Nam nữ thụ thụ bất tưởng thân tiếng Trung

Vừa nhắc đến câu “nam nữ thụ thụ bất thân”, có thể nhiều người sẽ cười và nghĩ: “Bây giờ là thời đại nào rồi mà còn lấy câu này ra để nói?” Ngày nay người ta cho rằng nó là lạc hậu, lỗi thời nhưng đây lại là lễ nghi vô cùng quan trọng trong xã hội xưa.

Con người ngày nay có phản ứng như thế, cũng là điều dễ hiểu. Ngày nay đến học sinh tiểu học còn biết yêu, ngay cả những đứa bé trong nhà trẻ cũng tiếp xúc với những việc này nếu cha mẹ không cẩn thận, còn những việc về giới tính của những trẻ vị thành niên thì càng không cần nhắc tới, chúng nói những câu chuyện cười đồi trụy tục tĩu cứ như thể đó là những kỹ năng giao tiếp cơ bản bình thường. Hỏi có bao nhiêu người còn quan tâm đến câu nói “nam nữ thụ thụ bất thân” nữa?

Nam nữ thụ thụ bất tưởng thân tiếng Trung
Nam nữ thụ thụ bất tưởng thân tiếng Trung
(Tranh minh họa: Public Domain)

Đối với quan hệ nam nữ, cổ nhân rất coi trọng và có sự nghiêm khắc về giới hạn và quy phạm. Những điều này tại “Lễ Ký” và “Nữ Luận Ngữ” đều có thuyết minh tường tận.

“Nam nữ thụ thụ bất thân”, theo lễ nghi xưa, ý là nói nam nữ không được trực tiếp trao đồ vật gì đó cho nhau, cũng không được chạm vào nhau. Ngày nay, không ít người cảm thấy đây là chuyện lạ khó có thể tưởng tượng được, thậm chí có người hoài nghi “đó là thật hay giả?”. Kỳ thực, để con người hiện nay có thể lý giải được những lễ nghi thời xưa, quả thật là rất khó. Nhưng đây đích thực là một trong những lễ nghi của người xưa.

Nếu như lý giải một cách không cứng nhắc theo chữ nghĩa bề mặt thì tinh hoa của lễ nghi này chính là yêu cầu về việc kết giao giữa nam và nữ. Theo đó, nam nữ khi kết giao bắt buộc phải thật sự nghiêm túc, tuyệt đối không thể tùy tiện, tùy ý phóng túng.

Trong quá khứ, hình thức lễ nghi này đã được thực hiện và có ảnh hưởng trong một giai đoạn thời gian rất dài, chứ không chỉ là ở bề mặt. Không cần nói đến 2000 năm trước, chỉ khoảng hơn 100 năm trước, các tiểu thư khuê các, quyền quý hay trong các gia đình bình dân có con gái cũng vậy, các nữ nhân này đều không tùy tiện xuất hiện ngoài đường.

Lễ nghi không chỉ là thể hiện ở những trường hợp công khai, không chỉ dùng ở trong những trường hợp long trọng, mà còn được sử dụng trong cuộc sống gia đình thường ngày ở mọi nơi mọi lúc, chỉ có vợ chồng, các em nhỏ, hoặc giữa các thành viên trong gia đình thì mới có thể được thoải mái hơn một chút. Nhưng tuyệt đối cũng không thể tùy tiện, không thể giống như các hành vi không phân biệt lớn nhỏ, không phân biệt trong ngoài như trong xã hội ngày nay. Đơn cử như vào thời Hậu Hán có điển tích về vợ của Lương Hồng, khi mời chồng ăn cơm luôn nâng khay ngang mày, đó là một loại biểu hiện cụ thể của lễ nghi giữa vợ chồng thời xưa với nhau.

Đương nhiên, lễ nghi không phải là quy tắc tiêu chuẩn lớn nhất, bên trên còn có sự câu thúc của Đạo, Đức, Nhân Nghĩa v.v… Mạnh Tử từng nói: “Thấy chị dâu bị chìm mà không kéo lên, đó là loài lang sói. Nam nữ thụ thụ bất thân, đó là lễ. Chị dâu bị chìm, dùng tay kéo lên, đó là quyền được phép mà linh động làm như vậy”. Nói cách khác, lễ cũng không phải là tuyệt đối không thể vượt quá, điều quan trọng là hành vi ấy bắt nguồn từ sự việc gì, xuất phát từ cái tâm nào. Đây là lý giải và viên dung về câu nói “Nam nữ thụ thụ bất thân” từ một góc độ khác của Mạnh Tử.

Xã hội hiện đại ngày nay, người ta đề cao “nam nữ bình quyền”, “giải phóng phụ nữ”, cho nên một số người cho rằng “nam nữ thụ thụ bất thân” là một bộ phận ngu muội nhất của xã hội thời phong kiến, là điều trói buộc tư tưởng của con người.

