Giờ mở cửa Thư viện Đại học Sư phạm Hà Nội

Trần Toàn Phong, SV năm II trường Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM thường tranh thủ đến thư viện tìm tư liệu vào giờ giải lao mỗi buổi học được 30 phút. Mỗi tuần, Phong có 3 ngày học cả 2 buổi. 2 ngày khác học 1 buổi, buổi còn lại lên thư viện. Có khi, buổi chiều chỉ học đến 15h, sau đó Phong lên thư viện được hơn 1 tiếng. Không có nhiều thời gian ngồi trên thư viện, Phong thường đến để mượn giáo trình về nhà đọc. Nhưng, mỗi học kỳ, SV chỉ được mượn tối đa 7 cuốn. Đành phải bỏ ra vài trăm ngàn mua phòng thân vài cuốn. Có lẽ, không chỉ một mình Phong mới phải tranh thủ thời gian để chạy đua với thời gian mở cửa của thư viện trường. Bởi trường nào cũng thế, SV nhiều hôm phải học cả 2 buổi một ngày. Phong may mắn là không phải đi làm thêm. Với những SV đang phải chạy sô giữa giảng đường và các công việc bán thời gian thì thời gian đến thư viện là con số 0. Hiện nay, hầu hết các thư viện của các trường ĐH đều quy định giờ mở cửa trùng với giờ lên lớp của SV. Điều này đã hạn chế SV đến với thư viện, đến với tài liệu. Dạo qua một vài thư viện của các trường trong nội thành cũng như làng đại học Thủ Đức, ở đâu cũng quy định giờ mở cửa: sáng từ 7h30-11h30, chiều từ 13h30-17h. Nếu thư viện nào mở cửa sớm hơn thì cũng sẽ đóng cửa sớm. Và thứ 7, chủ nhật không phục vụ. Có những thư viện đóng cửa cả chiều thứ 6 để soạn kho. Bởi thế, nhiều SV phải tranh thủ giờ học để lên thư viện mượn sách hoặc trả sách. Đôi lần lên đúng giờ nhưng quản thư không nhận nữa, đành ngồi chờ đến giờ mở cửa buổi chiều để được trả sách, nhận lại thẻ. Đến thư viện đọc sách nhưng lại phải vội vội vàng vàng, chộp giật. Nhiều SV nản lòng. Thư viện sẽ mở thông trưa Trong lần giao lưu với các nhà vô địch "Đường lên đỉnh Olympia" mới đây, bạn Ngọc Minh, nhà vô địch đầu tiên, đang du học ở Úc kể về lịch học của mình. Ở đó, các bạn được tự do sắp xếp thời khoá biểu học sao cho phù hợp với hoàn cảnh của mình. Giờ lên lớp có khi ít hơn giờ lên thư viện. Lúc còn là SV, thời gian đa phần của Minh là ở thư viện. Thư viện Trung tâm [ĐHQG TP.HCM] đang phục vụ SV từ 7h30-16h30 mỗi ngày, trừ chủ nhật. Ngày thứ bảy mở cửa từ 9h-15h30. Vẫn biết rằng, giờ này sẽ là giờ lên lớp của nhiều SV, nhưng Giám đốc Thư viện Hoàng Thị Thục giải thích: "Thư viện trung tâm ở xa thành phố, cán bộ đến làm việc bằng xe đưa rước, nên cứ đến giờ đó phải nghỉ để kịp xe về. Nếu phục vụ thêm, thư viện phải bố trí thêm cán bộ". Tuy nhiên, cô Thục cũng bật mí: "Chúng tôi đang có kế hoạch phục vụ SV cả ngày chủ nhật và ban đêm".

Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM đang phục vụ SV vào ngày thứ 7. Đầu tháng 11, phòng máy của thư viện sẽ được mở cửa từ 7h25 đến 21h [thứ 2 đến thứ 6]. Thứ bảy và chủ nhật, thư viện sẽ mở cửa từ 7h25 đến 18h. Thư viện trường đang có trên 16.000 đầu sách với trên 100.000 bản. Phòng máy của trường nối kết với nhiều thư viện trong và ngoài nước. Hiện nay, thư viện đã chuẩn bị kỹ cho kế hoạch mở cửa vào ban đêm. Cán bộ thư viện sẽ phải làm thêm giờ...với sự hỗ trợ của nhà trường [mỗi ca 4 tiếng sẽ được 25.000 đồng]. Mở cửa: Có ai đến không? L.B.Hạnh [ĐH KHXHNV] phân bì tại sao trường bạn có thư viện mở cửa ban đêm trong khi trường mình không có. Hạnh phân tích: "Ở Thủ Đức, tài liệu, sách vở, giáo trình không dồi dào như ở thành phố. Trước đây, muốn mua một cuốn sách cũng khó khăn. Buổi tối, nhiều SV ở Thủ Đức không biết làm gì, không có phương tiện giải trí...nếu có thư viện thì cũng là một nơi để chúng em đến. Vừa đọc sách vừa giải trí vừa gặp gỡ bạn bè". Cô Thục cho biết, mở cửa thư viện cả ngày nghỉ và buổi tối, chi phí bỏ ra không phải nhỏ. Bởi vậy, phải khảo sát nhu cầu của SV. Đối tượng phục vụ là SV. SV phải đến với thư viện, thì trường mới dám bỏ kinh phí ra để đầu tư. Trước đây, thư viện trường ĐH Nông lâm TP.HCM mở cửa cho đến 21h. Nhưng có quá ít SV ngồi lại thư viện cho đến giờ chót. Xét thấy SV không có nhu cầu đến thư viện ban đêm nên nhà trường không phục vụ nữa.

Cô Trần Thị Thu Thuỷ, giám đốc thư viện cho biết: "Nếu SV có nhu cầu, thư viện sẵn sàng phục vụ. Nhưng số lượng SV đến với thư viện ban đêm, ngày nghỉ phải tương đối thì mới không uổng phí công sức phục vụ".

Theo VietNamNet

Giờ mở cửa thư viện của các trường đại học và phổ thông đều trùng với giờ học của học sinh, sinh viên. Đến thư viện đọc sách nhưng lại phải vội vội vàng vàng, chộp giật. Nhiều SV nản lòng

Trần Toàn Phong, SV năm II trường Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM thường tranh thủ đến thư viện tìm tư liệu vào giờ giải lao mỗi buổi học được 30 phút.

Mỗi tuần, Phong có 3 ngày học cả 2 buổi. 2 ngày khác học 1 buổi, buổi còn lại lên thư viện. Có khi, buổi chiều chỉ học đến 15h, sau đó Phong lên thư viện được hơn 1 tiếng.

Không có nhiều thời gian ngồi trên thư viện, Phong thường đến để mượn giáo trình về nhà đọc. Nhưng, mỗi học kỳ, SV chỉ được mượn tối đa 7 cuốn. Đành phải bỏ ra vài trăm ngàn mua phòng thân vài cuốn.

Có lẽ, không chỉ một mình Phong mới phải tranh thủ thời gian để chạy đua với thời gian mở cửa của thư viện trường. Bởi trường nào cũng thế, SV nhiều hôm phải học cả 2 buổi một ngày. Phong may mắn là không phải đi làm thêm. Với những SV đang phải chạy sô giữa giảng đường và các công việc bán thời gian thì thời gian đến thư viện là con số 0.

Hiện nay, hầu hết các thư viện của các trường ĐH đều quy định giờ mở cửa trùng với giờ lên lớp của SV. Điều này đã hạn chế SV đến với thư viện, đến với tài liệu.

Dạo qua một vài thư viện của các trường trong nội thành cũng như làng đại học Thủ Đức, ở đâu cũng quy định giờ mở cửa: sáng từ 7h30-11h30, chiều từ 13h30-17h. Nếu thư viện nào mở cửa sớm hơn thì cũng sẽ đóng cửa sớm. Và thứ 7, chủ nhật không phục vụ. Có những thư viện đóng cửa cả chiều thứ 6 để soạn kho.

