Hướng dẫn cách lập dự toán xây dựng

Quy trình lập dự toán năm 2020 chi tiết giúp quá trình lập dự toán trở nên đơn giản hơn. Việc cập nhật Thông tư, nghị định, định mức theo công bố của Bộ Xây dựng, Chính Phủ. Quy trình lập dự toán thời điểm 15/02/2020 thay đổi mới nhất

Quy trình lập dự toán năm 2020 mới nhất

Quy trình lập dự toán vẫn giữ nguyên nhưng cơ sở định mức đã thay đổi áp dụng từ 15/02/2020

Hướng dẫn lập dự toán đầy đủ theo một trình quy trình gồm 8 bước :

Bước 1: Xác định đơn giá tỉnh, thành phố áp dụng

Bước 2: Nhập dữ liệu đầu vào theo tiên lượng

Bước 3: Điều chỉnh giá vật liệu tại thời điểm thi công

Bước 4: Áp giá nhân công theo văn bản hướng dẫn hiện hành

Bước 5: Tính giá ca máy thiết bị thi công

Bước 6: Tính giá dự thầu

Bước 7: Tính giá dự toán

Bước 8: Chọn loại công trình , cấp công trình

Đây là quy trình lập dự toán cơ bản tuy nhiên rất nhiều cơ sở định mức đã thay đổi cuối năm 2019. Thời gian có hiệu lực áp dụng từ tháng 2 năm 2020 nên các bạn cần chú ý trong quá trình lập dự toán

Ứng dụng lập dự toán xây dựng công trình Phần mềm dự toán Eta miễn phí truy cập https://phanmemeta.com

Hệ thống cơ sở thông tư định mức năm 2020

Tổng hợp bộ Thông tư, định mức mới Bộ Xây dựng ban hành ngày 26/12/2019 Hiệu lực áp dụng từ ngày 15/02/2020

1. Thông tư số 09/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng Chi tiết xem tại đây

2. Thông tư số 10/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 Ban hành bộ định mức xây dựng công trình

3. Thông tư số 11/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 Hướng dẫn xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng

4. Thông tư số 15/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 Hướng dẫn xác định đơn giá nhân công xây dựng

5. Thông tư số 16/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 Hướng dẫn xác định chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng

6. Thông tư số 18/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 Hướng dẫn quy đổi vốn đầu tư xây dựng

Các thông tư ra đời 26/12/2019 làm thay đổi cơ sở xác định chi phí quản lý đầu tư xây dựng. Người dùng lập dự toán cần chú ý để xác định giá trị dự toán dự thầu

Hướng dẫn cách lập dự toán xây dựng

Quy trình lập dự toán năm 2020

Quy trình lập dự toán năm 2020 của Bộ Xây dựng

Có rất nhiều thông tư mới ra đời liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị công trình. Trong thời gian chuyển giao áp dụng giữa thông tư mới và thông tư cũ người lập cần chú ý

Dự án đầu tư xây dựng đã phê duyệt trước ngày Nghị định 68/NĐ-CP có hiệu lực và đang triển khai thì tiếp tục thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng (bao gồm cả việc điều chỉnh tổng mức đầu tư, điều chỉnh dự toán xây dựng) theo quy định của Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 23 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

Việc xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong giai đoạn chuyển tiếp quy định tại khoản 1 và 2 Điều 36 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP, được quy định cụ thể tại Điều 26 Thông tư 09/2019/TT-BXD như sau:

Dự án đầu tư xây dựng đã triển khai là dự án đã có quyết định đầu tư và đã triển khai các công việc sau khi dự án được phê duyệt như: đã thực hiện khảo sát phục vụ thiết kế xây dựng sau thiết kế cơ sở; đã lựa chọn nhà thầu thực hiện thiết kế xây dựng sau thiết kế cơ sở.

Trên đây là Quy trình lập dự toán xây dựng công trình năm 2020. Trong quá trình lập dự toán các bạn chú ý áp dụng để xác định giá trị dự toán chi phí quản lý dự án cho phù hợp

Số điện thoại tư vấn hỗ trợ giải đáp vướng mắc Hotline 0965635638

Video hướng dẫn chi tiết xem TẠI ĐÂY

GIÁO TRÌNH lập dự toán theo Thông tư 10/2019/TT-BXD của Bộ Xây dựng

Hotline: 0965635638

Khóa học gồm 7 video + Giáo trình chi tiết

Tổng quan về khóa học

Video 1. Tổng quan về các nghị định cần áp dụng, Ứng dụng phần mềm lập dự toán xây dựng
https://youtu.be/8myH5TBIDR8 Video 2. Nhập liệu Tiên Lượng ( Bóc khối lượng Dự toán )

https://youtu.be/kkavZK2ulTk

Video 3. Điều chỉnh giá Vật liệu + Xác định cước vận chuyển

https://youtu.be/XRqu8FK1Sbo

Video 4: Xác định giá nhân công

Video 5: Tính giá ca máy

Video 6: Xác Định giá Dự Toán – Dự Thầu

Video 7: Xác định Tổng mức đầu tư

Chi tiết các buổi xem tại đây

Buổi 1. Xác định các thông tư nghị định cần áp dụng lập dự toán tại thời điểm sau 15/2/2020

