Các hạn chế liên quan đến hoạt động ngân hàng của to chức tín dụng

(thitruongtaichinhtiente.vn) - Nhận diện rõ mức độ nghiêm trọng của hoạt động tín dụng đen đối với sự phát triển kinh tế xã hội và cuộc sống của người dân, Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 25/4/2019 về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”, trong đó đã giao cho các bộ ngành thực hiện các giải pháp để phòng chống “tín dụng đen”.

Nhận diện rõ mức độ nghiêm trọng của hoạt động tín dụng đen đối với sự phát triển kinh tế xã hội và cuộc sống của người dân, Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 25/4/2019 về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”. Tuy nhiên qua các buổi tiếp xúc chuyên đề gần đây của Thủ tướng Chính phủ, với nông dân, với công nhân, các ý kiến trao đổi đối thoại đều phản ánh những nội dung liên quan đến hoạt động “tín dụng đen” và những tác động đến đời sống của người dân, của người lao động. “Tín dụng đen” phát sinh bởi nhiều nguyên nhân liên quan đến tệ nạn xã hội (cờ bạc, cá độ…) và những khó khăn đột xuất trong sinh hoạt đời sống người dân, nhất là người nghèo, người thu nhập thấp. Vì vậy Chỉ thị 12/CT-TTg của Chính phủ đã giao cho các bộ ngành thực hiện các giải pháp để phòng chống “tín dụng đen”. Đối với ngành ngân hàng, nhiệm vụ được Chính phủ giao là: “Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các văn bản pháp luật về cơ chế, chính sách tín dụng ngân hàng, các gói, khoản cho vay ưu đãi đến mọi tầng lớp nhân dân; Nghiên cứu ban hành theo thẩm quyền hoặc tham mưu với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có các chính sách mở rộng, đa dạng các loại hình cho vay, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng; phát triển các công ty tài chính, tổ chức tài chính vi mô phủ khắp các vùng, miền với thủ tục nhanh gọn và thuận tiện, đáp ứng nhu cầu vay vốn chính đáng, hợp pháp phục vụ đời sống, tiêu dùng của nhân dân để góp phần ngăn chặn "tín dụng đen"…”

Về mặt chính sách, định vị nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ này, sẽ góp phần quan trọng trong thực hiện mục tiêu Chính phủ đề ra, song để hạn chế và xử lý hiệu quả hoạt động “tín dụng đen” cần đến sự đồng bộ trong thực hiện nhiệm vụ. Dưới góc độ ngành ngân hàng, hệ thống các tổ chức tín dụng đã và đang thực hiện nhiều chính sách tín dụng, kế hoạch và chiến lược phát triển tài chính toàn diện hướng đến sự phát triển bền vững, xóa đói giảm nghèo hiệu quả, thiết thực, nâng cao đời sống người dân, từ đó góp phần khắc phục những nguyên nhân phát sinh “tín dụng đen” do đời sống người dân gặp khó khăn, nhất là những khó khăn đột xuất và từ những vùng sâu, vùng xa và khu vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân; khu công nghiệp, khu chế xuất nơi có nhiều người lao động đang sống và làm việc. Cụ thể:

Thứ nhất, thực hiện tốt chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống người dân, góp phần đẩy lùi và hạn chế “tín dụng đen” phát sinh, thông qua việc thực hiện các chương trình tín dụng chính sách qua Ngân hàng chính sách xã hội. Hoạt động này đã và đang được triển khai tích cực, hiệu quả trong suốt nhiều năm qua, giúp người nghèo, đối tượng thu nhập thấp tại mọi miền đất nước, nhất là khu vực khó khăn: miền núi; vùng sâu, vùng xa; khu vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách (lãi suất thấp, tín chấp và theo chương trình cụ thể: xóa đói giảm nghèo; cho vay giải quyết việc làm; cho vay học sinh sinh viên; cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường; cho vay xây nhà để ở, mua, thuê mua nhà để ở…). Thông qua đó, hỗ trợ người nghèo vượt qua khó khăn, tạo việc làm, tạo thu nhập và cải thiện đời sống, góp phần nâng cao đời sống người dân, người lao động và tạo động lực tăng trưởng bền vững. Mục tiêu này đã và đang thực hiện tốt gắn với tăng trưởng tín dụng của NHCSXH qua từng năm. Chỉ riêng tại TP. Hồ Chí Minh, tín dụng chính sách tăng trưởng bình quân 22%/năm và đạt dư nợ hiện nay trên 7.000 tỷ đồng cho 180.896 hộ dân nghèo, thu nhập thấp vay vốn.

