Google tại sao

Bạn đang gặp “rắc rối” vì Google bị lỗi không chạy được trên điện thoại ư? “Bí kíp” khắc phục sự cố sẽ được Admin chia sẻ trong bài viết này. ĐỌC NGAY để xử lý tình trạng “đáng ghét” này nhé!

Hiện nay, khi muốn tìm kiếm bất kỳ một thông tin bất kỳ trên mạng. Sử dụng google sẽ là phương án đầu tiên được chúng ta nghĩ đến. Sự tiện dụng của google là điều không cần phải bàn cãi. Việc sử dụng google trên điện thoại lại càng tạo nên sự thuận tiện cho tính năng này. Nhưng dù vậy, vẫn có không ít người dùng gặp phải tình trạng Google bị lỗi không chạy được trên điện thoại. Nếu bạn cũng đang đau đầu tìm cách giải quyết vấn đề này, thì đừng nên bỏ qua bài viết “thú vị” của mình nha!

Google tại sao
Tại sao không vào được Google trên điện thoại

Vì sao Google bị lỗi không chạy trên điện thoại?

Khác với khi chúng ta sử dụng google trên máy tính. Khi sử dụng google trên điện thoại, có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến cho google phát sinh vấn đề. Từ đó dẫn đến lỗi và không thể hoạt động một cách ổn định. Mình sẽ tổng hợp những “thủ phạm” quen mặt sau đây:

Chất lượng kết nối mạng kém

Để sử dụng google trên điện thoại, yêu cầu thiết yếu là smartphone của bạn phải được đảm bảo kết nối mạng. Do đó khi chất lượng kết nối mạng không được đảm bảo. Bạn sẽ gặp các tình trạng như giật, lag hoặc vào google nhưng không tìm kiếm được trên “dế yêu”. Đây cũng là lý do phổ biến nhất cho tình trạng: Google bị lỗi không chạy được trên điện thoại đấy!

Ứng dụng Google trên “dế” của bạn bị lỗi

Trong quá trình sử dụng google, bạn có thể vô tình truy cập những trang web độc hại. Hoặc bạn đã sử dụng google để tải về những file có chứa mã độc mà không hề hay biết. Những tác nhân gây hại này sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động của google. Đây cũng có thể chính là nguyên nhân làm cho bạn gặp phải tình trạng google chrome bị lỗi không chạy được.

Ngoài ra, ứng dụng google trên điện thoại thường sẽ được cập nhật sau một thời gian nhất định. Nếu bạn bỏ qua thông báo cập nhật ứng dụng google quá nhiều. Điều này cũng có thể dẫn đến các lỗi nêu trên.

Lỗi phát sinh từ điện thoại

Điện thoại là nền tảng để google có thể hoạt động. Do đó, sẽ không quá khó hiểu khi điện thoại của bạn gặp lỗi. Từ đó các ứng dụng như google cũng không thể hoạt động bình thường được. Nếu bạn đang thắc mắc tại sao không vào được google trên điện thoại. Thì đây là câu trả lời cho vấn đề của bạn.

Google tại sao
Nguyên do Google bị lỗi không chạy trên điện thoại

Máy chủ của google có vấn đề

Dù là khá hiếm khi xảy ra nhưng trên thực tế vấn đề này vẫn tồn tại. Số lượng người dùng google là vô cùng lớn. Do đó máy chủ google xảy ra vấn đề cũng là điều hiển nhiên. Khi tình trạng này xảy ra, người dùng google trên smartphone sẽ nhận được các thông báo như “google đã dừng lại”. Hoặc có khi là lỗi không vào được google.

Tham khảo thêm: Chia sẻ cách khóa ứng dụng theo thời gian trên iPhone

Dưới đây sẽ là một số thủ thuật điện thoại mà bạn nên thử nếu gặp lỗi này. Những thao tác này sẽ khắc phục hiệu quả sự cố đấy!