1. Thông tư 10/2019/TT-BXD của Bộ Xây dựng . Ban hành tập định mức dự toán xây dựng công trình gồm: Phần Xây dựng, Lắp đặt, Khảo sát, Sữa chữa, Thí nghiệm vật liệu

Thay thế Tập định mức cũ gồm:

định mức 1776, 1777, 1129, 1149,1169

2. Thông tư 15/2019/TT-BXD của Bộ Xây dựng. Hướng dẫn xác định đơn giá nhân công xây dựng

Thay thế Thông tư 05/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng

3. Thông tư 11/2019/TT-BXD của Bộ Xây dựng. Ban hành định mức ca máy và thiết bị thi công xây dựng

Thay thế Quyết định 1134/2015/QĐ-BXD ngày 28/10/2015 của Bộ Xây dựng

4. Thông tư 09/TT-BXD của Bộ Xây dựng. Xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Thay thế Thông tư 06/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng ngày 10/3/2016

Hướng dẫn xác định và quản lý chi phí cho 5 loại công trình gồm:

a, Công trình dân dụng

b, Công trình hạ tầng kỹ thuật

c, Công trình công nghiệp

d, Công trình giao thông

e, Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn ( công trình thủy lợi )

5. Thông tư 16/TT-BXD của Bộ Xây dựng. Hướng dẫn xác định tổng mức đầu tư xây dựng

Thay thế Quyết định 79/2017/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng

Hướng dẫn quy trình lập dự toán mới nhất năm 2020 Xem tại đây

Dự toán chi phí xây dựng – Nắm được cách tính chi phí xây dựng là gần như đã hoàn thành được 50% quá trình hoàn thiện quá trình lập dự toán xây dựng hãy cùng Kế toán Việt Hưng tìm hiểu chi tiết các công thức mẫu biểu bảng tính lập dự toán chi phí xây dựng đúng quy định Bộ xây dựng tránh gặp sai xót qua bài viết ngay dưới đây.

Hướng dẫn cách lập dự toán xây dựng
[PHẦN 1] Cách tính dự toán chi phí xây dựng công trình mới nhấtPHƯƠNG PHÁP TÍNH THEO KHỐI LƯỢNG VÀ GIÁ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

1. Cách tính dự toán chi phí xây dựng theo khối lượng và đơn giá xây dựng

– Khối lượng các công tác xây dựng được xác định từ hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công hoặc thiết kế FEED, các chỉ dẫn kỹ thuật, yêu cầu kỹ thuật, nhiệm vụ công việc phải thực hiện của dự án, công trình, hạng mục công trình.

–  Đơn giá xây dựng chi tiết của công trình gồm: đơn giá không đầy đủ (bao gồm chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy và thiết bị thi công) hoặc đơn giá đầy đủ (gồm chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy và thiết bị thi công, chi phí gián tiếp và thu nhập chịu thuế tính trước). Chủ đầu tư căn cứ vào đặc điểm, tính chất và điều kiện cụ thể của từng công trình, gói thầu để quyết định việc sử dụng đơn giá xây dựng chi tiết không đầy đủ hoặc đầy đủ để xác định dự toán xây dựng.

Hướng dẫn cách lập dự toán xây dựng
Bảng tổng hợp giá xây dựng công trình

Ghi chú:

  • Mã hiệu đơn giá, mã hiệu vật liệu, nhân công, máy thi công thể hiện bằng số và được thống nhất với mã hiệu định mức được cơ quan có thẩm quyền ban hành.
  • Trường hợp xác định giá xây dựng tổng hợp đầy đủ thì bao gồm cả chi phí gián tiếp, thu nhập chịu thuế tính trước.

2. Cách tính dự toán chi phí xây dựng theo theo khối lượng và giá xây dựng tổng hợp

2.1. Khối lượng công tác xây dựng được xác định từ hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công hoặc thiết kế FEED, các chỉ dẫn kỹ thuật, yêu cầu kỹ thuật, nhiệm vụ công việc phải thực hiện của công trình, hạng mục công trình và được tổng hợp theo nhóm, loại công tác xây dựng để tạo thành một đơn vị kết cấu hoặc bộ phận của công trình.

