Ví dụ về thanh toán tín dụng chứng từ

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. Tiểu Luận Phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ
  2. MỤC LỤC : MỤC LỤC : ........................................................................................................................ 1 LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 3 1. Khái niệm: ................................................................................................................... 4 2.. Thư tín dụng (Letter of credit-L/C): .......................................................................... 4 a.Khái niệm: ................................................................................................................ 4 b.Các loại thư tín dụng. ............................................................................................... 5 Ngoài ra còn có các loại thư tín dụng đặc biệt khác: ................................................ 20 3. Ưu và nhược điểm: ................................................................................................... 21 Ưu điểm: ................................................................................................................... 21 Nhược điểm: ............................................................................................................. 21 4. Rủi ro và cách phòng tránh: ...................................................................................... 21 Đối với nhà xuất khẩu: .............................................................................................. 21 Đối với nhà nhập khẩu: ............................................................................................. 23 5.Giới thiệu “Qui tắc và thực hiện thống nhất về tín dụng chứng từ” .......................... 25 a. UCP 500: ............................................................................................................... 25 b.UCP 600:................................................................................................................ 26 6.Ví Dụ Thực Tế về Tình Hình Sử Dụng Phương Thức Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ Của Công Ty Cổ Phần Thủ Công Mỹ Nghệ Phong Cách Việt – Viet Style Handicrafts Corporation................................................................................................ 27 KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 29 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 30
  3. LỜI MỞ ĐẦU  Xu hướng quốc tế hóa nền kinh tế đã mở ra cho nhân loại cánh cửa giao lưu đầy triển vọng. Lịch sử đã chứng minh rằng không một quốc gia nào có thể phát triển trong sự tách biệt với thế giới bên ngoài, các nước đang xích lại gần nhau thông qua chiếc cầu nối thương mại quốc tế. Vượt qua không gian và thời gian, những luồng chu chuyển hàng hóa, dịch vụ và tiền tệ đã tạo ra sự gắn kết bền vững giữa cung và cầu ở những nước có trình độ kinh tế khác nhau và ngày càng trở nên phong phú, đa dạng kéo theo sự phức tạp ngày càng lớn trong mắt xích cuối cùng của quá trình trao đổi, thanh toán quốc tế. Được xem là một nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của thương mại quốc tế, hoạt động thanh toán quốc tế đã không ngừng được đổi mới và hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu an toàn, thuận tiện và nhanh chóng của các giao dịch thương mại. Cùng với xu hướng hội nhập ngày càng tăng, các mối giao lưu thương mại cũng ngày càng được mở rộng. Điều đó đặt ra cho các ngân hàng thương mại phải phát triển các dịch vụ kinh tế đối ngoại một cách tương ứng, trong đó không thể không kể đến hoạt động thanh toán quốc tế với nhiều phương thức thanh toán đa dạng và phong phú. Trong các phương thức thanh toán này, tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán được sử dụng phổ biến nhất do những ưu việt của nó. Song tín dụng chứng từ không phải là nghiệp vụ đơn giản, trong thực tế công tác này đã gặp phải không ít những rủi ro gây thiệt hại cả về tài chính lẫn uy tín cho các ngân hàng thương mại cũng như các doanh nghiệp Việt Nam.
  4. 1. Khái niệm: Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận mà trong đó, một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người xin mở thư tín dụng) cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho người thứ ba (người hưởng lợi số tiền thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do ngừơi thứ ba ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người thứ ba này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp những quy định đã đề ra trong thư tín dụng. 2.. Thư tín dụng (Letter of credit-L/C): a.Khái niệm: Thư tín dụng là một bức thư do ngân hàng viết ra theo yêu cầu của người nhập khẩu (người mở tín dụng thư) cam kết trả tiền cho người xuất khẩu ( người hưởng lợi) số tiền nhất định, trong một thời gian nhất định với điều kiện người này thực hiện đúng và đầy đủ những điều khoản quy định trong lá thư đó. Theo UCP 600:Thư tín dụng là bất cứ sự thoả thuận nào,dù được gọi hay mô tả như thế nào thì nó cũng không huỷ ngang và vì vậy tạo thành cam kết chắc chắn của ngân hàng phát hành về việc thanh toán cho bộ chứng từ hợp lệ. Thư tín dụng là một văn bản pháp lý quan trọng của phương thức tín dụng thư.