Kiểm tra, thay đổi kết nối mạng wifi, 4G

Nếu gặp phải tình trạng không vào được google trên điện thoại. Biện pháp đầu tiên bạn nên thử là kiểm tra và thay đổi kết nối mạng. Bật và tắt chế độ máy bay trên điện thoại để có thể reset kết nối mạng 4G, 5G nhanh chóng. Nếu sử dụng mạng wifi, bạn có thể reset modem wifi, di chuyển đến gần bộ phát wifi để cải thiện chất lượng mạng.

Google tại sao
Kiểm tra kết nối mạng wifi, 4G

Kiểm tra ứng dụng trên điện thoại

Nếu nhận thấy ứng dụng google có thông báo cập nhật thì bạn nên tiến hành cập nhật. Trong trường hợp đã cập nhật nhưng tình trạng lỗi vẫn không được khắc phục. Tín đồ công nghệ có thể thử kiểm tra và xóa dữ liệu ứng dụng google.

Trên mỗi dòng điện thoại, thao tác này cũng sẽ khác nhau. Nhưng nếu bạn không quá thông thạo những thao tác này. Người dùng có thể trực tiếp gỡ bỏ ứng dụng trên máy, và cài đặt lại. Thao tác này có thể loại bỏ những thành phần gây hại cho ứng dụng google một cách nhanh chóng. Như vậy, có thể khắc phục được sự cố google bị lỗi không chạy được trên điện thoại.

Google tại sao
Xử lí Google bị lỗi không chạy được trên điện thoại

Kiểm tra điện thoại

Tắt nguồn sau đó khởi động lại điện thoại, cũng là một biện pháp khá ổn để xử lý những lỗi nhỏ trên phần mềm. Tuy nhiên bạn nên lưu ý gỡ bỏ những ứng dụng lạ, không rõ nguồn gốc và chức năng. Những ứng dụng này có thể trực tiếp dẫn đến xung đột phần mềm. Cũng như làm cho google bị lỗi không chạy được trên điện thoại.

Tham khảo thêm: Lỗi Instagram hiện không có ảnh hoặc video gần đây

Với trường hợp sự cố đến từ máy chủ, bạn chỉ còn cách là chờ đợi để chính Google xử lý mà thôi! Nhưng cũng đừng lo lắng, thường thì họ sẽ nhanh chóng khắc phục ngay! Vì vậy, bạn chỉ cần đợi để được giải quyết là được.

Hi vọng rằng những thông tin này, sẽ giúp bạn khắc phục: Google bị lỗi không chạy được trên điện thoại? Chúc bạn thành công nhé! 

Bài viết được sự cho phép của tác giả Ngo Thang

Vào thời đại công nghệ như ngày nay thì việc tìm kiếm thông tin cũng trở nên rất quan trọng. Thử hỏi nếu 1 ngày Google không hoạt động thì thế giới sẽ như thế nào nhỉ? Chắc mình sẽ bị rơi vào thời kì đồ đá mất.

Dùng nhiều Google nhưng nhiều lúc băn khoăn không biết vì sao Google lại tìm kiếm cho ra kết quả nhanh như vậy.

Chỉ với từ khoá “lập trình hướng đối tượng” mà Google trả về trong 0.42 giây trong tổng 60 triệu kết quả. Quá nhanh.

Không chỉ tốc độ trả về nhanh mà kết quả trả về cũng khá gần với mục đích tìm kiếm của người dùng nên Google đã trở thành 1 trong những công cụ có lẽ mạnh nhất trên thế giới.

Vậy cùng nhau tìm hiểu xem vì sao Google lại trả về kết quả nhanh đến như vậy nhé.

Mục đích của bài viết:

  • Giúp các bạn có cái nhìn chung về 1 công cụ tìm kiếm nó gồm những bộ phận nào, vì sao nó hoạt động lại nhanh đến như vậy.
  • Bài viết sẽ không giải thích sâu về từng bộ phận, mà chỉ nói qua về từng bộ phận để ai cũng có thể hiểu được.

