Mùng 1 Tết lỡ quét nhà có sao không

Cụ thể, dưới đây là những điều kiêng kỵ cần tránh làm ngày mùng 1 Tết Nguyên đán:

Không đi chúc Tết sáng sớm mùng 1

Người Việt Nam thường tránh việc đi chúc Tết vào buổi sáng ngày mùng 1, vì không muốn phải xông đất nhà người khác.

Theo phong tục, người xông đất rất quan trọng, sẽ ảnh hưởng đến tài vận của cả gia đình trong suốt một năm. Thế nên ngày mùng 1 Tết, người Việt thường chỉ đến thăm nhà người thân hay họ hàng.

Mùng 1 Tết lỡ quét nhà có sao không
Theo quan niệm của ông, bà để lại, vào ngày mùng 1 Tết nên tránh cho lửa, quét nhà, cho nước... để tránh xui xẻo cả năm (ảnh minh họa)

Không quét nhà vào ngày mùng 1

Vào ngày 30 Tết, các gia đình đều sẽ quét dọn nhà cửa sạch sẽ, nên sang ngày mùng 1 thì không cần phải dọn dẹp nữa. Những ngày đầu năm, hầu hết các gia đình Việt đều rất kiêng kỵ việc quét nhà, bởi theo lời ông bà để lại thì quét nhà cũng tức là tự tay hất hết tài lộc ra khỏi cửa.

Không cho lửa đầu năm

Lửa có màu đỏ nên tượng trưng cho sự may mắn, đó là lý do mọi người kiêng kỵ việc cho lửa người khác.

Không cho nước đầu năm

Nước được ví như là nguồn tài lộc trong câu chúc quen thuộc “Tiền vào như nước”, hình ảnh nước đầy ăm ắp cũng tựơng trưng cho sự mát lành, đầy đủ, may mắn. Nên nếu cho nước sẽ khiến tài chính trong năm mới không được thuận lợi, tiền mất tật mang, làm ăn thất bát.

Kiêng để tang vào ngày mùng 1

Ngày mùng 1 là ngày vui của toàn dân khắp cả nước, nên những gia đình có tang sẽ được cất khăn tang trong 3 ngày này. Nếu như có người mất vào đúng ngày mùng 1, người ta sẽ dừng lại việc phát khăn tang và để sang sáng ngày mùng 2.

Còn trường hợp nhà nào mà có người thân chẳng may qua đời ngay ngày 30 thì gia chủ sẽ phải ngay lập tức thực hiện tang lễ trong ngày hôm đó nhằm tránh để sang ngày đầu năm. Đặc biệt, những gia đình có tang tuyệt đối không được đi chúc Tết hay thăm hỏi người khác.

Không sử dụng kim chỉ

May vá trong những ngày đầu năm được cho là sẽ khiến gia chủ phải gánh chịu cảnh khổ sở, khó khăn, vất vả suốt cả năm. Không ít người còn quan niệm rằng, nếu thai phụ vào ngày mùng 1 mà động tới kim chỉ thì khi sinh con, mắt của đứa bé sẽ dẹt như cây kim.

Kiêng vay mượn hoặc trả nợ đầu năm

Ông bà xưa truyền dạy con cháu rằng, không nên cho đồ đạc, tiền bạc hay là vay mượn bất cứ thứ gì vào những ngày đầu năm vì như vậy sẽ làm cho cả gia đình phải rơi vào cảnh túng thiếu suốt cả năm.

Điều kiêng kỵ này có nguồn gốc từ quan niệm, ngày đầu năm mở cửa để đón lộc tài vào nhà, nên trả hoặc cho mượn sẽ giống như “dâng” lộc của mình cho người khác.

Không làm đổ vỡ đồ dùng

Đổ vỡ đồ dùng trong nhà như gương, bát, chén, đĩa, ly, tách vào ngày Tết tức là báo hiệu cho sự đổ vỡ, chia lìa, rất xấu nên phải kiêng kỵ.

Không bất hòa, tranh cãi

Trong ba ngày Tết, mọi người thường cố gắng giữ hòa khí, dù cho có khó chịu như thế nào thì cũng tránh không gắt gỏng hay tranh cãi.

Trẻ con không khóc lóc, người lớn không quát mắng để giữ cho không khí trong suốt một năm luôn được hòa thuận, vui vẻ.