  5. Tín dụng thƣ hoạt động theo 2 nguyên tắc: o Độc lập: Theo điều 4 UCP 600: Một thư tín dụng về bản chất là những giao dịch độc lập với hợp đồng thương mại hay các hợp đồng khác mà có thể là cơ sở cho thư tín dụng. Ngân hàng không có ràng buộc với hợp đồng như vậy,ngay cả khi trong thư tín dụng có dẫn chiếu đến những hợp đồng này.Vì thế,cam kết của ngân hàng về việc thanh toán,chiết khấu hay thực thi bất cứ nghĩa vụ nào của Thư tín dụng không phụ thuộc vào sự khiếu nại hay biện hộ của người mở phát sinh từ mối quan hệ của người mở với ngân hàng phát hành hoặc với người hưởng. Bất kì trường hợp nào,người hưởng không được lợi dụng quan hệ giữa các ngân hàng hay giữa người mở với ngân hàng phát hành. Một ngân hàng phát hành không khuyến khích bất kì cố gắng nào của người mở để đưa những bản hợp đồng tiềm ẩn,hoá đơn tạm va những cái tương tự như vậy vào thư tín dụng như một bộ phận không thể tách rời. Theo điều 5 UCP600: Chứng từ và hàng hoá,dịch vụ hay các giao dịch khác ngân hàng chỉ giao dịch bằng chứng từ chứ không phải hàng hoá,dịch vụ hay giao dịch khác mà chứng từ đó có thể liên quan. o Tuân thủ nghiêm ngặt Ngân hàng chỉ thanh toán nếu các chứng từ giao hàng hoàn toàn phù hợp với L/C, đúng với các chỉ dẫn của người mua. b.Các loại thƣ tín dụng.
  6. Trong thanh toán quốc tế có những loại L/C thông dụng sau: b.1. Thƣ tín dụng có thể hủy bỏ( Revocable Letter of Credit): Nhận dạng loại L/C này: − Theo UCP -400, nếu L/C không ghi rõ chữ “Irrevocable” hoặc ghi rõ chữ “Revocable” thì đều là các loại L/C có thể hủy bỏ. − Nhưng theo UCP -500, trên L/C phải ghi rõ “Revocable L/C” thì mới coi là loại L/C có thể hủy bỏ. Đây là loại L/C mà ngân hàng mở L/C có thể sửa đổi, bổ sung hoặc có thể hủy bỏ L/C bất cứ lúc nào mà không cần báo trước cho người hưởng lợi L/C. Loại L/C có thể hủy bỏ này trong thanh toán quốc tế ít được sử dụng bởi vì L/C có thể hủy bỏ thực chất chỉ là lời hứa trả tiền chứ không phải là sự cam kết. Những trƣờng hợp áp dụng L/C có thể hủy bỏ : Người mua mở L/C có thể hủy bỏ để người bán có cơ sở xin phép giấy phép xuất khẩu. Sau khi nhận được giấy phép xuất khẩu, có 2 trường hợp: − Thư tín dụng có thể hủy ngay tự động có hiệu lực như một thư tín dụng không thể hủy ngang. Điều này cần phải định rõ trong L/C . − Người mua yêu cầu ngân hàng mở tín dụng không thể hủy ngang có nội dung tương tự như thư tín dụng hủy ngang đã mở. Các hợp đồng mua bán được kí kết qua điện thoại, telex, fax, email thường không được tin cậy và không đầy đủ để thực hiện hợp đồng. Do đó người mua thường mở thư tín dụng có thể hủy ngang để dễ dàng bổ sung và hoàn thiện. Khi người bán chấp nhận thư tín dụng này thì người mua mở thư tín dụng không thể hủy ngang cho người bán .
