Hiệp địnhthương mại hàng hóa gatt tóm tắt năm 2024

Hầu hết các Hiệp định trong khuôn khổ WTO là kết quả của Vòng đàm phán Uruguay 1986 – 1994, ký kết tại Hội nghị Bộ trưởng Marrakesh tháng 4 năm 1994. Văn kiện cuối cùng là kết quả bao trùm Vòng đàm phán Uruguay về Thương mại đa biên. Đầu tiên phải kể tới Hiệp định Thành lập Tổ chức Thương mai Thế giới, hiệp định khái quát này bao gồm rất nhiều quy định được sắp xếp theo hệ thống nhất định. Các vấn đề cụ thể được nêu tại các phụ lục về hàng hóa, dịch vụ, và sở hữu trí tuệ; phụ lục về giải quyết tranh chấp, cơ cơ chế rà soát chính sách thương mại và phụ lục về các hiệp định nhiều bên.

Tuyên bố Marrakesh ngày 15 tháng 4 năm 1994

Văn kiện cuối cùng bao quát các Kết quả của Vòng Uruguay về Đàm phán Thương mại Đa biên

Hiệp định thành lập tổ chức thương mại thế giới

Phụ lục 1:

Phụ lục 1A: Các Hiệp định Đa biên về Thương mại hàng hóa

Hiệp định chung về thuế quan và thương mại 1994

Hiệp định Nông nghiệp (Tóm tắt Hiệp định)

Hiệp định về Áp dụng các Biện pháp Kiểm dịch Động thực vật (Tóm tắt Hiệp định)

Hiệp định về Hàng dệt may (Lưu ý: Hiệp định này đã hết hiệu lực từ ngày 01/01/2005)

Hiệp định về các Hàng rào Kỹ thuật đối với Thương mại (Tóm tắt Hiệp định)

Hiệp định về các Biện pháp Đầu tư liên quan đến Thương mại (TRIMs)

Hiệp định về Chống bán phá giá (Điều VI của GATT 1994) (Tóm tắt Hiệp định)

Hiệp định về Xác định Trị giá tính thuế hải quan (Điều VII của GATT 1994) (Tóm tắt Hiệp định)

Hiệp định về Giám định hàng hóa trước khi gửi hàng (PSI)

Hiệp định về Quy tắc Xuất xứ

Hiệp định về Thủ tục Cấp phép Nhập khẩu

Hiệp định về Trợ cấp và các Biện pháp đối kháng (Tóm tắt Hiệp định )

Hiệp định về các Biện pháp tự vệ (Tóm tắt Hiệp định )

Hiệp định thuận lợi hóa thương mại

Phụ lục 1B: Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) (Tóm tắt Hiệp định)

Phụ lục 1C: Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS)

Phụ lục 2: Hiệp định về Quy tắc và Thủ tục Giải quyết Tranh chấp trong khuôn khổ WTO (DSU)

Phụ lục 3: Hiệp định về Cơ chế Rà soát Chính sách thương mại

Phụ lục 4: Các Hiệp định thương mại nhiều bên

Phụ lục 4(A) Hiệp định về Thương mại Máy bay Dân dụng

Phụ lục 4(B) Hiệp định về Mua sắm Chính phủ

Phụ lục 4(C) Hiệp định quốc tế về sữa (Lưu ý: Hiệp định này đã chấm dứt năm 1997)

Phụ lục 4(D) Hiệp định quốc tế về thịt bò ( Lưu ý: Hiệp định này đã chấm dứt năm 1997)

Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), được thành lập ngày 1 tháng 1 năm 1995, kế tục và mở rộng phạm vi điều tiết thương mại quốc tế của tổ chức tiền thân của nó là Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT).

