệu (thể nhẹ và vừa chưa có biến chứng), nhiễm khuẩn da, mô mềm…

Với người bệnh sau nhổ răng bác sĩ thường kê uống kháng sinh nhằm phòng nhiễm khuẩn (ngăn chặn nhiễm khuẩn có thể xảy ra), vì trên thực tế đã có những trường hợp bệnh nhân bị nhiễm trùng sau nhổ đe dọa đến tính mạng.

Nhiệm vụ của người bệnh là: Nếu đã từng bị dị ứng với thuốc này hoặc với các thuốc kháng sinh khác hoặc đang dùng các thuốc điều trị bệnh khác… thì cần thông báo cho bác sĩ biết để cân nhắc kê đơn hoặc có những lời khuyên cần thiết khi dùng thuốc, tránh các tương tác bất lợi khi dùng nhiều thuốc cùng lúc.

Tác dụng phụ của thuốc được ghi nhận trong các thử nghiệm lâm sàng thường nhẹ và thoáng qua, bao gồm tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đau bụng, đau đầu, nổi ban, ngứa, chóng mặt… Đây là những biểu hiện mà người bệnh rất dễ nhận biết. Nếu xảy ra, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ biết để có hướng xử trí kịp thời.

Người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ về liều lượng, thời gian uống và dùng đủ liệu trình, tránh quên uống thuốc, vì nếu quên sẽ làm giảm hiệu quả dự phòng bệnh hoặc giảm hiệu quả điều trị (nếu nhiễm khuẩn xảy ra).

BS. Nguyễn Thị Ngọc


Cập nhật lần cuối: 09/06/2020

Sau quy trình nhổ răng khôn, bệnh nhân sẽ được các bác sĩ dặn dò rất kỹ về chế độ ăn uống và cách chăm sóc răng miệng để tránh biến chứng sau phẫu thuật. Các loại thuốc sau khi nhổ răng khôn cũng đóng vai trò quan trọng để giúp người bệnh không có cảm giác khó chịu hay đau nhức. Vậy sau khi nhổ răng khôn uống thuốc gì? Bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Có thể bạn quan tâm: nhổ răng khôn đau mấy ngày?

Biểu hiện thường thấy sau khi nhổ răng khôn

Sau khi nhổ răng khôn, bệnh nhân sẽ gặp phải một số biểu hiện như: sưng, đau, sốt, chảy máu và há miệng hạn chế. Đây là những biểu hiện hết sức bình thường sau khi nhổ răng khôn nên bệnh nhân không cần phải quá lo lắng.

  • Đau: Sau khi thuốc tê hết tác dụng, bạn sẽ có biểu hiện đau tại vị trí nhổ răng khôn. Tuy nhiên, cảm giác này sẽ chỉ kéo dài khoảng 3 ngày rồi giảm dần. Mức độ đau không quá nhiều và bạn vẫn có thể chịu đựng được. Thông thường, nếu bệnh nhân thực hiện uống thuốc giảm đau đầy đủ theo đơn của bác sĩ thì hoàn toàn không có cảm giác đau đớn.
  • Sưng: Biểu hiện sưng khó có thể tránh khỏi khi bạn tác động vào nướu để lấy răng khôn ra. Điều này là hoàn toàn bình thường trong quá trình tái tạo xương mới và lấp đầy lỗ nhổ răng. Hiện tượng sưng nề sẽ kéo dài khoảng 2 – 3 ngày tùy vào mức độ sang chấn của từng bệnh nhân. Bác sĩ càng khéo léo, cẩn thận thì vết thương của bạn càng ít sưng và mau lành hơn.
  • Sốt: Một số trường hợp do cơ thể nhạy cảm với những tác động bên ngoài có hiện tượng sốt sau khi nhổ răng khôn. Tuy nhiên, biểu hiện này chỉ kéo dài vài ngày rồi hết nên bạn cũng đừng quá lo lắng. Trong trường hợp bạn bị sốt trong thời gian dài cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra tình trạng răng miệng. Rất có thể bạn đã bị nhiễm trùng hoặc vẫn chân răng còn sót lại khiến quá trình lành thương không thể diễn ra bình thường.
  • Chảy máu: Chảy máu là hiện tượng xảy ra ở bất cứ ca phẫu thuật nào. Nhổ răng khôn cũng không phải là ngoại lệ. Thông thường, sau khi nhổ răng khôn, bạn sẽ chỉ chảy máu trong khoảng 30 phút rồi dừng hẳn. Nếu trong vòng 24 giờ đầu, chảy máu khiến nước bọt có màu hồng thì không có gì đáng ngại đâu nhé! Còn nếu máu chảy thấm đẫm bông gạc hoặc máu chảy quá nhiều trong khoang miệng của bạn thì cần liên lạc ngay với bác sĩ để kiểm tra tình hình càng sớm càng tốt.
  • Há miệng hạn chế: Do bạn bị sưng nề phía góc hàm sau khi nhổ răng khôn nên kích thích cơ cắn gây co cơ, hoặc cũng có thể do tác dụng của thuốc tê khiến bạn bị hạn chế há miệng. Sau khi phẫu thuật, các bác sĩ cũng khuyên bạn không nên há miệng quá to hoặc cười nói nhiều có thể khiến máu chảy nhiều hơn.

