Lỗi phù hiệu xe tải phạt bao nhiêu năm 2024

Xe tải không dán, không có, hoặc có nhưng hết hạn phù hiệu thì có bị phạt khi tham gia giao thông không ? Mức phạt bao nhiêu tiền ? Thủ tục cấp phù hiệu xe tải và một số vướng mắc pháp lý cụ thể sẽ được Chúng tôi tư vấn và giải đáp như sau:

Lỗi phù hiệu xe tải phạt bao nhiêu năm 2024

Lỗi không dán phù hiệu xe bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, đối với xe kinh doanh vận tải không dán phù hiệu; mà lưu thông trên đường, không chỉ tài xế bị phạt mà ngay cả chủ xe cũng đồng thời bị xử phạt theo các mức sau:

  • Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 7 triệu đồng khi điều khiển xe không có; hoặc không gắn phù hiệu ô tô theo quy định về phù hiệu (đối với các xe có quy định phải gắn phù hiệu); hoặc có gắn phù hiệu nhưng đã hết giá trị sử dụng hoặc tự ý gắn phù hiệu ô tô không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
  • Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện quy định về phù hiệu không gắn phù hiệu ô tô; còn bị bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng. (Khoản 8 Điều 23).
  • Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng đối với cá nhân; từ 12 triệu đồng đến 16 triệu đồng đối với đơn vị giao phương tiện kinh doanh vận tải cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện vi phạm quy định về phù hiệu. (Khoản 9 Điều 30).

Như vậy, trường hợp xe kinh doanh vận tải không gắn phù hiệu thì cả tài xế và đơn vị kinh doanh vận tải đều bị xử phạt. Tuy nhiên trong các trường hợp sau đây, dù gắn phù hiệu xe nhưng vẫn bị phạt:

Trường hợp vẫn bị phạt khi có phù hiệu

Gắn phù hiệu xe đã hết giá trị sử dụng

Hiện nay, giá trị sử dụng của phù hiệu xe theo khoản 2 Điều 22 Nghị định 10/2020/NĐ-CP như sau:

– 07 năm: Phù hiệu cấp cho xe ô tô kinh doanh vận tải, phù hiệu cấp cho xe trung chuyển;

– Theo thời gian đề nghị của đơn vị kinh doanh vận tải: Từ 01 – 07 năm; nhưng không quá niên hạn sử dụng của phương tiện;

– Không quá 30 ngày: Phù hiệu “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH” cấp cho các xe tăng cường giải tỏa hành khách trong các dịp Tết Nguyên đán;

– Không quá 10 ngày: Phù hiệu “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH” cấp cho các xe tăng cường giải tỏa hành khách trong các dịp Lễ, Tết dương lịch và các kỳ thi trung học phổ thông Quốc gia, tuyển sinh đại học, cao đẳng.

Sử dụng phù hiệu không do cơ quan có thẩm quyền cấp

Theo Nghị định 10/2020/NĐ-CP, việc cấp phù hiệu xe sẽ do Sở Giao thông vận tải nơi đã cấp Giấy phép kinh doanh vận tải cho cơ sở kinh doanh đó thực hiện. Do đó, nếu phù hiệu được cấp bởi cơ quan khác sẽ bị coi là không đúng thẩm quyền.

Với các lỗi này, người điều khiển phương tiện; và chủ xe đều bị xử phạt như lỗi không gắn phù hiệu cho xe.

Những loại xe bắt buộc phải dán phù hiệu

Có 08 loại xe phải dán phù hiệu xe được quy định tại Nghị định 10/2020/NĐ-CP, bao gồm:

– Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải có phù hiệu “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH”;

– Xe ô tô sử dụng để vận tải trung chuyển hành khách phải có phù hiệu “XE TRUNG CHUYỂN”;

– Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt Phải có phù hiệu “XE BUÝT”;

– Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi phải có phù hiệu “XE TAXI”;

– Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng phải có phù hiệu “XE HỢP ĐỒNG”;

– Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ phải có phù hiệu “XE CÔNG-TEN-NƠ”;

– Xe ô tô đầu kéo kéo rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc kinh doanh vận tải hàng hóa phải có phù hiệu “XE ĐẦU KÉO”;- Xe ô tô tải kinh doanh vận tải hàng hóa thông thường và xe taxi tải phải có phù hiệu “XE TẢI”.

Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 7 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm d khoản 12 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau:

"...

7. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  1. Điều khiển xe chở hành khách không có hoặc không gắn phù hiệu (biển hiệu) theo quy định hoặc có nhưng đã hết giá trị sử dụng hoặc sử dụng phù hiệu (biển hiệu) không do cơ quan có thẩm quyền cấp.

8. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

  1. Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2, khoản 4 (trường hợp vượt trên 50% đến 100% số người quy định được phép chở của phương tiện); điểm c, điểm d, điểm e khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm h, điểm i, điểm k, điểm l, điểm m, điểm o, điểm q khoản 5; khoản 6; điểm b khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
  1. Thực hiện hành vi quy định tại khoản 7a Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng;”c) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều này (trường hợp vượt trên 100% số người quy định được phép chở của phương tiện) bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng;
  1. Thực hiện hành vi quy định tại điểm e khoản 6, điểm b khoản 7 Điều này bị tịch thu phù hiệu (biển hiệu) đã hết giá trị sử dụng hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp.

9. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

  1. Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều này (trường hợp chở hành khách) buộc phải bố trí phương tiện khác để chở số hành khách vượt quá quy định được phép chở của phương tiện;
  1. Thực hiện hành vi quy định tại điểm l khoản 3 Điều này (trường hợp thu tiền vé cao hơn quy định) buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính."

Như vậy, lỗi chưa gắn phù hiệu được xem là không gắn phù hiệu thì tài xế sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng. Ngoài ra, còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

Lỗi phù hiệu xe tải phạt bao nhiêu năm 2024

Xe du lịch

Chủ phương tiện chưa gắn phù hiệu cho xe du lịch mà đưa cho tài xế điều khiển sẽ bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại điểm h khoản 9 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 như sau:

"...

9. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  1. Tự ý thay đổi tổng thành khung, tổng thành máy (động cơ), hệ thống phanh, hệ thống truyền động (truyền lực), hệ thống chuyển động hoặc tự ý cải tạo kết cấu, hình dáng, kích thước của xe không đúng thiết kế của nhà sản xuất hoặc thiết kế trong hồ sơ đã nộp cho cơ quan đăng ký xe hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; tự ý thay đổi tính năng sử dụng của xe hoặc tự ý lắp đặt thêm cơ cấu nâng hạ thùng xe, nâng hạ công-ten-nơ trên xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);
  1. Cải tạo các xe ô tô khác thành xe ô tô chở khách;
  1. Đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định) hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng từ 01 tháng trở lên (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) tham gia giao thông;
  1. Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm d khoản 5 Điều 24 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm d khoản 5 Điều 24 Nghị định này;

đ) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 33 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 33 Nghị định này;

  1. Đưa xe ô tô tải (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) có kích thước thùng xe không đúng với thông số kỹ thuật được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe tham gia giao thông;
  1. Đưa xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách lắp thêm hoặc tháo bớt ghế, giường nằm hoặc có kích thước khoang chở hành lý (hầm xe) không đúng với thông số kỹ thuật được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe tham gia giao thông;”;
  1. Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 7 Điều 23; điểm d khoản 6 Điều 24 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 7 Điều 23; điểm d khoản 6 Điều 24 Nghị định này.

..."

Theo quy định trên thì chủ phương tiện sẽ bị phạt tiền, từ 06 triệu đồng đến 08 triệu đồng đối với cá nhân khi giao xe cho người điều khiển không gắn phù hiệu.

Công an giao thông phạt xe du lịch do lỗi chưa gắn phù hiệu thì có bị giam xe không?

Căn cứ khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 32 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 quy định:

"1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2, khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này:

  1. Điểm c khoản 6; điểm a, điểm c khoản 8; khoản 10 Điều 5;
  1. Điểm b, điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8; khoản 9 Điều 6;
  1. Điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm a, điểm b khoản 8; khoản 9 Điều 7;
  1. Điểm q khoản 1; điểm e khoản 3; điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ (trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện), điểm g (trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện) khoản 4 Điều 8;

đ) Khoản 9 Điều 11;

  1. Điểm a, điểm b khoản 4; khoản 5; điểm a, điểm b, điểm c khoản 6 Điều 16;
  1. Điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 Điều 17;
  1. Điểm b, điểm đ khoản 1; điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e khoản 2 Điều 19;
  1. Khoản 1; điểm a khoản 4; khoản 5; khoản 6; khoản 7; khoản 8; khoản 9 Điều 21;
  1. Điểm đ, điểm g, điểm h, điểm k khoản 5; điểm b, điểm e, điểm h khoản 8; điểm c, điểm i khoản 9; điểm b khoản 10 Điều 30;
  1. Điểm b khoản 5 Điều 33.”;

..."

Như vậy, theo quy định trên, bạn điều khiển xe du lịch lỗi không có phù hiệu xe được quy định tại điểm b khoản 7 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì không thuộc trường hợp bị tạm giữ phương tiện.

Phù hiệu xe khách hết hạn phạt bao nhiêu?

Khi điều khiển những xe không có hoặc không gắn phù hiệu theo quy định (Đối với các loại xe phải gắn phù hiệu theo quy định) hoặc có phù hiệu nhưng đã hết giá trị sử dụng hoặc sử dụng phù hiệu không do cơ quan thẩm quyền cấp thì sẽ bị xử phạt từ 5.000.000 VND đến 7.000.000 VND với người điều khiển phương tiện căn cứ ...

Phù hiệu xe tải không có phạt bao nhiêu?

Như vậy, chủ phương tiện ô tô tải không có phù hiệu giao phương tiện cho người khác điều khiển thì bị phạt: - Từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân. - Từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với tổ chức.

Hành vi không nộp lại phù hiểu về Sở Giao thông vận tải theo quy định thì bị xử phạt như thế nào?

Nếu xe bạn bị xử phạt về lỗi không gắn phù hiệu; bạn sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng; và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng; còn công ty bạn sẽ bị xử phạt với mức là từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng.

Phù hiệu của xe tải là gì?

Phù hiệu xe tải là một loại giấy tờ pháp lý bắt buộc để xe ô tô tải và xe taxi được sử dụng trong hoạt động kinh doanh. Dựa theo cách gọi thông thường đó là làm phù hiệu xe tải hoặc mua phù hiệu xe tải chính là thực hiện thủ tục xin cấp phù hiệu xe ô tô tải dùng trong kinh doanh và xe taxi tại cơ quan có thẩm quyền.