Search Engine gồm 3 bộ phận chính. Đó là Search ServerIndexSearch Backend.

Trong đó:

  • Search Server đảm nhiệm việc trả về kết quả tìm kiếm cho người dùng.
  • Seach Backend đảm nhiệm việc thu thập thông tin toàn bộ website trên toàn thế giới.
  • Index giống như 1 cơ sở dữ liệu được sử dụng bởi Search Server và Search Backend.

Nhiệm vụ chính của Search Server là trả về kết quả tìm kiếm của người dùng nhanh nhất có thể. Bởi vì nếu không trả về ngay lập tức mà mất 10s, 1 phút, 2 phút mới trả về kết quả thì quả thực sẽ không thể trở thành 1 công cụ tìm kiếm được. Do đó Search Server sẽ được thiết kế để trả về kết quả nhanh nhất có thể.

Mặt khác, nhiệm vụ của Search Backend thì khác hoàn toàn với Search Server. Cho dù xử lí mất 5p, 10p hay 1 tiếng đi chăng nữa thì cũng không thành vấn đề. Miễn là nó thu thập dữ liệu từ toàn bộ website trên toàn thế giới và tạo ra Index mà Search Server dễ dùng là được.

Nhiệm vụ chính của thằng Index là lưu thông tin toàn bộ dữ liệu đã được thu thập từ Search Backend. Khi người dùng tìm kiếm, Search Server chỉ cần tìm trong Index và trả về kết quả là xong. Chứ không phải lúc đó mới bắt đầu đi thu thập dữ liệu và trả về đâu nhé.

Ví dụ như khi tìm kiếm với từ khoá “lập trình” thì khi đó từ khoá “lập trình” đã có sẵn trong Database (hay là Index) của Google rồi. Và nó chỉ trả về kết quả là xong.

Chính vì điều đó mà khiến cho Search Server luôn trả về kết quả ngay tức khắc là vì thế.

Đến đây ít nhiều chúng ta cũng đã hiểu được vì sao Google lại hoạt động nhanh đến thế. Vậy chúng ta thử đi tìm hiểu xem cụ thể bên trong nó hoạt động như nào nhé.

Bây giờ chúng ta thử tìm hiểu xem Search Server hoạt động thế nào nhé.

Về cơ bản thì Search Server nó cũng không khác gì Web Server cả. Nó chủ yếu đảm nhiệm những nhiệm vụ chính sau:

  • Quản lí truyền thông với người dùng
  • Phân tích request từ người dùng
  • Tìm kiếm thông tin cần thiết từ Index
  • Trả kết quả về cho người dùng

Quay lại với ví dụ bên trên, giả sử như người dùng tìm kiếm với từ khoá “lập trình”. Khi đó lúc này ở Index đã thực sự có kết quả về “lập trình” rồi. Và Search Server chỉ cần lấy kết quả từ Index trả về cho người dùng là xong nhiệm vụ.

Trong trường hợp mà Index không có kết quả nào, thì khi đó Search Search trả về kết quả là “Hiện tại không tìm thấy kết quả nào” đến cho người dùng.

Do đó việc tổ chức dữ liệu trong Index để làm sao mà Search Server có thể lấy nhanh nhất là 1 điều vô cùng quan trọng.

So với Search Server thì Search Backend quả thực nó phức tạp hơn rất nhiều. Về cơ bản Search Backend sẽ bao gồm 2 thành phần chính đó là “Crawling” và “Tạo Index“.

Crawling là có nhiệm vụ đi thu thập toàn bộ trang web trên toàn thế giới về để xử lý. Vì công việc này vô cùng mất thời gian nên nó đã phân tách ra thành nhiều bộ phận con hơn để xử lý, đó là Crawler.

Hiện nay trên toàn thế giới chắc phải có đến tỉ tỉ website mất. Vậy mà Google đi thu thập từng đó website về để phục vụ cho người dùng thì quả thực quá kinh khủng.