  7. Đối với thư tín dụng có thể hủy ngang, ngân hàng mở thư tín dụng vẫn có một số trách nhiệm như sau: − Hoàn trả tiền cho chi nhánh hoặc ngân hàng khác khi nơi này đã thanh toán những khoản tiền thanh toán ngay, chấp nhận hoặc chiết khấu theo đúng các điều khoản của thư tín dụng trước khi nhận được thông báo của ngân hàng phát hành về việc sửa đổi hoặc hủy bỏ thư tín dụng đó. − Hoàn lại tiền cho chi nhánh hoặc ngân hàng khác khi nơi này đã thanh toán những khoản trả chậm theo đúng các điều khoản của thư tín dụng trước khi nhận được thông báo của ngân hàng phát hành về việc sửa đổi hoặc hủy bỏ thư tín dụng đó. b.2 Thƣ tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable L/C) − Việc hủy bỏ hay sửa đổi L/C phải được chấp thuận của Người thụ hưởng, ngân hàng phát hành và ngân hàng xác nhận (nếu có). − Được sử dụng phổ biến rộng rãi nhất trong thanh toán quốc tế bởi vì nó đảm bảo quyền lợi cho nhà xuất khẩu. − Theo UCP500, nếu tín dụng thư ghi không rõ có thể hủy ngang hay không hủy ngang thì được coi là không thể hủy ngang. − Theo UCP600, thư tín dụng là bất cứ sự thỏa thuận nào, dù được gọi hay mô tả như thế nào thì nó cũng không hủy ngang và vì vậy tạo thành cam kết chắc chắn của Ngân hàng phát hành về việc thanh toán Bộ chứng từ hợp lệ.
  8. SƠ ĐỒ QUY TRÌNH TÍN DỤNG THƢ KHÔNG HỦY NGANG (5) Người nhập khẩu Người xuất khẩu (Applicant) (Beneficiary) (1) (9) (8) (2) (7) (6) (4) (3) Ngân hàng phát Ngân hàng thông (6) hành (Issuing Bank) báo (Advising Bank) (7) Giải thích sơ đồ: (1) Người nhập khẩu và người xuất khẩu ký kết hợp đồng thương mại với điều khoản thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ. (2) Người nhập khẩu làm giấy đề nghị mở tín dụng thư gửi đến ngân hàng của mình yêu cầu mở một thư tín dụng cho người xuất khẩu. (3) Căn cứ vào yêu cầu và giấy đề nghị mở tín dụng thư, ngân hàng phát hành một thư tín dụng và chuyển thư tín dụng đến người xuất khẩu thông qua ngân hàng thông báo. (4) Ngân hàng thông báo nhận được bản gốc thư tín dụng sẽ thông báo ngay cho nguời xuất khẩu. (5) Người xuất khẩu nếu chấp nhận thư tín dụng thì tiến hành giao hàng. Nếu không chấp nhận thì đề nghị người nhập khẩu yêu cầu ngân hàng mở thư tín dụng sửa đổi, bổ sung thư tín dụng cho phù hợp với hợp đồng và tiến hành giao hàng. (6) Sau khi giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán theo yêu cầu của thư tín dụng. Tuỳ theo nội dung L/C mà người xuất khẩu sẽ xuất trình đến ngân hàng được quy định trong L/C.
  9. (7) Ngân hàng mở thư tín dụng kiểm tra bộ chứng từ thanh toán, nếu thấy phù hợp với thư tín dụng thì tiến hanh trả tiền cho người xuất khẩu thông qua ngân hàng thông báo. Nếu thấy không phù hợp ngân hàng từ chối thanh toán và có thể gửi trả lại toàn bộ chứng từ cho nhà xuất khẩu. (8) Ngân hàng mở thư tín dụng giao lại bộ chứng từ thanh toán cho người nhập khẩu và yêu cầu thanh toán bồi hoàn. (9) Người nhập khẩu hoàn trả tiền lại cho ngân hàng mở thư tín dụng. Ví dụ thực tế, ta có hợp đồng ngọai thương sau:
  10. Giải thích bảng hợp đồng ngoại thƣơng trên: Hợp đồng ngoại thương giữa: Nhà nhập khẩu: Công ty Phương Đông, địa chỉ :107 Võ Trần Toản, Phường 2, Quận Bình Thạnh, TP.HCM Và nhà xuất khẩu: B.Q Plast Public Company Limited, địa chỉ: 19/111 Moo 7 Thkarm Rd, Samaedam Bangkhuntien, Bangkok 10150, Thailand. Theo hợp đồng sẽ thanh toán bằng phương thức L/C trả ngay không hủy ngang giá trị hóa đơn. Theo đó ngày 12/3/09, Công ty Phương Đông đến ngân hàng Đông đề nghị mở L/C trị giá 37400USD. Ngân hàng Đông sau khi xem xét và tiến hành mở L/C dựa trên hợp đồng số PN 387 ngày 07/03/09. Sau đó ngân hàng Đông gửi L/C đến ngân hàng người thụ hưởng là Bankok bank publicCo.,LTD, khi nhận được L/C, ngân hàng này sẽ thông báo đến BQ. Plast Public Company Limited; nếu không tu chỉnh thì nhà xuất khẩu sẽ tiến hành giao hàng theo qui định trong hợp đồng. Tiếp theo nhà xuất khẩu sẽ hoàn chỉnh bộ chứng từ và đem đến cho Bankok bank publicCo.,LTD kiểm tra và nhận tiền . b.3 Thƣ tín dụng không thể hủy ngang có xác nhận (Confirmed Irrevocable L/C): Là loại L/C không thể hủy ngang và được một ngân hàng có uy tín đảm bảo thanh toán theo yêu cầu của ngân hàng mở L/C. Loại L/C này được yêu cầu khi người bán không hiểu rõ khả năng thanh toán của ngân hàng phát hành. Ngân hàng đảm bảo này được gọi là ngân hàng xác nhận (Confirming bank). Phí xác nhân rất cao, gấp 3 lần phí mở L/C.