Đây chính là một trong những điều kiêng kỵ ngày Tết mà bạn nên tránh trong những ngày đầu năm này.

Kiêng ăn món xui

Mùng 1, mùng 2, mùng 3 người Việt Nam có quan niệm không ăn những món như thịt chó, thịt mèo, cá mè, thịt ngỗng, thịt vịt vì theo dân gian thì đó chính là những món ăn rất không tốt cho ngày đầu xuân.

Thậm chí có một số vùng còn không ăn tôm, vì sợ đi giật lùi như tôm, còn nếu ăn chúng trong ngày Tết công việc trong năm sẽ không thể tiến tới mà toàn bị thụt lùi lại.

Kiêng trượt chân, vấp ngã

Trẻ con và thanh niên trong những ngày đầu năm thường được người lớn tuổi trong gia đình dặn dò phải đi đứng thật cẩn thận, tránh trượt chân vấp ngã vì như vậy sẽ bị xui xẻo cả năm. Vấp ngã hay trượt chân tượng trưng cho trục trặc, cản trở, không thuận lợi.

Kỵ xông nhà khi không hợp tuổi

Xông nhà hay còn được gọi bằng một cái tên khác là xông đất, đây là một trong những phong tục đã tồn tại từ rất xa xưa của dân tộc Việt chúng ta. Vị khách đầu tiên đến chúc Tết gia đình bạn trong những ngày đầu năm mới thì người đó sẽ được xem là người xông đất cho gia đình của bạn.

Nếu như đó là một người luôn gặp nhiều điều may mắn trong cuộc sống hoặc hợp tuổi với gia chủ thì gia đình bạn sẽ có được nhiều vận may trong suốt năm. Nhưng ngược lại, những người không hợp tuổi hoặc “nặng vía” thì tuyệt đối không nên đến xông nhà người ta trong ngày đầu năm.

Người có tang cũng không nên đến xông đất nhà người khác nhằm tránh mang vận xui đến với gia đình người ta, đây chính là một trong những điều kiêng kỵ ngày tết mà bạn tuyệt đối tránh.

Tắm rửa, gội đầu hao mòn kiến thức, phúc lành

Có một số nơi, trong những ngày đầu năm mới người ta sẽ kiêng kỵ việc tắm rửa, gội đầu, bởi họ e ngại thần tướng sẽ bị hao mòn đi, tức là tài năng cùng với kiến thức đã tích lũy trong năm cũ sẽ bị trôi sạch.

Ngoài ra cũng không nên giặt giũ vào ngày mồng 1 vì nó ứng với ngày Thủy bá, là vị thần cai quản sự thịnh vượng, sinh sôi, việc xả đi nhiều nước sẽ dẫn đến hao tổn phúc lộc của bản thân.

Kiêng ngồi hoặc đứng trước cửa

Ngồi hay đứng trước cửa chính trong ngày đầu năm không chỉ bị xem là vô duyên mà còn là hành động gây hại đến vượng khí của gia đình.

Luồng khí tốt lành của năm mới trên đường đi vào nhà sẽ bị ngăn lại, làm cho hao tán đi, khiến gia đình đó trong năm mới không được hạnh phúc, thành công, may mắn.

Kiêng vỗ vai, quàng vai người khác

Hành động thân mật này nếu được thực hiện trong những ngày Tết thì rất có khả năng là sẽ gây khó chịu, thậm chí là phản ứng tiêu cực. Vì nhiều người quan niệm rằng vào dịp Tết mà bị vỗ vai hoặc quàng vai thì sẽ bị xui xẻo, gặp chuyện buồn về hạnh phúc.

Thật ra ngay cả những ngày bình thường, vẫn có không ít người kiêng kỵ việc bị người khác vỗ vai hay quàng vai.

Kiêng mặc quần áo màu trắng, đen

Theo quan niệm thì màu trắng và màu đen là hai màu tượng trưng cho tang lễ, chết chóc, nên những ngày đầu năm thì phải mặc quần áo có màu sắc sặc sỡ như màu đỏ, màu vàng, màu hồng, màu xanh… như vậy mới tạo được sự vui vẻ, hưng phấn.