Nhưng vì quá trình crawl, thu thập đến việc tạo Index là vô cùng mất thời gian. Nên bạn nào có blog riêng mà sau khi viết bài xong, search trên Google nó không ra là vì thế. Phải đợi Google crawl đến trang web của mình thì lúc đó các bạn search trên Google mới ra được.

Những trang web mà Crawler thu thập sẽ lưu tạm thời vào 1 nơi giống như cơ sở dữ liệu, cái này được gọi là Repository (kho).

Bộ phận tạo Index (Index Creation) sẽ lấy trang web từ Repository ra để phân tích, xử lý và cuối cùng là tạo ra Index để cho Search Server dùng.

Đối với Search Engine thì đây là 1 công việc vô cùng vô cùng mất thời gian. Chính vì luôn có thằng tạo trước dữ liệu như vậy mà đã làm cho Google luôn trả về kết quả ngay như tức thì.

Với trang web nào nhiều người yêu thích, nội dung chất lượng thì luôn luôn được ưu tiên crawl trước. Những trang web nào nội dung kém chất lượng thì sẽ mất tầm 3 đến 1 tuần mới được crawl.

Google cung cấp 1 trang để gửi yêu cầu thực hiện crawl. Chỉ cần vào đó đăng kí tên website, gửi nội dung trang muốn crawl là được. Còn nếu không thực hiện thì mình khẳng định sẽ mất tầm từ 3 đến 7 ngày mới được crawl.

Nhiệm vụ chính của Index là lưu dữ liệu 1 cách an toàn và giúp Search Server trả về kết quả nhanh nhất có thể. Để dễ hình dùng thì chúng ta có thể xem Index như là 1 Database.

Trong Index có rất nhiều thông tin, phù hợp với nhiều mục đích tìm kiếm khác nhau.

Ở trong 1 Search Engine thì Index chính là 1 “cấu trúc dữ liệu” mà chỉ có Search Engine mới có thể hiểu được.

Nên việc thiết kế Index như nào, tổ chức dữ liệu ra sao để cho Search Server có thể query và trả về kết quả nhanh nhất có thể là điều vô cùng quan trọng. Và bài hôm nay mình sẽ không đi sâu vào giải thích cách tổ chức dữ liệu của Index nữa. Vì như thế có thể sẽ rất dài và càng làm cho bài viết trở nên phức tạp.

1 Search Engine sẽ bao gồm 3 bộ phận sau:

  • Search Server: nhận yêu cầu từ người dùng, truy vấn trong Index để lấy kết quả và trả kết quả về cho người dùng.
  • Search Backend:Có nhiệm vụ đi thu thập thông tin của toàn bộ trang web trên toàn thế giới, phân tích, xử lý và tạo ra Index để dùng cho Search Server. Search Backend này hoạt động 24/24 không ngừng nghỉ.
  • Index giống như 1 database được tổ chức dữ liệu hợp lý giúp cho Search Server có thể truy vấn 1 cách nhanh nhất có thể.

Các bạn thấy thế nào? Đã hình dung được tại sao mà Google luôn trả về kết quả nhanh như vậy chưa ak?

Mặc dù bài viết này không giúp các bạn tạo ra được 1 Search Engine nhưng ít nhiều cũng giúp các bạn có 1 chút hình dung Search Engine nó làm việc như thế nào.

Và đây là quyển mình đã tham khảo. Mình tìm mãi không thấy quyển tiếng anh đâu. Nên nếu ai biết tiếng nhật thì mình khuyên nên đọc quyển này. Theo mình cảm nhận khá là hay. Từ việc Search Engine làm việc thế nào cho đến việc tổ chức lưu dữ liệu ra sao, tối ưu server thế nào để cho chi phí vận hành là thấp nhất…

Xem thêm việc làm Software Developers trên TopDev

TopDev via Nghệ thuật Coding

Có thể bạn quan tâm:

  Google I/O 2019 - Thay đổi trong các Android Architecture Components (P1)

  Cách lấy dữ liệu từ một ứng dụng trên Google Play