  11. SƠ ĐỒ QUY TRÌNH TÍN DỤNG THƢ XÁC NHẬN Ký kết hợp đồng ngoại thương Nhà nhập khẩu Nhà xuất khẩu Giao hàng (4) Đề nghị Chuyển Nhận BCT Xuất Nhà Thông tiền cho phát NK khi NH trình báo L/C hành nhà XK trả kiểm tra BCT (3) L/C(1) (8) tiền phù hợp (5) (9) (10) Thanh toán ngay khi nhận điện (7) Ngân hàng của Ngân hàng xác Kiểm tra+gửi BCT+gửi điện đòi tiền (6) nhà nhập khẩu nhận Phát hành L/C (2) b.4 Thƣ tín dụng chuyển nhƣợng (Transferable L/C) − Là L/C không hủy ngang, trong đó quy định quyền của ngân hàng trả tiền được trả toàn bộ hay một phần số tiền của L/C cho một hay nhiều người theo lệnh của người hưởng lợi đầu tiên. − Người thụ hưởng đầu tiên chỉ được chuyển nhượng cho một hoặc nhiều người thụ hưởng thứ hai. − Có thể chuyển nhượng toàn bộ hay một phần số tiền của L/C . − Chi phí chuyển nhượng thường do người hưởng lợi đầu tiên chịu.
  12. SƠ ĐỒ QUY TRÌNH TÍN DỤNG THƢ CHUYỂN NHƢỢNG Giao hàng (7) Ký kết HĐNT Ký kết HĐNT Người thụ hưởng Người thụ Nhà nhập khẩu thứ 1 hương thứ 2 Thay Đề nghị Đề đổi một Thông Trả phân chuyển Xuất Chuyển Thông Ghi nghị số CT báo nhượng L/C tiền chênh và xuất trình báo nợ phát lệch cho tới NTH2 L/C (14) BCT L/C trình hành NTH1 (13) (4) (3) BCT (8) (6) L/C (13) (10) (1) Chuyển tiền (14) Thanh toán (12) Ngân hàng của NH của người thụ NH của người KT và gửi BCT(11) KT và gửi BCT(9) nhà nhập khẩu hưởng thứ 1 thụ hương thứ 2 Chuyển L/C(5) Phát hành L/C (2) b.5 Thƣ tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C): Là L/C không hủy ngang, trong đó quy định rằng khi L/C sử dụng hết kim ngạch hoặc sau khi hết hạn hiệu lực L/C thì nó lại tự động có giá trị như cũ, và cứ như vậy L/C tuần hoàn đến khi nào hoàn tất giá trị hợp đồng. Loại L/C này được áp dụng trong trường hợp hai bên xuất khẩu, nhập khẩu có quan hệ thường xuyên và đối tượng thanh toán không đổi. − L/C tuần hoàn chia làm 2 loại o Loại L/C tuần hoàn có tích lũy : là loại L/C cho phép chuyển kim ngạch đợt giao hàng trước vào đợt giao hàng sau o Loại L/C tuần hoàn không tích lũy: là loại L/C không cho phép chuyển số dư của đợt giao hàng trước vào đợt giao hàng sau
  13. − L/C có thể chia ra làm 3 cách tuần hoàn o L/C tuần hoàn tự động : hết hạn đợt giao hàng trước thì đợt giao hàng sau tự động có giá trị mà không cần sự thông báo của ngân hàng mở L/C o L/C tuần hoàn không tự động: đợt giao hàng sau muốn có giá trị, phải có sự thông báo của ngân hàng mở L/C . o L/C tuần hoàn bán tự động: nếu sau ngày kể từ ngày mở L/C, trước thời hạn hiệu lực hoặc đã sử dụng hết giá trị L/C mà không có ý kiến thông báo nào của ngân hàng mở L/C thì L/C sau sẽ tự động có hiệu lực SƠ ĐỒ QUY