2.2. Giá xây dựng tổng hợp được lập tương ứng với danh mục và nội dung của khối lượng nhóm loại công tác xây dựng, đơn vị kết cấu, bộ phận của công trình.

– Giá xây dựng tổng hợp gồm: giá xây dựng tổng hợp không đầy đủ (bao gồm chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy và thiết bị thi công) hoặc giá xây dựng tổng hợp đầy đủ (bao gồm chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy và thiết bị thi công, chi phí gián tiếp và thu nhập chịu thuế tính trước) được lập trên cơ sở đơn giá xây dựng chi tiết của công trình. Chủ đầu tư căn cứ vào đặc điểm, tính chất và điều kiện cụ thể của từng công trình, gói thầu để quyết định việc sử dụng giá xây dựng tổng hợp không đầy đủ hoặc đầy đủ để xác định dự toán xây dựng.

– Giá xây dựng tổng hợp được tổng hợp theo Bảng 3.3 Phụ lục 3 Thông tư số 09/2019/TT-BXD (mẫu bảng trên)

– Phương pháp lập giá xây dựng công trình theo hướng dẫn tại Phụ lục số 4 ban hành kèm theo Thông tư số 09/2019/TT-BXD.

Chi phí xây dựng tính theo khối lượng và đơn giá xây dựng chi tiết của công trình không đầy đủ và giá xây dựng tổng hợp không đầy đủ được xác định và tổng hợp theo Bảng 3.1 Phụ lục 1 Thông tư số 02/2020/TT-BXD.

Hướng dẫn cách lập dự toán xây dựng
Bảng tổng dự toán xây dựng theo đơn giá

Trong đó:

– Trường hợp chi phí vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công được xác định theo khối lượng và giá xây dựng tổng hợp không đầy đủ:

+ Qj là khối lượng một nhóm danh mục công tác hoặc một đơn vị kết cấu, bộ phận thứ j của công trình (dự toán chi phí xây dựng)

+ Djvl, Djnc, Djm là chi phí vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công trong giá xây dựng tổng hợp một nhóm danh mục công tác hoặc một đơn vị kết cấu, bộ phận thứ j của công trình

– Trường hợp chi phí vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công được xác định theo cơ sở khối lượng và đơn giá xây dựng chi tiết của công trình không đầy đủ:

+ Qj là khối lượng công tác xây dựng thứ j

+ Djvl, Djnc, Djm là chi phí vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công trong đơn giá xây dựng chi tiết của công trình đối với công tác xây dựng thứ j

Chi phí vật liệu (Djvl), chi phí nhân công (Djnc), chi phí máy và thiết bị thi công (Djm) trong đơn giá xây dựng chi tiết của công trình không đầy đủ và giá xây dựng tổng hợp không đầy đủ được tính toán và tổng hợp theo Bảng 3.4 Phụ lục này.

+ Định mức tỷ lệ chi phí gián tiếp và thu nhập chịu thuế tính trước được quy định tại Bảng 3.7, Bảng 3.8, Bảng 3.9, Bảng 3.10 và Bảng 3.11 Phụ lục 3 Thông tư số 09/2019/TT-BXD.

CHÚ Ý:

3. Bổ sung vào cuối mục ghi chú Bảng 3.7 như sau:

Đối với dự toán xây dựng xác định theo từng công trình, từng gói thầu theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP và điểm a khoản 1 Điều 11 Thông tư này, thì chi phí chung của dự toán công trình, dự toán gói thầu xây dựng được xác định bằng định mức tỷ lệ (%) nhân chi phí trực tiếp trong dự toán công trình, dự toán gói thầu xây dựng. Trong đó, định mức tỷ lệ (%) chi phí chung được xác định theo hướng dẫn tại Bảng 3.7 Phụ lục này được điều chỉnh với hệ số k=0,9, trừ các dự toán xây dựng có chi phí trực tiếp trên 1.000 tỷ đồng.”.

4. Bổ sung mục ghi chú vào cuối Bảng 3.9 như sau:

“Ghi chú:

Đối với dự toán xây dựng xác định theo từng công trình, từng gói thầu theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP và điểm a khoản 1 Điều 11 Thông tư này, thì chi phí nhà tạm để ở và điều hành thi công của dự toán công trình, dự toán gói thầu xây dựng được xác định bằng định mức tỷ lệ (%) nhân chi phí trực tiếp trong dự toán công trình, dự toán gói thầu xây dựng. Trong đó, định mức tỷ lệ (%) chi phí nhà tạm để ở và điều hành thi công được xác định theo hướng dẫn tại Bảng 3.9 Phụ lục này được điều chỉnh với hệ số k=0,9, trừ dự toán xây dựng có chi phí trực tiếp trên 1.000 tỷ đồng.”.

