Người làm nghề thủ công giỏi được gọi là gì

Nghệ nhân là gì ?

Tin đăng ngày: 4/5/2020 - Xem: 4736

Người làm nghề thủ công giỏi được gọi là gì

Nghệ nhân Nguyễn Thị Chúc

Nghệ nhân là người chuyên làm nghề nghệ thuật biểu diễn hoặc một nghề thủ công mĩ nghệ, với trình độ cao

Nghệ nhân và nghệ sĩ

Có thể nhận thấy nghệ nhân thực chất cũng có thể coi là nghệ sĩ, nhưng có sự khác biệt là có tài năng nghệ thuật ở mức cao[cần dẫn nguồn]. Theo gốc tiếng Hán thì "nhân" có nghĩa là người, thế nhưng người Việt Nam không dùng từ này để chỉ người làm nghệ thuật nói chung như từ nghệ sĩ. Trên thực tế, người Việt sử dụng từ này chủ yếu đối với người làm nghề thủ công mĩ nghệ và một số hình thái nghệ thuật biểu diễn truyền thống, như gốm, kim hoàn, tuồng, ca trù,... Người Việt cũng rất ít khi dùng từ "nghệ sĩ" với những nghề thủ công mĩ nghệ. Để chỉ những người chuyên làm những công việc này nhưng trình độ không cao như nghệ nhân, người ta dùng từ "thợ", như thợ gốm, thợ kim hoàn,...; còn với ca trù, tuồng,... người ta cũng thường dùng từ "nghệ sĩ".

- Nghệ nhân khác với các nghệ sĩ là không học ở trường lớp nào cả, mà phần lớn là được truyền dạy. - Trong văn hóa dân gian Ở Tây Nguyên thường gọi các nhóm đối tượng này là: Nghệ nhân Cồng chiêng, nghệ nhân Hát kể Sử thi, nghệ nhân dệt thổ cẩm, đan lát...chỉ đến những người có tài năng đặc biệt về một lĩnh vực nào đó trong dân gian được lưu truyền từ nhiều đời để cho xã hội tương lai. Cũng Nhờ những nghệ nhân này mà xã hội có nhiều cử nhân, tiến sĩ, thậm chí là giáo sư trong lĩnh vực Văn hóa. Tuy nhiên ngành văn hóa nước ta vẫn chưa coi trọng việc ghi nhận danh hiệu cho các nghệ nhân là một việc làm cấp thiết để trả ơn với những bậc thầy văn hóa.

Xem thêm: nghệ sĩ

Danh hiệu nghệ nhân

Nghệ nhân dân gian

Nghệ nhân dân gian là danh hiệu cao quý do Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam đã trao cho những người có thành tích đóng góp trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị của văn hóa phi vật thể, giữ vai trò quan trọng trong sáng tạo, sở hữu, bảo tồn và truyền dạy các giá trị văn hóa dân gian ở nhiều lĩnh vực khác nhau, như hát chèo, ca trù, quan họ, hát xoan, chầu văn…

Những người thợ thủ công là người làm công việc bằng tay, đòi hỏi sự trau chuốt về mặt kĩ thuật và sự sáng tạo. Trong xã hội hiện đại, nhiều ngành nghề thủ công không kịp thích ứng khó tránh khỏi nguy cơ mai một. Song những người thức thời lại luôn biết cách biến sản phẩm của mình thành độc nhất, quý giá nhất, tinh tế nhất.

1. Thợ thủ công là ai?

Thợ thủ công là một trong những ngành nghề lâu đời nhất của lịch sử nhân loại. Họ là những người sử dụng đôi tay khéo léo của mình trực tiếp tạo ra các sản phẩm được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày. Không cần đến máy móc, các sản phẩm được làm bằng tay này luôn đảm bảo được sự chi tiết, kĩ xảo và trên hết là độc nhất vô nhị.

Người làm nghề thủ công giỏi được gọi là gì
Một số sản phẩm thủ công Việt Nam quen thuộc

Có lẽ chính bởi sự độc đáo này mà người bảo hộ cho các thợ thủ công trong thần thoại Hy Lạp chính là nữ thần Athena. Bà là một nữ thần xinh đẹp, quyết đoán, đồng thời cũng là thần bảo trợ cho trí tuệ sắc sảo. Người xưa đã rất tinh ý khi để Athena trở thành thần bảo trợ của thủ công mỹ nghệ, bởi nghề này thực sự là sự kết hợp chặt chẽ giữa vẻ đẹp, trí tuệ, sự khéo léo và nhạy bén.