TRÌNH TÍN DỤNG THƢ TUẦN HOÀN Ký kết hợp đồng ngoại thương Nhà nhập khẩu Nhà xuất khẩu Giao hàng (4) Giao hàng tiếp (10)…. Đề nghị Nhận Xuất Thông Ghi trình phát hành BCT báo L/C có BCT hoặc tu L/C (8) (9) (5) chỉnh L/C (3) Kiểm tra BCT và thanh toán (7) Ngân hàng của nhà Ngân hàng của nhà Kiểm tra và gửi BCT (6) nhập khẩu xuất khẩu Phát hành L/C (2) b.6 Thƣ tín dụng giáp lƣng (Back to back L/C) :
  14. − Là loại L/C mở dựa vào một L/C khác . Nghĩa là sau khi nhận được L/C do người nhập khẩu mở cho mình, người xuất khẩu yêu cầu ngân hàng mình mở một L/C khác dựa vào L/C gốc cho nhà cung cấp hàng hóa với nội dung gần giống như L/C ban đầu (master L/C) .L/C mở sau gọi là L/C giáp lưng. − Loại L/C này thường áp dụng đối với trường hợp mua bán qua trung gian − Số chứng từ của L/C giáp lưng phải nhiều hơn L/C gốc − Kim ngạch L/C giáp lưng phải nhỏ hơn L/C gốc. − Thời hạn giao hàng của L/C giáp lưng phải nhiều hơn L/C gốc. SƠ ĐỒ QUY TRÌNH TÍN DỤNG THƢ GIÁP LƢNG Ký kết HĐNT Giao hàng (7) Ký kết HĐNT Người thụ hưởng thứ Người thụ Nhà nhập khẩu hương thứ 2 1 Đề Đề Xuất nghị trình Ghi Thông Ghi Xuất Thông Ghi Ghi nghị phát nợ báo có trình báo Inv nợ phát có hành (11) và BCT L/C giáp L/C L/C hành (16) (16) (15) Draft lưng giáp (8) L/C (3) lưng (12) (6) (1) (4) Thanh toán (14) Ngân hàng của NH của người NH của người Phát hành L/C (2) Ghi có (10) thụ hưởng thứ nhà nhập khẩu thụ hưởng thứ 1 KT và gửi BCT(13) KT và gửi BCT(9) 2 Gửi điện L/C giáp lưng(5)
  15. b.7.Thƣ tín dụng dự phòng (Stand-by letter of credit): − L/C quy định ngân hàng thanh toán thay cho người xuất khẩu/ nhập khẩu nếu họ không thực hiện theo cam kết như L/C quy định . − Trị giá của L/C Stand-by khoảng 2%-15% trị giá hợp đồng ngoại thương. − Thường áp dụng đảm bảo cho nghiệp vụ thanh toán tiền ứng trước , hoàn tiền đặt cọc , đảm bảo giao hàng… − Loại L/C này được áp dụng phổ biến ở Anh và Mỹ. SƠ ĐỒ QUY TRÌNH TÍN DỤNG THƢ DỰ PHÒNG Ký kết hợp đồng ngoại thương Nhà nhập khẩu Nhà xuất khẩu Không thực hiện như L/C (4) Đề nghị Ghi nợ Xuất Thông Ghi trình và nhận phát hành báo L/C có BCT L/C hoặc hoặc tu BCT (9) (5) tu chỉnh chỉnh L/C (8) L/C (1) (3) Kiểm tra BCT và thanh toán (7) Ngân hàng của nhà Ngân hàng của nhà Kiểm tra và gửi BCT (6) nhập khẩu xuất khẩu Phát hành hoặc tu chỉnh L/C (2)