(Theo Thông tư số 02/2020/TT-BXD)

+ LT: chi phí nhà tạm để ở và điều hành thi công;+ TT: chi phí một số công việc không xác định được khối lượng từ thiết kế

+ GTk: chi phí gián tiếp khác (dự toán chi phí xây dựng)

+ G: chi phí xây dựng công trình, hạng mục công trình, bộ phận, phần việc, công tác trước thuế

+ TGTGT-XD: mức thuế suất thuế GTGT quy định cho công tác xây dựng

+ Knc: hệ số nhân công làm đêm (nếu có) và được xác định như sau:

 Knc = 1 + tỷ lệ khối lượng công việc phải làm đêm x 30% (đơn giá nhân công của công việc làm việc vào ban đêm)

+ Km: hệ số máy thi công làm đêm (nếu có) và được xác định như sau:

Km = 1 – g + g x Knc

Trong đó: g là tỷ lệ tiền lương bình quân trong giá ca máy.

Khối lượng công việc phải làm đêm được xác định theo yêu cầu tiến độ thi công xây dựng của công trình và được chủ đầu tư thống nhất.

Chi phí xây dựng tính theo khối lượng và đơn giá xây dựng chi tiết của công trình đầy đủ và giá xây dựng tổng hợp đầy đủ được xác định và tổng hợp theo Bảng 3.2 Phụ lục 3 Thông tư số 09/2019/TT-BXD.

Hướng dẫn cách lập dự toán xây dựng
Bảng tổng dự toán xây dựng theo đơn giá & giá xây dựng

Trong đó:

– Trường hợp chi phí xây dựng được xác định trên cơ sở khối lượng và giá xây dựng tổng hợp đầy đủ:

+ Qi là khối lượng một nhóm công tác hoặc một đơn vị kết cấu, bộ phận thứ i của công trình (i=1¸n);

+ Di là giá xây dựng tổng hợp đầy đủ (bao gồm chi phí trực tiếp về vật liệu, nhân công, máy thi công, chi phí gián tiếp và thu nhập chịu thuế tính trước) để thực hiện một nhóm công tác hoặc một đơn vị kết cấu, bộ phận thứ i của công trình.

– Trường hợp chi phí xây dựng được xác định trên cơ sở khối lượng và đơn giá xây dựng chi tiết của công trình đầy đủ:

+ Qi là khối lượng công tác xây dựng thứ i của công trình (i=1¸n)

+ Di là đơn giá xây dựng công trình đầy đủ (bao gồm chi phí trực tiếp về vật liệu, nhân công, máy thi công, chi phí gián tiếp và thu nhập chịu thuế tính trước) để thực hiện công tác xây dựng thứ i của công trình

+ G: chi phí xây dựng công trình trước thuế (dự toán chi phí xây dựng)

+ TGTGT-XD: mức thuế suất thuế giá trị gia tăng quy định cho công tác xây dựng

+ GXD: chi phí xây dựng công trình sau thuế

Trường hợp chi phí xây dựng lập cho bộ phận, phần việc, công tác thì chi phí xây dựng sau thuế trong dự toán công trình, hạng mục công trình được xác định theo công thức sau:

Hướng dẫn cách lập dự toán xây dựng

Trong đó:

gi: chi phí xây dựng sau thuế của bộ phận, phần việc, công tác thứ i của công trình, hạng mục công trình (i=1¸n).

Trên cơ sở mức độ tổng hợp hoặc chi tiết của các khối lượng công tác xây dựng xác định theo mục 2.1 và mục 2.2 trên để có thể kết hợp sử dụng đơn giá xây dựng chi tiết của công trình và giá xây dựng tổng hợp để xác định chi phí xây dựng trong dự toán xây dựng công trình.

THAM KHẢO: Hơn 60 Khoá học kế toán Online 1 kèm 1 Trực tiếp

Trên đây Kế toán Việt Hưng chia sẻ  Cách tính dự toán chi phí xây dựng công trình mới nhất phần 1 theo quy định Bộ Xây dựng cùng đón xem phần 2 để dowload những mẫu bảng biểu cập nhật mới nhất – Tự hào là trung tâm đào tạo kế toán Online 15 năm kinh nghiệm đào tạo hơn 20.000 học viên toàn quốc & mảng kế toán xây dựng là thế mạnh của Chúng tôi CAM KẾT KHÔNG HIỆU QUẢ HOÀN PHÍ!