Thứ hai, tín dụng tiêu dùng tăng trưởng tốt và sản phẩm ngày càng đa dạng, linh hoạt, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng tốt hơn. Trong đó, mặc dù phải trải qua hơn 2 năm đại dịch COVID -19, song hoạt động tín dụng này vẫn tăng trưởng bình quân 19,3%/năm, điều này cho thấy phương thức cho vay linh hoạt, phù hợp và hiệu quả của các TCTD, của các công ty tài chính tiêu dùng, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân. Đặc biệt, những sản phẩm tín dụng cho vay mua thiết bị, phương tiện làm việc, đi lại; sản phẩm phục vụ sinh hoạt; điện thoại… nhu cầu ngày càng tăng bởi sự phù hợp, tiện ích và xu hướng tăng trưởng phát triển của nền kinh tế.

Bên cạnh đó, tín dụng cho vay nhà để ở, thuê, thuê mua nhà để ở có vai trò quan trọng trong hoạt động tín dụng tiêu dùng, đã và đang phát huy hiệu quả và toàn diện nhìn dưới góc độ góp phần bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân cũng như chủ trương tăng trưởng và phát triển bền vững nền kinh tế đất nước. Hiện, dư nợ cho vay nhà ở xã hội đang được hệ thống NHCSXH tăng cường thực hiện, gắn với thực hiện 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ và Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ.

Thứ ba, ngăn chặn hoạt động “tín dụng đen” hiệu quả gắn với bảo đảm tăng trưởng bền vững thông qua thực hiện tốt chiến lược phát triển tài chính toàn diện. Ở đây, hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô như quỹ CEP; các quỹ trợ vốn của các tổ chức, các hội, hiệp hội, liên minh hợp tác xã…tiếp tục giữ vai trò quan trọng và được ghi nhận trong việc hỗ trợ và đáp ứng nhu cầu vốn nhỏ, lẻ của người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn để có vốn làm ăn, sinh sống, cũng như giải quyết các nhu cầu phát sinh, đột xuất (do thiên tai, dịch bệnh, gặp bệnh tật hiểm nghèo, những hoàn cảnh khó khăn…) rất kịp thời, đúng lúc. Từ đó, không chỉ hỗ trợ người dân, mà còn góp phần trực tiếp hạn chế nạn vay nóng, vay “tín dụng đen” tiềm ẩn nhiều rủi ro và áp lực tiêu cực cho người vay.

Thứ tư, giải pháp toàn diện gắn với nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngành ngân hàng, hiệu quả của các chương trình tín dụng của Chính phủ, của NHTW tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh, thương mại dịch vụ không ngừng tăng trưởng và phát triển, tạo nhiều việc làm, tạo thu nhập cho người lao động, trực tiếp góp phần nâng cao đời sống; chất lượng cuộc sống người lao động, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững. Đây là giải pháp có ý nghĩa căn bản, chiến lược và toàn diện, góp phần hạn chế những vấn đề tiêu cực phát sinh trong đời sống xã hội, không chỉ có “tín dụng đen”. Theo đó, hoạt động tín dụng liên tục tăng trưởng gắn liền với tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế, với tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân 12%/năm trong những năm vừa qua, đã góp phần hỗ trợ và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống người dân.