  16. b.8 Thƣ tín dụng điều khoản đỏ (Red-clause L/C): Là một sự ủy quyền của ngân hàng mở L/C đối với ngân hàng chiết khấu ,ứng trước một khoản tiền cho người được hưởng, để giúp người này có thê nguồn vốn giao hàng cho L/C đã mở. Theo L/C này khi nhận tiền thanh toán người được hưởng chỉ nhận được số tiền bằng số tiền của hóa đơn trừ đi số tiền đã ứng trước theo điều khoản đỏ. L/C này đƣợc chia làm 2 loại: − L/C điểu khoản đỏ không đảm bảo: là khoản tiền ứng trước không được đảm bảo đối với ngân hàng mở L/C. − L/C điều khoản đỏ có đảm bảo: là bên cạnh các giấy tờ trên, người xuất khẩu còn phải xuất trình thêm chứng từ có giá trị như bảo lãnh của ngân hàng phục vụ người xuất khẩu hay giấy nhập kho. SƠ ĐỒ QUY TRÌNH TÍN DỤNG THƢ ĐIỂU KHOẢN ĐỎ Ký kết hợp đồng ngoại thương Nhà nhập khẩu Nhà xuất khẩu Giao hàng (6) Đề nghị Nhận Xuất Yêu Thông Ghi trình Ghi cầu phát hành BCT báo L/C có BCT có được L/C hoặc (10) hoặc tu (11) (7) (5) ứng tu chỉnh chỉnh tiền L/C (3) L/C (1) (4) Kiểm tra BCT và thanh toán (9) Ngân hàng của nhà Ngân hàng của nhà xuất Kiểm tra và gửi BCT (8) nhập khẩu khẩu Phát hành hoặc tu chỉnh L/C (2)
  17. b.9 Thƣ tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C): Là loại L/C được qui định là chỉ có giá trị hiệu lực khi L/C khác đối ứng với nó được mở ra. Nghĩa là khi người xuất khẩu nhận được L/C do người nhập khẩu mở, thì mở lại một L/C tương ứng thì mới có giá trị. L/C ban đầu thường có ghi: “L/C này chỉ có giá trị khi người hưởng lợi đã mở lại một L/C đối ứng với nó để chỉ người mở L/C này hưởng” và trong L/C đối ứng phải ghi câu “L/C này đối ứng với L/C số…ngày…qua ngân hàng…”. L/C đối ứng thường được sử dụng trong việc mua bán trên cơ sở đổi hàng (Barter), ngoài ra không loại trừ khả năng dùng để thanh toán trong những phương thức gia công quốc tế có nhiều phức tạp. Sơ đồ qui trình nghiệp vụ thƣ tín dụng đối ứng: Mở L/C 1 (3) Ngân hàng bên Ngân hàng bên A B Mở L/C 2 (6) Giấy đề Giấy đề Thông Thông nghị nghị báo L/C báo L/C mở L/C mở L/C 2 (7) 1 (4) 2 (5) 1 (2) Hợp đồng XNK (1) Bên A Bên B Nhà xuất/nhập khẩu Nhà xuất/nhập khẩu Ngoài ra còn có các loại thƣ tín dụng đặc biệt khác: o Thƣ tín dụng thanh toán (payment credits) o Thƣ tín dụng chấp nhận (acceptance credits) o Thƣ tín dụng thƣơng lƣợng (negotiation credits) o Thƣ tín dụng nhờ thu (collection credits)


Page 2

YOMEDIA

Xu hướng quốc tế hóa nền kinh tế đã mở ra cho nhân loại cánh cửa giao lưu đầy triển vọng. Lịch sử đã chứng minh rằng không một quốc gia nào có thể phát triển trong sự tách biệt với thế giới bên ngoài, các nước đang xích lại gần nhau thông qua chiếc cầu nối thương mại quốc tế. Vượt qua không gian và thời gian, những luồng chu chuyển hàng hóa, dịch vụ và tiền tệ đã tạo ra sự gắn kết bền vững giữa cung và cầu ở những nước có trình độ kinh tế khác nhau và ngày càng trở...

26-01-2011 749 171

Download

Ví dụ về thanh toán tín dụng chứng từ

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.