Người hiện đại, ai cũng đều không muốn có một sự câu thúc gò bó nào, luôn thích một cuộc sống “tự do”, đương nhiên cũng bao gồm luôn cả mối quan hệ nam nữ trong đó. Nhưng kỳ thực con người sở dĩ có xã hội chính là vì có tồn tại những quy tắc. Tình trạng loạn tính trong xã hội nhân loại ngày nay chẳng phải là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến nhân loại suy đồi hay sao?

Trong một giai đoạn lịch sử tương đối dài, “Nam nữ thụ thụ bất thân” đã duy hộ cho quan hệ nam nữ trong xã hội không sớm bị bại hoại, khởi tác dụng chính diện trong việc ổn định kết cấu gia đình của xã hội. Mặc dù trong một số trường hợp, nó đã gây ra các nhận định và thói quen cứng nhắc, nhưng cốt lõi của quy tắc này lại không hề sai lầm.

Xã hội nhân loại đi tới bước ngày hôm nay, nếu lại khởi xướng lễ nghi về “nam nữ thụ thụ bất thân” thì có lẽ đã không còn có cách nào thực hiện được, nhưng nếu có thể lý giải được những tinh túy trong lễ nghi này, đối với việc điều chỉnh và uốn nắn lại sự tùy tiện cực độ giữa nam và nữ hiện nay thì chắc chắn sẽ khởi được tác dụng rất tích cực.

Theo Vision Times tiếng Trung An Hòa biên tập

Xem thêm:

  • Vị thế của người vợ trong xã hội xưa không hề thấp kém

Mời xem video:

Theo cuốn "100 điều nên biết về phong tục Việt Nam": Đây là câu nói cửa miệng, quen dùng chỉ mối quan hệ nam nữ theo quan niệm của nhà nho.

Nam nữ thụ thụ bất tưởng thân tiếng Trung

Người đàn ông và người đàn bà ngày xưa trao cho nhau cái gì, nhận của nhau cái gì, đều không trực tiếp tận tay, sợ bấm nháy, ra hiệu gì với nhau chăng? (Hai chữ "thụ thụ" trái ngược nghĩa: một chữ "thụ" là trao cho, một chữ "thụ" là nhận).

Hai người muốn mời nhau ăn trầu, thì người chủ têm trầu, xếp vào cơi trầu, đặt giữa bàn, khách tự nhặt lấy mà ăn. Lễ giáo phong kiến thật khắt khe, việc tỏ tình yêu trực tiếp khó mà thực hiện được, họa chăng chỉ còn đôi mắt thầm lén nhìn nhau!

Người châu Âu từ nhỏ đến già, theo phép lịch sự bắt tay nhau, nhảy với nhau là chuyện thường. Nhưng, người Việt Nam và người á Đông nói chung, nam nữ vô ý chạm vào da của người khác giới thì coi như có cử chỉ không đứng đắn.

Người đàn ông có thái độ suồng sã sẽ bị đàn bà xa lánh, nhưng không đáng lo bằng người con gái lẳng lơ, bị xã hội dèm pha thì khó mà lấy được tấm chồng cho đáng tấm chồng.

Vì vậy các nhà quyền quý thường "cấm cung" con gái. Ngay từ tuổi thơ đã sớm hình thành sự ngăn cách giới tính. Thời phong kiến xưa, chỉ những người có tư tưởng tân tiến mới cho con gái đi học, và có đi học thì con trai ngồi riêng con gái ngồi riêng.

Trai gái đi cùng nhau, vui chơi cùng nhau bị bạn bè cùng lứa chế nhạo. Có hội hè đình đám cũng phải phân biệt đàn ông đứng bên trái, đàn bà đứng bên phải.

Ở thành thị, vợ chồng nằm ngủ với nhau một giường là chuyện bình thường, nhưng xin các bạn lưu ý, ở nông thôn đàn bà nằm nhà trong, đàn ông nhà ngoài đã trở thành nếp rồi.

Ngày xưa, phổ biến mọi nơi đều thế, ngày nay lệ đó vẫn còn ở nhiều vùng, nhiều nhà. Nếu các bạn có dịp về thăm bà con họ hàng ở quê thì tốt nhất hai vợ chồng nên tránh nằm chung giường kẻo các cụ còn cảm thấy chướng mà phật ý.

Theo Gia đình mới

Lễ giáo phong kiến

"Nam nữ thụ thụ bất thân" (Tạm dịch: Đàn ông và phụ nữ không nên trực tiếp đụng chạm thân thể) là câu ngạn ngữ vô cùng quen thuộc trong tiếng Trung. Dù nó không còn xuất hiện nhiều trong đời sống xã hội hiện đại, nhưng người ta vẫn thường nghe thấy nó trong các bộ phim cổ trang về đề tài xã hội cũ.

