Hàng hóa có cầu hoàn toàn co giãn năm 2024

Hàng hóa có cầu hoàn toàn co giãn năm 2024

CHƯƠNG 3. ĐỘ CO GIÃN CỦA CẦU VÀ CUNG

Nội dung

Trong chương này, chúng ta sẽ sử dụng khái niệm “độ co giãn” để đo lường phản ứng của

lượng cầu khi giá hàng hóa, giá hàng hóa liên quan và thu nhập thay đổi, của lượng cung khi giá

hàng hóa thay đổi, đồng thời phân tích những yếu tố tác động đến độ co giãn của cung và cầu

theo giá.

Mục tiêu

• Giúp học viên nắm được khái niệm, công thức tính độ co giãn của cầu theo

giá. Hiểu rõ co giãn điểm và co giãn khoảng

• Phân biệt co giãn và không co giãn

• Hiểu rõ ứng dụng và các yếu tố ảnh hưởng tới độ co giãn của cầu theo giá

• Nắm chắc khái niệm, công thức tính và giá trị của co giãn chéo, co giãn theo

thu nhập, co giãn của cung theo giá.

3.1. ĐỘ CO GIÃN CỦA CẦU

Lượng cầu của một hàng hóa phụ thuộc bởi rất nhiều yếu tố. Bên cạnh các yếu tố cơ bản

được phân tích trong lý thuyết cổ điển về cầu như thu nhập, giá hàng hóa, giá hàng hóa liên quan

(bổ sung và thay thế), thị hiếu, kỳ vọng, số lượng người mua; thì trong thực tế còn rất nhiều các

yếu tố khác có thể tác động đến lượng cầu.

Một khi các yếu tố trên thay đổi thì lượng cầu sẽ có phản ứng, và độ co giãn sẽ là một biến

số được dùng để đo lường mức độ phản ứng đó và từ đó có thể đánh giá được lượng cầu nhạy

cảm với các yếu tố trên hay không. Một cách đơn giản, có thể hiểu độ co giãn của cầu theo một

yếu tố X (yếu tố có thể ảnh hưởng đến lượng cầu) là phần trăm thay đổi của lượng cầu khi yếu tố

X thay đổi 1%. Vì vậy, công thức của độ co giãn được viết như sau:

Trong đó:

là độ co giãn của cầu theo các biến ảnh hưởng

là % thay đổi của lượng cầu hàng hóa

là % thay đổi của yếu tố X.