Nội dung của mục đích xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân không gồm nội dung nào

Xây dựng nền Quốc phòng toàn dân vững mạnh là một chủ trương chiến lược của Đảng và Nhà nước ta, nhằm tạo ra sức mạnh để ngăn ngừa, đẩy lùi, đánh bại mọi âm mưu, hành động xâm hại phá hại công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Vậy Quốc phòng toàn dân là gì lại có một vai trò quan trọng như vậy?

Khoản 1 Điều 7 Luật Quốc phòng 2018 quy định: “ Nền quốc phòng toàn dân là sức mạnh quốc phòng của đất nước, được xây dựng trên nền tảng chính trị, tinh thần, nhân lực, vật lực, tài chính, mang tính chất toàn dân, toàn diện, độc lập, tự chủ, tự cường.”

Quốc phòng toàn dân là nền quốc phòng mang tính chất “vì dân, do dân, của dân”, phát triển theo phương hướng toàn dân, toàn diện, độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường và ngày càng hiện đại, kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng và an ninh, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí, điều hành của Nhà nước, do nhân dân làm chủ, nhằm giữ vững hoà bình, ổn định của đất nước, sẵn sàng đánh bại mọi hành động xâm lược và bạo loạn lật đổ của các thế lực đế quốc, phản động; bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc, đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên và toàn dân cần nhận thức sâu sắc để đồng tâm, hợp lực.

Nội dung của mục đích xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân không gồm nội dung nào

Đặc trưng của nền Quốc phòng toàn dân

Thứ nhất: Nền quốc phòng toàn dân chỉ có mục đích duy nhất là tự vệ chính đáng

Đặc trưng thể hiện sự khác nhau về bản chất trong xây dựng nền quốc phòng của những quốc gia có độc lập chủ quyền đi theo con đường xã hội chủ nghĩa với các nước khác.

Chúng ta xây dựng nền quốc phòng vững mạnh là để tự vệ, chống lại thù trong, giặc ngoài, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân dân.

Thứ hai: Là nền quốc phòng vì dân, của dân và do toàn thể nhân dân tiến hành

Đặc trưng vì dân, của dân, do dân của nền quốc phòng nước ta là thể hiện truyền thống, kinh nghiệm của dân tộc ta trong lịch sử dựng nước và giữ nước.

Đặc trưng vì dân, của dân, do dân và mục đích tự vệ của nền quốc phòng cho phép huy động mọi người, mọi tổ chức, mọi lực lượng đều thực hiện xây dựng nền quốc phòng và đấu tranh quốc phòng. Đồng thời, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, an ninh phải xuất phát từ lợi ích, nguyện vọng và khả năng của nhân dân.

Thứ ba: Đó là nền quốc phòng có sức mạnh tổng hợp do nhiều yếu tố tạo thành

Sức mạnh tổng hợp của nền quốc phòng, an ninh nước ta tạo thành bởi rất nhiều yếu tố như chính trị, kinh tế, văn hoá, tư tưởng, khoa học, quân sự, an ninh,… cả ở trong nước, ngoài nước, của dân tộc và của thời đại, trong đó những yếu tố bên trong của dân tộc bao giờ cũng giữ vai trò quyết định. Sức mạnh tổng hợp của nền quốc phòng toàn dân là cơ sở, tiền đề và là biện pháp để nhân dân đánh thắng kẻ thù xâm lược.

Thứ tư: Nền quốc phòng toàn dân được xây dựng toàn diện và từng bước hiện đại

Việc tạo ra sức mạnh quốc phòng không chỉ ở sức mạnh quân sự, an ninh mà phải huy động được sức mạnh của toàn dân về mọi mặt chính trị, quân sự, an ninh, kinh tế, văn hoá, khoa học. Phải kết hợp hữu cơ giữa quốc phòng với các mặt hoạt động xây dựng đất nước, kết hợp chặt chẽ giữa quốc phòng, an ninh với hoạt động đối ngoại.

Xây dựng nền quốc phòng toàn diện phải đi đôi với xây dựng nền quốc phòng hiện đại là một tất yếu khách quan. Xây dựng quân đội nhân dân, công an nhân dân từng bước hiện đại. Kết hợp giữa xây dựng con người có giác ngộ chính trị, có tri thức với vũ khí trang bị kĩ thuật hiện đại. Phát triển công nghiệp quốc phòng, từng bước trang bị hiện đại cho các lực lượng vũ trang nhân dân. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh.