Bởi thế, nhiều SV phải tranh thủ giờ học để lên thư viện mượn sách hoặc trả sách. Đôi lần lên đúng giờ nhưng quản thư không nhận nữa, đành ngồi chờ đến giờ mở cửa buổi chiều để được trả sách, nhận lại thẻ. Đến thư viện đọc sách nhưng lại phải vội vội vàng vàng, chộp giật. Nhiều SV nản lòng.

Thư viện sẽ mở thông trưa

Trong lần giao lưu với các nhà vô địch "Đường lên đỉnh Olympia" mới đây, bạn Ngọc Minh, nhà vô địch đầu tiên, đang du học ở Úc kể về lịch học của mình. Ở đó, các bạn được tự do sắp xếp thời khoá biểu học sao cho phù hợp với hoàn cảnh của mình. Giờ lên lớp có khi ít hơn giờ lên thư viện. Lúc còn là SV, thời gian đa phần của Minh là ở thư viện.

Thư viện  Trung tâm [ĐHQG TP.HCM] đang phục vụ SV từ 7h30-16h30 mỗi ngày, trừ chủ nhật. Ngày thứ bảy mở cửa từ 9h-15h30. Vẫn biết rằng, giờ này sẽ là giờ lên lớp của nhiều SV, nhưng Giám đốc Thư viện Hoàng Thị Thục giải thích: "Thư viện trung tâm ở xa thành phố, cán bộ đến làm việc bằng xe đưa rước, nên cứ đến giờ đó phải nghỉ để kịp xe về. Nếu phục vụ thêm, thư viện phải bố trí thêm cán bộ".

Tuy nhiên, cô Thục cũng bật mí: "Chúng tôi đang có kế hoạch phục vụ SV cả ngày chủ nhật và ban đêm".

Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM đang phục vụ SV vào ngày thứ 7.  Đầu tháng 11, phòng máy của thư viện sẽ được mở cửa từ 7h15 đến 21h [thứ 2 đến thứ 6]. Thứ bảy và chủ nhật, thư viện sẽ mở cửa từ 7h15 đến 18h.

Thư viện trường đang có trên 16.000 đầu sách với trên 100.000 bản. Phòng máy của trường nối kết với nhiều thư viện trong và ngoài nước. Hiện nay, thư viện đã chuẩn bị kỹ cho kế hoạch mở cửa vào ban đêm. Cán bộ thư viện sẽ phải làm thêm giờ...với sự hỗ trợ của nhà trường [mỗi ca 4 tiếng sẽ được 25.000 đồng].

Mở cửa: Có ai đến không?

L.B.Hạnh [ĐH KHXHNV] phân bì tại sao trường bạn có thư viện mở cửa ban đêm trong khi trường mình không có. Hạnh phân tích: "Ở Thủ Đức, tài liệu, sách vở, giáo trình không dồi dào như ở thành phố. Trước đây, muốn mua một cuốn sách cũng khó khăn. Buổi tối, nhiều SV ở Thủ Đức không biết làm gì, không có phương tiện giải trí...nếu có thư viện thì cũng là một nơi để chúng em đến. Vừa đọc sách vừa giải trí vừa gặp gỡ bạn bè". 

Tuy nhiên, không phải ai cũng sẵn "niềm ghen tị" như Hạnh.

 Cô Thục cho biết, mở cửa thư viện cả ngày nghỉ và buổi tối, chi phí bỏ ra không phải nhỏ. Bởi vậy, phải khảo sát nhu cầu của SV. Đối tượng phục vụ là SV. SV phải đến với thư viện, thì trường mới dám bỏ kinh phí ra để đầu tư.

Trước đây, thư viện trường ĐH Nông lâm TP.HCM mở cửa cho đến 21h. Nhưng có quá ít SV ngồi lại thư viện cho đến giờ chót. Xét thấy SV không có nhu cầu đến thư viện ban đêm nên nhà trường không phục vụ nữa.

Cô Trần Thị Thu Thuỷ, giám đốc thư viện cho biết: "Nếu SV có nhu cầu, thư viện sẵn sàng phục vụ. Nhưng số lượng SV đến với thư viện ban đêm, ngày nghỉ phải tương đối thì mới không uổng phí công sức phục vụ