Với những cơ chế chính sách và chương trình hành động cụ thể của ngành ngân hàng trong thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao nói chung và tại Chỉ thị 12/CT-TTg về phòng chống “tín dụng đen” nói riêng, ngành ngân hàng đã và đang góp phần quan trọng trong thực hiện các giải pháp về phòng chống “tín dụng đen”. Tuy nhiên “tín dụng đen” phát sinh với nhiều nguyên nhân khác nhau và mức độ tác động ảnh hưởng rất nghiêm trọng đối với an ninh trật tự và an toàn xã hội. Vì vậy, tiếp tục cần sự phối hợp của các ngành, các cấp trong phòng chống “tín dụng đen”, với những nhiệm vụ và trách nhiệm cụ thể được giao theo Chỉ thị 12/CT-TTg của Chính phủ. Trong đó, ngành ngân hàng sẽ tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu vốn, dịch vụ ngân hàng cho người dân, cho doanh nghiệp, cũng như thực hiện hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách và chiến lược phát triển tài chính toàn diện. Trong quá trình này, tiếp tục thực hiện tốt công tác phối hợp với các ban, ngành trong việc xử lý khó khăn vướng mắc liên quan; trong công tác thông tin truyền thông và nâng cao chất lượng, sản phẩm dịch vụ ngân hàng, dịch vụ tín dụng.

Mục lục bài viết

  • 1. Hạn chế cấp tín dụng là gì?
  • 2. Các trường hợp hạn chế cấp tín dụng
  • 3. Người bị hạn chế cấp tín dụng là “người thẩm định, xét duyệt cấp tín dụng”
  • 4. Quy định pháp luật về cấm cấp tín dụng
  • 5. Vay để trả nợ cho chính ngân hàng đó được không?

Cơ sở pháp lý

- Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi bổ sung năm 2017

- Thông tư 39/2016/TT-NHNN

- Nghị định 94/2018/NĐ-CP

1. Hạn chế cấp tín dụng là gì?

Hạn chế tín dụng là Giới hạn loại khách hàng không được cho vay hoặc không được cho vay với điều kiện ưu đãi và giới hạn mức cho vay tối đa đối với các loại khách hàng. Hạn chế tín dụng là biện pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng mà tổ chức tín dụng có nghĩa vụ phải thực hiện.

2. Các trường hợp hạn chế cấp tín dụng

Điều 127 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định các tổ chức tín dụng bị hạn chế cấp tín dụng trong các trường hợp như sau:

Thứ nhất, không được cấp tín dụng không có bảo đảm, cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi cho những đôi tượng sau đây:

+ Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên, thanh tra viên đang kiểm toán, thanh tra tại tổ chức tín dụng;

+ Kế toán trưỏng của tổ chức tín dụng, Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng ban và thành viên khác của Ban kiểm soát, Giám đốc, Phó giám đốc và các chức danh tương đương của quỹ tín dụng nhân dân; cổ đông lớn (sở hữu trực tiếp, gián tiếp từ 5% vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên), cổ đông sáng lập của tổ chức tín dụng;

+ Doanh nghiệp có một trong những đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 126 Luật Các tổ chức tín dụng về “Những trường hợp không được cấp tín dụng” sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó;

Người thẩm định, xét duyệt cấp tín dụng;

+ Các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát;

Thứ hai, việc cấp tín dụng đối với những đối tượng tại trường hợp thứ nhất nêu trên phải được Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng thông qua và công khai trong tổ chức tín dụng;

Thứ ba, tổng mức dư nợ cấp tín dụng quy định tại trường hợp thứ hai nêu trên bao gồm cả tổng mức mua, đầu tư vào trái phiếu do các đối tượng là tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên; thanh tra viên; cổ đông lớn, cổ đông sáng lập; doanh nghiệp có một trong những đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 126 Luật Các tổ chức tín dụng sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó phát hành;

Thứ tư, tổng mức dư nợ cấp tín dụng quy định tại trường hợp thứ ba nêu trên bao gồm cả tổng mức mua, đầu tư vào trái phiếu do các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát phát hành.