GATT ra đời sau Đại chiến Thế giới lần thứ 2 trong trào lưu hình thành hàng loạt cơ chế đa biên điều tiết các hoạt động hợp tác kinh tế quốc tế, mà điển hình là Ngân hàng Quốc tế Tái thiết và Phát triển, thường được biết đến như là Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày nay. Với ý tưởng hình thành những nguyên tắc, thể lệ, luật chơi cho thương mại quốc tế điều tiếtcác lĩnh vực về công ăn việc làm, về thương mại hàng hoá, khắc phục tình trạng hạn chế, ràng buộc các hoạt động này phát triển, 23 nước sáng lập GATT đã cùng một số nước khác tham gia Hội nghị về thương mại và việc làm và dự thảo Hiến chương La Havana để thành lập Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITO) với tư cách là cơ quan chuyên môn của Liên Hiệp Quốc. Đồng thời, các nước này đã cùng nhau tiến hành các cuộc đàm phán về thuế quan và xử lý các biện pháp bảo hộ mậu dịch đang áp dụng tràn lan trong thương mại quốc tế từ đầu những năm 30, nhằm thực hiện mục tiêu tự do hoá mậu dịch, mở đường cho kinh tế và thương mại phát triển, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống của nhân dân các nước thành viên. Hiến chương thành lập Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITO) nói trên đã được thoả thuận tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc về thương mại và việc làm ở Havana từ 11/1947 đến 24/3/1948, nhưng do một số quốc gia gặp khó khăn trong phê chuẩn, nên việc thành lập Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITO) đã không thực hiện được. Mặc dù vậy, kiên trì mục tiêu đã định, và với kết quả đáng khích lệ đã đạt được ở vòng đàm phán thuế đầu tiên là 45.000 ưu đãi về thuế áp dụng giữa các bên tham gia đàm phán, chiếm khoảng 1/5 tổng lượng mậu dịch thế giới, 23 nước sáng lập đã cùng nhau ký kết Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT), chính thức có hiệu lực vào tháng 1/1948. Từ đó tới nay, GATT đã tiến hành 8 vòng đàm phán chủ yếu về thuế quan. Tuy nhiên, từ thập kỷ 70 và đặc biệt từ Hiệp uruguay (1986- 1994) do thương mại quốc tế không ngừng phát triển, nên GATT đã mở rộng diện hoạt động, đàm phán không chỉ về thuế quan mà còn tập chung xây dựng các Hiệp định hình thành các chuẩn mực, luật chơi điều tiết các vấn đề về hàng rào phi quan thuế, về thương mại dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ, các biện pháp đầu tư có liên quan tới thương mại, về thương mại hàng nông sản, hàng dệt may, về cơ chế giải quyết tranh chấp. Với diện điều tiết của hệ thống thương mại đa biên được mở rộng, nên Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) với tư cách là một sự thoả thuận có nhiều nội dung ký kết mang tính chất tuỳ ý đã tỏ ra không thích hợp. Do đó, ngày 15/4/1994, tại Marrakesh (Marốc), kết thúc Hiệp uruguay, các thành viên của GATT đã cùng nhau ký Hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nhằm kế tục và phát triển sự nghiệp của GATT. Theo đó, WTO chính thức được thành lập độc lập với hệ thống Liên Hợp Quốc và đi vào hoạt động từ 1/1/1995.

Tin nổi bật

.jpg)

Nhằm đánh giá tình hình thực hiện việc áp dụng và duy trì về thực hành 5S tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Uỷ ban nhân dân thành phố Long Xuyên, cũng như ghi nhận những kết quả đạt được, những khó khăn, hạn chế qua đó kịp thời đề xuất Sở Khoa học và Công nghệ xem xét, có những giải pháp cải tiến tốt hơn về thực hành 5S, làm cơ sở để tiếp tục nhân rộng mô hình này tại Bộ phận một cửa của các huyện, thị xã, thành phố còn lại trong tỉnh.


Thông tin hoạt động

.jpg)

Ngày 18/12/2014, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá hoạt động của Ban liên ngành Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) năm 2014. Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Việt Thanh- Trưởng ban chủ trì Hội nghị.