Nội dung cơ bản xây dựng nền quốc phòng toàn dân

Khoản 2 Điều 7 Luật Quốc phòng 2018 quy định nội dung cơ bản xây dựng nền quốc phòng toàn dân bao gồm:

a) Xây dựng chiến lược bảo vệ Tổ quốc, kế hoạch phòng thủ đất nước; nghiên cứu phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân và hệ thống chính trị vững mạnh;

b) Xây dựng thực lực, tiềm lực quốc phòng; xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh, có sức chiến đấu cao, làm nòng cốt bảo vệ Tổ quốc;

c) Xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật; phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh, khoa học, công nghệ quân sự; huy động tiềm lực khoa học, công nghệ của Nhà nước và Nhân dân phục vụ quốc phòng; ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ quân sự phù hợp để xây dựng đất nước;

d) Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch bảo đảm nhu cầu dự trữ quốc gia cho quốc phòng; chuẩn bị các điều kiện cần thiết bảo đảm động viên quốc phòng;

đ) Xây dựng phòng thủ quân khu, khu vực phòng thủ vững chắc toàn diện, hợp thành phòng thủ đất nước; củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh ở các vùng chiến lược, trọng điểm, biển, đảo, khu vực biên giới, địa bàn xung yếu; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân trong phạm vi cả nước;

e) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, biện pháp về chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng;

g) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, biện pháp phòng thủ dân sự trong phạm vi cả nước;

h) Đối ngoại quốc phòng;

i) Kết hợp quốc phòng với kinh tế – xã hội và kinh tế – xã hội với quốc phòng; kết hợp quốc phòng với an ninh, đối ngoại;

k) Xây dựng và bảo đảm chế độ, chính sách đối với lực lượng vũ trang nhân dân, thân nhân của người phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân;

l) Tuyên truyền, phổ biến đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng; thực hiện giáo dục quốc phòng và an ninh.

Trên đây là các nội dung liên quan đến Quốc phòng toàn dân là gì? Hy vọng các thông tin này hữu ích và giúp bạn giải đáp thắc mắc.

Quốc phòng Việt Nam là nền quốc phòng toàn dân, bao gồm tổng thể các hoạt động về chính trị, kinh tế, ngoại giao, quân sự, văn hóa, khoa học… của nhà nước và nhân dân để tạo nên sức mạnh toàn diện, cân đối, đồng bộ, trong đó sức mạnh quân sự là đặc trưng, lực lượng vũ trang là nòng cốt, nhằm giữ vững hòa bình, ổn định đất nước, ngăn chặn các hoạt động phá hoại, gây chiến, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, đồng thời sẵn sàng đánh bại chiến tranh xâm lược dưới mọi hình thức và quy mô. Nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân là gì? Mời bạn đọc nội dung bài viết dưới đây của Luật sư X.

Nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân là?

Xây dựng nền quốc phòng toàn dân nhằm nâng cao sức mạnh quốc phòng của đất nước, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ chế độ, bảo vệ mọi thành quả cách mạng, bảo vệ sự nghiệp đổi mới; đồng thời ngăn chặn, đẩy lùi âm mưu, thủ đoạn bạo loạn lật đổ, xung đột vũ trang, chiến tranh xâm lược, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế, xã hội của đất nước và sẵn sàng đánh thắng mọi cuộc chiến tranh xâm lược của các thế lực thù địch.

Nội dung của mục đích xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân không gồm nội dung nào
Nội dung của mục đích xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân không gồm nội dung nào
Nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân là gì?

Xây dựng nền quốc phòng toàn dân là chủ trương chiến lược, xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta, nhằm tăng cường sức mạnh quốc phòng, khả năng phòng thủ, bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong mọi tình huống. Vì vậy, các cấp, ngành, lực lượng, địa phương cần tiếp tục nghiên cứu, quán triệt, triển khai thực hiện hiệu quả chủ trương này trong thực tiễn.