3. Người bị hạn chế cấp tín dụng là “người thẩm định, xét duyệt cấp tín dụng”

“Người thẩm định, xét duyệt cấp tín dụng” thuộc đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng trước kia thuộc đối tượng bị cấm cho vay. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn không được giải thích thê nào là “người thẩm định, xét duyệt cấp tín dụng”. Do đó đang có bốn cách hiểu như sau:

Thứ nhất, là chính người thẩm định, người xét duyệt cấp tín dụng chính khoản tín dụng đó;

Thứ hai, là những người thẩm định, xét duyệt cấp tín dụng trong từng phòng, ban hay chi nhánh của tổ chức tín dụng;

Thứ ba, là những người thẩm định, xét duyệt cấp tín dụng trong cả tổ chức tín dụng;

Thứ tư, là những người thẩm định, xét duyệt cấp tín dụng của mọi tổ chức tín dụng.

Cách hiểu hợp lý nhất là chỉ ràng buộc với trường hợp thứ nhất. Tuy nhiên trên thực tế vẫn đang bị hiểu theo nhiều cách khác nhau, nhất là không có giải thích thế nào là thẩm định, quyết định, phê duyệt và xét duyệt cấp tín dụng trong các quy định về “nguyên tắc phân định trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định cấp tín dụng”, quy định nội bộ về cấp tín dụng phải có “nguyên tắc phân cấp, ủy quyền việc quyết định, phê duyệt cấp tín dụng” (Điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư 22/2019/TT-NHNN)

Điều này cũng vướng mắc tương tự như quy định về việc hạn chế tín dụng đối vói “Kế toán trưởng, Thanh tra viên” trước kia bị hiểu theo nhiều cách khác nhau là người của chính tổ chức tín dụng hay cả bên ngoài, thì nay đã được Luật quy định rõ là kế toán trưởng của tổ chức tín dụng và thanh tra viên đang thanh tra tại tổ chức tín dụng. (điểm a, điểm b khoản 1 điều 127 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi bổ sung năm 2017)

Ngoài ra, quy định trên còn bất hợp lý ở điểm, không được “cấp tín dụng dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng” nếu “không có bảo đảm” hoặc “với điều kiện ưu đãi” cho nhân viên là “người thẩm định, xét duyệt cấp tín dụng”, nhưng lại được phép cấp tín dụng cho những người quản lý, kiểm soát, điều hành của tổ chức tín dụng cũng như cha, mẹ, vợ, chồng, con của họ (vì các đôi tượng này được loại trừ khỏi các trường hợp bị cấm đồng thời lại không thuộc trường hợp bị hạn chế).

Ngoài ra, pháp luật quy định hạn chế cấp tín dụng bằng các giới hạn tín dụng đối với mỗi trường hợp, khách hàng hoặc mỗi nhóm nhóm khách.

4. Quy định pháp luật về cấm cấp tín dụng

Xin chào luật sư, Tôi có nghe nói để đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng thì có một số trường hợp không được cấp tín dụng, vậy vui lòng hỗ trợ giúp tôi đó là những trường hợp nào? Tôi chân thành cảm ơn! (Văn Nam – Hà Nội)

Điều 126 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định tổ chức tín dụng không được cấp tín dụng (bao gồm cả hoạt động mua, đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp) trong các trường hợp sau đây:

Thứ nhất, không được cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó Tổng giám đốc hoặc Phó giám đốc và các chức danh tương đương của tổ chức tín dụng, pháp nhân là cổ đông có người đại diện phần vôn góp là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần, pháp nhân là thành viên góp vốn, chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn;

Thứ hai, không được cấp tín dụng cho cha, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó Tổng giám đốc hoặc Phó giám đốc và các chức danh tương đương;

Thứ ba, không được cấp tín dụng và không được bảo đảm dưới bất kỳ hình thức nào để tổ chức tín dụng khác cấp tín dụng cho khách hàng trên cơ sỏ bảo đảm của các đối tượng tại hai trường hợp nêu trên;

Thứ tư, không được cấp tín dụng cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát;

Thứ năm, không được cấp tín dụng trên cơ sở nhận bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng hoặc công ty con của tổ chức tín dụng. Năm 2003, pháp luật đã từng quy định, ngân hàng thương mại cổ phần sở hữu không được cấp tín dụng cho Công ty kiều hối trực thuộc;

Thứ sáu, không được cấp tín dụng để góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng.