Câu nói này xuất phát từ sách "Lễ Ký" (Kinh Lễ, một trong "Tứ Thư Ngũ Kinh") của Nho gia. Hàm ý là giữa nam và nữ nên giữ khoảng cách, không nên có hành động gần gũi, thân mật, không nên trực tiếp đi tặng quà và nhận quà, đặc biệt là giữa chị dâu và em chồng không nên có quá nhiều hành động gặp gỡ, nói chuyện trực tiếp.

Nam nữ thụ thụ bất tưởng thân tiếng Trung

Nam nữ quá thân mật là điều không được phép trong xã hội cũ (Tranh minh họa: Internet)

Tuy nhiên, "nam nữ thụ thụ bất thân" chỉ là phần đầu của một câu nói hoàn chỉnh, câu này vẫn còn một vế phía sau mà ít ai biết.

TIN LIÊN QUAN

  • Nam nữ thụ thụ bất tưởng thân tiếng Trung

    Ông chú đi kiểm định tượng Quan Âm 360kg, chuyên gia cảnh báo: Đứng vững để tôi nói giá!

Đầu tiên phải hiểu Lễ Ký (Kinh Lễ) vốn là một bộ sách ghi chép về các nghi lễ trong xã hội từ thời xa xưa, được Khổng Tử chỉnh sửa lại, rồi lại tiếp tục được các thế hệ học trò của Khổng Tử bổ sung để tạo thành một bộ sách hoàn chỉnh như ngày nay.

Ban đầu, sách Lễ Ký chỉ có một câu là: "Nam nữ bất tạp tọa, bất thi gia, bất cân trất, bất thân thụ, tẩu thúc bất thông hướng…" (nam nữ không được ngồi cạnh nhau một cách tùy tiện, không cùng đeo gông cổ, không dùng chung khăn, lược, không được gần gũi thân thiết, chị dâu và em chồng không được có liên hệ gì với nhau…).

Sau này, chính Mạnh Tử là tác giả của câu nói "nam nữ thụ thụ bất thân".

Đời người còn có nhiều thứ quan trọng hơn lễ nghĩa

Thời Chiến Quốc, có một diễn thuyết gia nổi tiếng tên là Thuần Vu Khôn. Ông ta không hoàn toàn đồng ý với câu nói trên trong Lễ Ký, bèn trực tiếp đến hỏi Mạnh Tử: "Nam nữ thụ thụ bất thân, lễ dữ?" (Nam nữ thụ thụ bất thân, có phải là đúng với chữ Lễ không?)

Mạnh Tử trả lời là đúng. Ông ta lại hỏi: "Vậy bây giờ chị dâu đi lấy nước bị rơi xuống giếng, em chồng có nên đi cứu không?"

Câu nói này quả thực là hỏi đúng vấn đề, nếu theo quan điểm trên, thì không thể cứu.

Nam nữ thụ thụ bất tưởng thân tiếng Trung

Em chồng thấy chị dâu đuối nước mà không cứu, đó là trái đạo. (Tranh minh họa)

Tuy nhiên Mạnh Tử ngẫm lại thấy thật sự không phải lẽ, mới tức giận nói rằng: "Nếu mà không cứu, thì có khác gì loài cầm thú không?".

TIN LIÊN QUAN

  • Nam nữ thụ thụ bất tưởng thân tiếng Trung

    Bức tranh kỳ lạ vẽ người đàn ông đeo trâm hoa: Hiểu ra mới thấy chua xót làm sao!

Từ điển tích này, sách Lễ Ký bổ sung thêm câu nói của Mạnh Tử: "Nam nữ thụ thụ bất thân, lễ dã; tẩu nịch, viện chi dĩ thủ giả, quyền dã" (Nam nữ không được gần gũi với nhau, đó là Lễ; Chị dâu bị đuối nước, em chồng ra tay cứu giúp, đó là Quyền).

Em chồng cứu chị dâu khỏi đuối nước, dù có động chạm thân thể đi nữa, đó cũng là lẽ phải làm, đó là đạo làm người. Nếu chỉ vì chút lễ nghĩa mà bỏ qua tính mạng con người, đó mới là trái đạo.

Do đó, câu nói trong sách Lễ Ký muốn nhắc nhở mọi người rằng lễ nghĩa là thứ phải có trong cuộc sống, song ngoài lễ nghĩa ra, vẫn có những thứ quan trọng hơn cả. Mọi người không nên quá chú trọng những quy tắc, mà quên đi những giá trị đích thực của cuộc sống.