Quán triệt sâu sắc đường lối quốc phòng, quân sự của Đảng, nhất là chủ trương xây dựng nền quốc phòng toàn dân, những năm qua, các cấp, ngành, địa phương, lực lượng vũ trang và toàn dân đã thực hiện đồng bộ các chủ trương, giải pháp trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân đạt nhiều kết quả quan trọng, góp phần tăng cường sức mạnh quốc phòng cả về tiềm lực, lực lượng và thế trận, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, bảo vệ vững chắc từng địa bàn, hướng chiến lược và cả nước.

Quan điểm chỉ đạo chiến lược này vừa kế thừa một cách xuất sắc truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc, vừa thể hiện sự sáng suốt, tài tình và sáng tạo của Đảng ta, trong bối cảnh đất nước và quốc tế có nhiều biến đổi to lớn, phức tạp và khó lường. Mỗi cán bộ, đảng viên và toàn dân cần nhận thức sâu sắc và đồng tâm, hợp lực xây dựng nền QPTD ngày càng vững mạnh, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Cụ thể hóa về vấn đề này, Luật Quốc phòng xác định rõ: “Nền QPTD là sức mạnh quốc phòng của đất nước, được xây dựng trên nền tảng chính trị, tinh thần, nhân lực, vật lực, tài chính, mang tính chất toàn dân, toàn diện, độc lập, tự chủ, tự cường”. Qua đó cho thấy, Luật Quốc phòng đã chỉ rõ nền tảng và tính chất của nền QPTD nước ta. Đó là một nền quốc phòng vừa thể hiện một cách sâu sắc, nhất quán cốt cách truyền thống của dân tộc, vừa phát huy được mọi yếu tố vật chất và tinh thần của quốc gia và quốc tế trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến động phức tạp, khó lường, hiện nay, Đảng, Nhà nước ta luôn nhất quán khẳng định, xây dựng nền QPTD vững mạnh là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị, trong đó, Quân đội nhân dân (QĐND) là lực lượng nòng cốt. Nền quốc phòng của chúng ta là nền quốc phòng mang tính chất hòa bình, tự vệ và mang bản chất của chế độ XHCN. Nhiệm vụ của nền quốc phòng không chỉ bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc mà còn phải bảo vệ Đảng, bảo vệ nhân dân, bảo vệ chế độ XHCN; giữ vững hòa bình, ổn định chính trị, bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; chủ động đấu tranh ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, hành động chống phá của các thế lực thù địch đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời thường nhắc nhở: Phải xây dựng nền QPTD, toàn diện; nghĩa là nhân dân phải là chủ thể của nền quốc phòng, mọi người dân đều có trách nhiệm và nghĩa vụ tham gia xây dựng nền quốc phòng vững mạnh toàn diện. Tính chất toàn dân, toàn diện trong xây dựng nền quốc phòng có mối quan hệ nhân-quả, tạo tiền đề cho nhau và là cơ sở tạo nên sức mạnh tổng hợp của nền QPTD, tạo môi trường thuận lợi để xây dựng và phát triển đất nước; đồng thời sẵn sàng đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân không gồm nội dung nào?

Nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân không gồm nội dung nào sau đây?a. Kết hợp phát triển mạnh về kinh tế xã hội với tăng cường sức mạnh quốc phòng.b. Trong chiến tranh đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược.c. Trong hòa bình bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.

d. Đánh bại mọi âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch.

Đáp án cho câu hỏi trên là phương án A.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn về Nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân là gì?“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Quý khách hàng nếu có thắc mắc về đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân, dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu, hồ sơ tạm ngừng kinh doanh hay tìm hiểu về mẫu giấy xác nhận tình trạng độc thân để nhận được tư vấn nhanh chóng giải quyết vấn đề pháp lý qua hotline: 0833 102 102 hoặc các kênh sau:

Xây dựng nền quốc phòng toàn dân ở nước ta nhằm mục đích gì?

Xây dựng nền quốc phòng toàn dân ở nước ta nhằm mục đích:
Sẵn sàng đánh bại mọi hành động xâm lược và bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch.

Một trong những đặc điểm của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân là gì?

Một trong những đặc điểm của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân là nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân của dân, do dân và vì dân.

Một trong những nội dung xây dựng tiềm lực của nền quốc phòng toàn dân là gì?

Một trong những nội dung xây dựng tiềm lực của nền quốc phòng toàn dân là: Xây dựng tiềm lực quân sự, an ninh.

5 ra khỏi 5 (1 Phiếu bầu)