Trường hợp cấm cấp tín dụng thứ nhất và thứ hai nêu trên không áp dụng đối với quỹ tín dụng nhân dân và phát hành thẻ tín dụng cho cá nhân.

Pháp luật quy định, tổ chức tín dụng không được cho vay đối với sáu nhu cầu vốn sau đây:

Thứ nhất, để thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh thuộc ngành, nghề mà pháp luật cấm đầu tư kinh doanh;

Thứ hai, để thanh toán các chi phí, đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch, hành vi mà pháp luật cấm;

Thứ ba, để mua, sử dụng các hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề mà pháp luật cấm đầu tư kinh doanh;

Thứ tư, để mua vàng miếng;

Thứ năm, để trả nợ khoản nợ vay tại chính tổ chức tín dụng cho vay trừ trường hợp cho vay để thanh toán lãi tiền vay phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình, mà chi phí lãi tiền vay được tính trong dự toán xây dựng công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.

Tổ chức tín dụng cũng không được cho vay trong trường hợp khoản vay của khách hàng tại tổ chức tín dụng khác có nhiều kỳ hạn trả nợ, trong đó có một kỳ hạn đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, để trả nợ trước hạn khoản vay này.

Tổ chức tín dụng cũng không được cho vay đối với khách hàng trong trường hợp vay vốn cầm cố bằng tiền gửi tiết kiệm để trả nợ khoản vay đến hạn tại chính tổ chức tín dụng.

Tuy nhiên, tổ chức tín dụng vẫn có thể xem xét, quyết định cho vay đối với các nhu cầu vốn để trả nợ cá nhân và tổ chức khác, nếu như đó không phải là tổ chức tín dụng.

Thứ sáu, để trả nợ khoản nợ vay tại tổ chức tín dụng khác và trả nợ khoản vay nước ngoài, trừ trường hợp cho vay để trả nợ trước hạn khoản vay đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

+ Là khoản vay phục vụ hoạt động kinh doanh;

+ Thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn cho vay còn lại của khoản vay cũ;

+ Là khoản vay chưa thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ

5. Vay để trả nợ cho chính ngân hàng đó được không?

Thưa luật sư, mong luật sư giải đáp giúp tôi những thắc mắc sau đây:việc ngân hàng cho vay các khoản vay sau để thanh toán các khoản nợ đến hạn theo các hợp đồng tín dụng khác đã giải ngân trước đó tại ngân hàng có phải là đảo nợ không? Trong hoạt động tín dụng, ngân hàng có được phép cho vay vốn để đảo nợ không? Rất mong nhận được giải đáp. Xin cảm ơn!

Chào bạn, thắc mắc của bạn chúng tôi nghiên cứu tư vấn như sau:

Tại Khoản 8 Điều 3 Nghị định 94/2018/NĐ-CP quy định: Đảo nợ là việc thực hiện huy động vốn vay mới để trả trước một phần hoặc toàn bộ khoản nợ cũ.

Tại Điều 8 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định:

Tổ chức tín dụng không được cho vay đối với các nhu cầu vốn:

- Để trả nợ khoản cấp tín dụng tại chính tổ chức tín dụng cho vay trừ trường hợp cho vay để thanh toán lãi tiền vay phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình, mà chi phí lãi tiền vay được tính trong tổng mức đầu tư xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.

- Để trả nợ khoản cấp tín dụng tại tổ chức tín dụng khác và trả nợ khoản vay nước ngoài, trừ trường hợp cho vay để trả nợ trước hạn khoản vay đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

+ Là khoản vay phục vụ hoạt động kinh doanh;

+ Thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn cho vay còn lại của khoản vay cũ;

+ Là khoản vay chưa thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

Theo quy định thì ngân hàng không được cho vay để trả nợ khoản cấp tín dụng tại chính tổ chức tín dụng cho vay (đảo nợ), trừ trường hợp vay để thanh toán lãi tiền vay phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình, mà chi phí lãi tiền vay được tính trong tổng mức đầu tư xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về nội dung "pháp luật về hạn chế cấp tín dụng và cấm cấp tín dụng".

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác!

Luật Minh Khuê (Sưu tầm và biên tập)