2. Thợ thủ công làm gì?

Thợ thủ công hay còn được gọi là nghệ nhân thủ công, là những người tạo ra các sản phẩm bằng tay mà không phụ thuộc vào máy móc công nghiệp. Trong từ điển Hán Việt, “thủ” được hiểu là tay. Còn “công” có nghĩa là sức lao động. Chính bởi gần như chỉ gia công bằng tay nên thợ thủ công thường phải trải qua khá nhiều thời gian, công đoạn và công sức để tạo ra sản phẩm. Nhưng cũng bởi đặc điểm này mà sản phẩm thủ công được làm ra cũng vô cùng tinh xảo, độc nhất và có giá trị cao do máy móc không thể “thổi hồn” vào từng tác phẩm như con người.

Các ngành nghề thủ công rất đa dạng bởi vậy thợ thủ công trong mỗi ngành nghề đều có những công việc khác nhau. Họ sẽ có những kỹ năng nhất định: dệt, may, đan, thêu, thổi thủy tinh, vẽ, điêu khắc,… ứng với một số nghề như làm đồ gốm, làm đồ thủy tinh, làm đồ mây tre đan, đồ da, chế tác kim hoàn, may mặc, vẽ tranh dân gian…

Công việc của họ thường bắt đầu bằng việc tưởng tượng hoặc làm ra các bản vẽ mẫu, cũng như chuẩn bị đầy đủ các công cụ, nguyên vật liệu tạo ra sản phẩm. Họ sẽ sử dụng các công cụ cầm tay hoặc một số máy móc thô sơ để cắt, tạo khối, mài và gắn kết các nguyên vật liệu lại với nhau. Bằng sự khéo léo và những kỹ thuật, họ mang đến vẻ vững chắc và hài hòa nhất cho tác phẩm. Công đoạn cuối cùng là trang trí, vẽ hoàn thiện để sản phẩm trở nên bắt mắt người tiêu dùng bởi vẻ độc đáo, tỉ mỉ của nó.

Người làm nghề thủ công giỏi được gọi là gì
Một thợ thủ công đang hoàn thiện phần trang trí bình gốm

Để hoàn thành một sản phẩm thủ công tốt cần có kỹ thuật chắc chắn và kinh nghiệm lâu năm. Bởi vậy các thợ thủ công ngoài sáng tác, chế tạo, còn là người trực tiếp truyền dạy, chỉ bảo kinh nghiệm, kỹ thuật cho những thế hệ đi sau.

Ngày nay trước sự phát triển mạnh mẽ của những dây chuyền công nghiệp, những sản phẩm được sản xuất hàng loạt với độ chuẩn mực y hệt, người thợ thủ công cũng chịu không ít sức ép cạnh tranh từ thị trường. Bởi vậy ngoài chế tác, họ còn phải kiêm thêm nhiều công việc như nghiên cứu sở thích tiêu dùng, nghiên cứu các kỹ thuật mới để tăng tính tinh xảo cho sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, quảng cáo, tạo các mối tiêu dùng hàng…

3. Thợ thủ công làm việc ở đâu?

Bất chấp sự mai một của nhiều truyền thống, các ngành nghề thủ công vẫn nhận được sự đầu tư và ưu ái nhất định bởi tính thẩm mĩ, khác biệt và quý giá của nó. Để tập trung phát triển các ngành nghề thủ công này, các thợ thủ công thường được khuyến khích làm việc trong các làng nghề đã tập trung. Họ thường tự sản xuất tại nhà, hoặc được thuê vào làm việc cho các xưởng ở quy mô vừa và nhỏ.

Với những thợ thủ công uy tín đã được công nhận, họ có thể tự mở các xưởng sản xuất tại nhà, làm việc cho các phòng triển lãm, bảo tàng, trung tâm thiết kế nội thất, các hãng thời trang danh tiếng… Đôi khi họ cũng tham gia vào các công tác xã hội khác, trở thành cố vấn trong các ủy ban nhằm bảo tồn, phát triển ngành nghề của mình

Người thợ đang hoàn thiện bầy lợn đất

4. Học nghề thủ công ở đâu?

Thợ thủ công được đào tạo chủ yếu qua thực hành đó là học từ những người đi trước đã có kinh nghiệm, học từ bạn bè người thân ở các làng nghề hoặc là tự học tự tìm tòi, học hỏi theo đam mê… ngoài ra có một số trường nghề đào tạo thợ thủ công như: