Mẫu bản cam kết về an ninh trật tự

Mẫu giấy cam kết về an ninh trật tự là gì? Mẫu giấy cam kết về an ninh trật tự? Hướng dẫn soạn thảo mẫu giấy cam kết về an ninh trật tự? Một số quy định về an ninh trật tự?

An ninh trật tự là thành quả của trạng thái xã hội ổn định, bền vững phát triển kinh tế-xã hội Quốc gia, đồng thời cũng được quản lý và điều chỉnh bởi những hệ thống quy phạm được kết hợp từ pháp luật, chính trị và đạo đức. Và cũng chính trạng thái xã hội mà tất cả mọi người đều mong muốn có được. Thực tế thì trật tự an toàn xã hội và an ninh chính trị cũng chính là hai bộ phận nòng cốt và chủ yếu của an ninh của một quốc gia, nắm giữ nhiều mối liên hệ mật thiết với chất lượng cuộc sống của nhân dân.

Là những biểu hiện của sự ổn định, duy trì và phát triển trật tự và bảo vệ đất nước trong chế độ xã hội trong đất nước. Đồng thời sẽ giúp cho nhân dân có thể sống trong môi trường hòa bình, văn minh, an toàn, bình yên và thoát khỏi được các mối đe dọa của những đối tượng. Vậy mấu giấy về an ninh trật tự là gì?

Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568

Mục lục bài viết

  • 1 1. Mẫu giấy cam kết về an ninh trật tự là gì?
  • 2 2. Mẫu giấy cam kết về an ninh trật tự chi tiết nhất:
  • 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu giấy cam kết về an ninh trật tự:
  • 4 4. Một số quy định về an ninh trật tự:
    • 4.1 4.1. Điều kiên an ninh trật tự đối với ngành nghề đầu tư kinh doanh:
    • 4.2 4.2. Các hành vi bị nghiêm cấm:

Mẫu giấy cam kết về an ninh trật tự là mẫu biên bản cam kết của cá nhân, tổ chức được lập ra để cam kết về vấn đề an ninh trật với cơ quan có thẩm quyền.

Mẫu giấy cam kết về an ninh trật tự thể hiện ý chí của cá nhân gửi tới cơ quan có thẩm quyền để cam kết về an ninh trật tự.

2. Mẫu giấy cam kết về an ninh trật tự chi tiết nhất:

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————

BẢN CAM KẾT ĐẢM BẢO AN NINH TRẬT TỰ

Kính gửi: …

Xem thêm: An ninh trật tự là gì? Nội dung và phương pháp quản lý nhà nước về an ninh trật tự

Tôi là : … sinh năm …Quốc tịch …

Số CMND (hoặc hộ chiếu) …

Do …cấp ngày…tháng …năm …

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: …

Nơi đăng ký hộ khẩu tạm trú: …

Là: …

Cơ sở kinh doanh: …

Địa chỉ: …

Xem thêm: Thủ tục xin giấy phép an ninh trật tự

Giấy chứng nhận ĐKKD số … do …  cấp ngày… tháng …năm …

Ngành nghề kinh doanh: …

Chấp hành Nghị định số … ngày … của Chính phủ, tôi cam kết thực hiện đầy đủ các quy định, điều kiện về an ninh trật tự như sau:

1. Đảm bảo đầy đủ các điều kiện của chủ thể, điều kiện về cơ sở kinh doanh như quy định tại Điều 4 của Nghị định.

2. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, chấp hành đầy đủ các quy định tại Điều …. của Nghị định … và mục … của Thông tư số … ngày … của Bộ Công an.

3. Chấp hành đầy đủ các quy định tại các văn bản pháp luật khác của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam có liên quan đến ngành nghề mà cơ sở đang hoạt động kinh doanh.

4. Khi cơ sở kinh doanh có thay đổi các điều kiện về an ninh trật tự sẽ có văn bản báo cáo ngay cho cơ quan Công an nơi đã nhận bản cam kết này.

Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã cam kết trên đây.

Xem thêm: Kinh doanh karaoke không có giấy an ninh trật tự xử phạt ra sao?

Bản cam kết này lập thành 2 bản, cơ quan Công an giữ một bản và cơ sở kinh doanh giữ một bản .

….ngày … tháng … năm …

   CÔNG AN ….

(Ký và ghi rõ họ tên)

3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu giấy cam kết về an ninh trật tự:

Phần kính gửi: ghi rõ tên cơ quan gửi bản cam kết;

Phần nội dung ghi rõ thông tin cá nhân như: sinh năm của người viết bản cam kết, Quốc tịch, Số CMND (hoặc hộ chiếu), nơi cấp ngày…tháng …năm …, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú; nơi đăng ký hộ khẩu tạm trú.