Kiêng giặt giũ

Theo một chuyên gia về văn hóa học, người Việt nên kiêng giặt giũ vào đầu năm vì ngày 1, 2 tháng giêng âm lịch là ngày sinh của thần Thuỷ. Vậy nên việc tránh giặt giũ cũng là cách giúp bạn tránh khỏi những điều xui xẻo.

Kiêng động thổ, đào đất

Khi chưa làm lễ động thổ, kiêng đào đất, giã chày cối, sợ cả năm làm ăn không thuận lợi.

Vì sao kiêng quét nhà, hót rác trong 3 ngày Tết?

Tại sao kiêng quét nhà, hót rác trong 3 ngày tết nhất là ngày mùng 1? Hãy cùng VnDoc tìm hiểu câu trả lời chi tiết, chính xác trong bài viết dưới đây.

  • Những điều kiêng kỵ khi bài trí bàn thờ ngày Tết
  • Những kiêng kỵ nên tránh khi đi chùa mùng một Tết
  • 7 món đồ kiêng kỵ không nên tặng ngày Tết

Cứ mỗi dịp Tết đến Xuân về, người ta thường dặn dò nhau những điều kiêng kỵ vào đầu năm với hy vọng năm mới sẽ an lành và may mắn, tránh đi những điều xui xẻo không đáng có. Đặc biệt việc quét nhà vào mùng 1 tết là điều kiêng kỵ từ xưa đến nay của dân tộc ta. Theo quan niệm dân gian, dùng chổi quét nhà trong 3 ngày tết nhất là ngày mùng 1 tết tức là bạn đã quét đi những tài lộc, vận đỏ của cả năm ra khỏi nhà và điều này sẽ khiến cho tình hình tài chính cả năm của gia đình không ổn định, các thành viên không thể tạo ra được của cải vật chất, hoặc nếu có thì cũng sẽ tiêu vào những việc bên ngoài mà không thể tiết kiệm được.

Mùng 1 Tết lỡ quét nhà có sao không

Ý nghĩa phong tục kiêng quét nhà ngày Tết

Vào những ngày đầu năm, đặc biệt là mùng 1, 2, 3, các gia đình sẽ tránh việc quét rác, đổ rác vì sợ rằng sẽ quét hết tiền bạc, vận đỏ, lộc xuân ra khỏi nhà. Dân gian cho rằng, nếu quét nhà trong 3 ngày đầu năm thì cả năm gia đình sẽ nghèo túng, khánh kiệt, thần tài sẽ đi mất, tiền bạc không đến được với gia đình và hiển nhiên nó mang lại điềm xấu, không may mắn. Do vậy, ngày 30 Tết, dù bận rộn đến đâu mọi người cũng phải dọn dẹp nhà cửa, không vứt rác bừa bãi.

Ở Nam Bộ, sau khi quét dọn người ta thường cất hết chổi, nếu trong ngày Tết bị mất chổi có nghĩa là năm đó nhà sẽ bị trộm vào vét sạch của cải. Ở nông thôn, ngày Tết nhà nào cũng rắc vôi bột ở bốn góc vườn, rồi vẽ mũi tên hướng ra cổng để xua đuổi ma quỷ.

Theo điển tích Trung Quốc

Tập tục này bắt nguồn từ một điển tích của Trung Quốc ghi trong "Sưu thần ký". Có người lái buôn tên là Âu Minh, đi qua hồ Thanh Thảo được thủy thần cho một người hầu tên là Như Nguyệt, đem về nhà được vài năm thì Âu Minh ăn nên làm ra, nhà rất giàu.

Một hôm, nhân ngày mồng một Tết, không biết vì lý do gì Âu Minh đánh Như Nguyệt, cô sợ quá chui vào đống rác ở góc nhà. Vợ Âu Minh không để ý nên vô tình quét nhà hót luôn cả đống rác có Như Nguyệt bên trong đổ đi. Từ đó nhà Âu Minh lại nghèo đi. Người ta bảo Như Nguyệt chính là thần tài và lập bàn thờ để thờ. (Có lẽ vì vậy mà bàn thờ thần tài thường để ở góc nhà). Từ đó có tục kiêng hót rác trong ba ngày đầu năm do người ta sợ hót mất thần tài ẩn trong đó đổ đi, sự làm ăn sẽ không phát đạt, sợ may mắn cả năm sẽ theo rác trong nhà bị đổ đi mất.

"Sự tích cái chổi" của người Việt Nam

Mùng 1 Tết lỡ quét nhà có sao không

Ngày xưa ở trên trời có một người đàn bà nấu ăn rất khéo tay nên Ngọc Hoàng giao cho bà chuyên trông nom công việc nấu ăn ở thiên trù. Nhưng bà lại có tật hay ăn vụng và tham lam. Bà yêu một lão chăn ngựa cho thiên đình. Đã nhiều phen bà lấy cắp rượu thịt trong thiên trù giấu đưa ra cho lão và cũng nhiều phen bà dắt lão lẻn vào kho rượu, mặc sức cho lão bí tỉ. Lệ nhà trời những người hầu hạ đều có thức ăn riêng, nhất thiết không được đụng chạm đến ngự thiện, dù là Ngọc Hoàng ăn thừa cũng vậy.

Một hôm, Ngọc Hoàng mở tiệc đãi quần thần. Giữa lúc cỗ đang bày lên mâm thì từ đàng xa, bà đã nghe tiếng lão chăn ngựa hát. Bà biết lão tìm mình. Bà lật đật ra đón và đưa giấu lão vào phía góc chạn. Trong bóng tối, trên giá mâm đặt ở gần đó có biết bao là mỹ vị mùi hương thơm phức. Đang đói sẵn, lão giở lồng bàn sờ soạng bốc lấy bốc để...

Khi những người lính hầu vô tình bưng mâm ngự thiện ra thì bát nào bát ấy đều như đã có người nếm trước. Ngọc Hoàng thượng đế vừa trông thấy không ngăn được cơn thịnh nộ. Tiếng quát tháo của Ngọc Hoàng dữ dội làm cho mọi người sợ hãi. Người đàn bà nấu bếp cúi đầu nhận tội và bị đày xuống trần, bắt phải làm chổi để phải làm việc luôn tay không nghỉ và tìm thức ăn trong những rác rưởi dơ bẩn của trần gian.

Lâu về sau, thấy phạm nhân bày tỏ là phải làm khổ sai ngày này qua tháng khác không lúc nào được nghỉ, Ngọc Hoàng thương tình ra lệnh cho nghỉ ba ngày trong một năm. Ba ngày đó là ba ngày Tết Nguyên đán. Bởi vậy đời sau trong dịp Tết Nguyên đán, người ta có tục lệ kiêng không quét nhà để cho chổi được nghỉ.

Ý kiến chuyên gia

Theo quan niệm của người xưa, quét nhà vào những ngày đầu xuân là quét đi những tài lộc, thì xem như năm đó gia cảnh sẽ nghèo túng, khánh kiệt. Khi hốt rác trong nhà đổ đi thì thần Tài sẽ đi mất. Vì vậy, mọi người thường chỉ quét nhà nhưng lại không quét ra ngoài cửa. Thay vào đó, vào ngày cuối cùng của năm cũ, mọi người trong gia đình sẽ tổng vệ sinh nhà cửa thật sạch sẽ để đón năm mới.

Theo nhóm tác giả PGS Lê Trung Vũ, Lê Huỳnh Lý, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Dương, Lưu Kiếm Thanh, Hồ Tường trong Nghi lễ vòng đời người, viết: "Tục này là do ở trong Sưu thần ký có chuyện người lái buôn tên là Âu Minh đi qua hồ Thanh Thảo. Thủy thần cho một con hầu tên là Như Nguyệt, đem về nhà vài năm thì giàu to. Đến sau, một hôm, nhân ngày mùng một Tết, đánh nó, nó chui vào đống rác mà biến mất, từ đó nhà chàng kia lại nghèo đi. Bởi thế ta theo tục Tàu, kiêng không dám hốt rác trong mấy ngày Tết. Tuy nhiên hiện nay người ta chỉ còn kiêng đến hết ngày mùng một thì thôi".

Ngoài việc lý giải kiêng kị quét nhà trong 3 ngày Tết, VnDoc còn cung cấp các bài văn khấn mẫu bởi các gia đình vẫn thường chuẩn bị cúng Tất niên và cúng giao thừa vào những ngày cuối năm. Mời các bạn tham khảo bài văn khấn Tất niên 2022, văn cúng giao thừa 2022 dưới đây.