Nhổ răng khôn uống kháng sinh bao lâu
Sau khi nhổ răng khôn có thể xuất hiện những biểu hiện sưng, đau là điều hoàn toàn bình thường

Rất nhiều bệnh nhân “sợ sưng”, “sợ đau” nên ngần ngại đi nhổ răng khôn. Tuy nhiên, với sự phát triển của y học hiện hay thì nhổ răng khôn hoàn toàn không đau hoặc đau rất ít. Cùng với tay nghề của bác sĩ và trang thiết bị máy móc tân tiến thì các loại thuốc sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực giúp bạn “xóa tan” cơn đau nhổ răng khôn.

Nhổ răng khôn uống kháng sinh bao lâu

Sau khi nhổ răng khôn nên uống thuốc gì?

Bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý uống thuốc mà phải tuân theo chỉ định của bác sĩ để có được kết quả tốt nhất. Sau khi nhổ răng khôn nên uống thuốc gì còn tùy thuộc vào ca nhổ răng của bạn và chỉ định của bác sĩ.

Nếu răng khôn của bạn thuộc loại khó và gây đau hơn bình thường một chút thì các bác sĩ sẽ kê thêm một số loại thuốc khác hoặc tăng liều lượng cho bạn. Các loại thuốc thường sử dụng sau khi nhổ răng khôn là thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau và thuốc giảm viêm (nếu cần). 

Thông thường, thuốc tê thường sẽ hết tác dụng trong vòng 1 – 1,5 giờ sau khi nhổ răng. Khi thuốc tê tan hết thì cảm giác đau sẽ xuất hiện, vậy nên, bạn cần cần uống thuốc giảm đau càng sớm càng tốt. Ngoài ra, bạn nên uống thuốc kháng sinh từ 5 – 7 ngày nhằm hạn chế sưng viêm và tránh nhiễm trùng nguy hiểm.

Nhổ răng khôn uống kháng sinh bao lâu
Bệnh nhân cần uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ để hạn chế biến chứng sau phẫu thuật

Những điều cần lưu ý sau khi nhổ răng khôn

Sau khi nhổ răng khôn thì uống thuốc thôi là chưa đủ. Bạn cần tuân thủ những lưu ý dưới đây để quá trình lành thương hậu phẫu diễn ra nhẹ nhàng và nhanh chóng nhất.

  • Cắn gạc trong 30 phút đầu tiên. Nếu vẫn còn chảy máu, cắn thêm gạc cho tới khi hết chảy máu.
  • Uống thuốc giảm đau (theo đơn) càng sớm càng tốt trước khi cơn đau xuất hiện.
  • Không súc miệng trong 6 giờ đầu sau khi nhổ răng. Sau đó, có thể súc miệng nhẹ nhàng.
  • Vào ngày đầu tiên sau khi nhổ, chườm lạnh 10 giây/ lần trong vòng 15 – 20 phút lên vùng má tiếp giáp phần răng vừa nhổ để tránh sưng.
  • Không mút, chíp miệng, khạc nhổ, đá lưỡi vào huyệt ổ răng để tránh làm bật cục máu đông.
  • Tránh thức ăn khó nhai trong vài ngày, nên dùng thức ăn lỏng, mềm và uống nhiều nước. Tránh uống bia, rượu, thuốc lá.
  • Vệ sinh răng miệng bình thường, tuy nhiên tránh chạm vào vị trí vừa nhổ.
  • Nghỉ ngơi thư giãn trong ngày đầu tiên.
  • Tuyệt đối không súc miệng bằng nước muối trong vòng 48 giờ sau nhổ răng, sử dụng nước súc miệng bác sĩ kê.
  • Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, bệnh nhân nên tới gặp bác sĩ để được khám chữa kịp thời.

Hy vọng bài viết Sau khi nhổ răng khôn uống thuốc gì đã giải đáp được thắc mắc của bạn. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào về vấn đề răng miệng, hãy để lại bình luận phía dưới để được các chuyên gia của chúng tôi hỗ trợ giải đáp!