-Ghi cụ thể và đầy đủ thông tin của cơ sở kinh doanh như địa chỉ, giấy chứng nhận ĐKKD số … do …  cấp ngày… tháng …năm, ngành nghề kinh doanh;

4. Một số quy định về an ninh trật tự:

4.1. Điều kiên an ninh trật tự đối với ngành nghề đầu tư kinh doanh:

Theo Nghị định 96/2016/NĐ/CP quy định về an ninh trật tự đối với ngành nghề đầu tư kinh doanh như sau:

Xem thêm: Các ngành nghề xây dựng phương án bảo đảm an ninh, trật tự

Điều 7. Điều kiện về an ninh, trật tự áp dụng chung cho các ngành, nghề

1. Được đăng ký, cấp phép hoặc thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.

2. Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh phải không thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đối với người Việt Nam:

Đã bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng của Việt Nam hoặc của nước ngoài đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử.

Có tiền án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác do lỗi cố ý bị kết án từ trên 03 năm tù trở lên chưa được xóa án tích; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ; đang bị quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự theo quyết định của Tòa án.

Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; có quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian chờ thi hành quyết định; đang nghiện ma túy; đang được tạm hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa đủ thời hạn để được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính;

Điều 11. Điều kiện về an ninh, trật tự đối với kinh doanh dịch vụ bảo vệ

Xem thêm: Hành vi vi phạm các quy định về quản lý ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự

Ngoài điều kiện quy định tại Điều 7 Nghị định này, cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Là doanh nghiệp.

2. Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ phải có bằng tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên và không phải là người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ mà trong 24 tháng liền kề trước đó đã bị thu hồi không có thời hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự (trừ quy định tại khoản 2 Điều 22 Ngh định này).

3. Cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ của Việt Nam liên doanh với cơ sở kinh doanh nước ngoài:

Cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ của Việt Nam chỉ được liên doanh với cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ nước ngoài trong trường hợp cần đầu tư máy móc, phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ và chỉ được thực hiện dưới hình thức cơ sở kinh doanh nước ngoài góp vốn mua máy móc, phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ.

4. Cơ sở kinh doanh nước ngoài đầu tư góp vốn với cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ của Việt Nam:

a) Là doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ liên tục ít nhất 05 năm;

b) Người đại diện cho phần vốn góp của cơ sở kinh doanh nước ngoài là người chưa bị cơ quan pháp luật của nước ngoài nơi họ hoạt động kinh doanh xử lý về hành vi vi phạm có liên quan đến hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ từ cảnh cáo trở lên;

Xem thêm: Hỏi về những ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự

c) Phần vốn góp của cơ sở kinh doanh nước ngoài chỉ được sử dụng để mua máy móc, thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ. Số vn góp đầu tư của cơ sở kinh doanh nước ngoài ít nhất là 1.000.000 USD (một triệu đô la Mỹ). Việc định giá máy móc, thiết bị kỹ thuật do cơ quan quản lý nhà nước về giá có thẩm quyền từ cấp tỉnh trở lên thực hiện; chi phí định giá do cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ chi trả.

Như vậy, Đối với ngành nghề đầu tư kinh doanh thì doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện về an ninh, trật tự áp dụng chung cho các ngành, nghề. Ở từng trượng hợp ngành nghề cụ thể thì sẽ được quy định cụ thể khác nhau. Đối với kinh doanh dịch vụ bảo vệ thì  điều kiện về an ninh, trật tự áp dụng chung cho ngành nghề này là người kình doanh phải là doanh nghiệp và người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ phải có bằng tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên và không phải là người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ.

4.2. Các hành vi bị nghiêm cấm:

– Hoạt động kinh doanh khi chưa được cấp hoặc bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.

– Lợi dụng hoạt động ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự để thực hiện hành vi xâm hại đến an ninh, trật tự, trái với đạo đức, thuần phong, mỹ tục của dân tộc.

– Cho mượn, cho thuê, mua, bán Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.

– Làm giả Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; làm giả hồ sơ, tài liệu để đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; sửa chữa, tẩy xóa nội dung ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.

– Sử dụng dịch vụ bảo vệ để xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

– Hoạt động dịch vụ bảo vệ có sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực nhằm mục đích đe dọa, cản trở, gây khó khăn cho hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Xem thêm: Trách nhiệm của cá nhân làm ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự

– Tiến hành đòi nợ khi chưa có hợp đồng ủy quyền của chủ nợ; chưa có văn bản thông báo cho Công an xã, phường, thị trấn nơi tiến hành đòi nợ trước khi thực hiện đòi nợ.

– Cản trở hoặc không chấp hành công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm của cơ quan Công an hoặc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây khó khăn để không cấp hoặc cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự trái với quy định của Nghị định này; cản trở, gây phiền hà, xâm phạm quyền tự do kinh doanh của tổ chức, cá nhân; bao che các hành vi vi phạm pháp luật của người có liên quan đến hoạt động của cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự.

Như vậy, Khi kinh doanh dịch vụ ngành nghề  được đưa vào hoạt động thì cần phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự nếu trong trường hợp chưa được cấp hoặc bị thu hồi thì phải ngừng hoạt động. Doanh nghiệp khi kinh doanh ngành nghề này thì không được lợi dụng hoạt động ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự để thực hiện hành vi xâm hại đến an ninh, trật tự, trái với đạo đức, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, và những hành vi cấm khác được quy định rất cụ thể như đã nêu ở trên.