Dòng biển lạnh Ca-na-ri ảnh hưởng đến khí hậu ở vùng ven biển Tây Bắc châu Phi như thế nào

Kể tên các dòng biển nóng, lạnh chảy ven bờ biển châu Phi?

kể tên các dòng biển nóng,lạnh chảy ven bờ biển châu Phi .Các dòng biển này có ảnh hưởng như thế nào đối vs lượng mua ở các vùng ven biển châu Phi.

Câu 2. Quan sát hình 26.1:

 - Nêu tên các dòng biển nóng, các dòng biển lạnh chảy ven bờ biển châu Phi.

 - Cho biết ý nghĩa của kênh đào Xuy-ê đối với giao thông đường biển trên thế giới.


- Các dòng biển chảy ven bờ biển châu Phi:

+ Dòng biển nóng: Ghi-nê, Mũi Kim, Mô-dăm-bích.

+ Dòng biển lạnh: Ca-na-ri, Ben-ghê-la, Xô-ma-li.

- Ý nghĩa của kênh đào Xuy-ê đối với giao thông đường biển trên thế giới: rút ngắn được đường biển từ Đại Tây Dương sang Ấn Độ Dương [nếu không có kênh đào, thì đường biển phải chạy vòng qua mũi Hảo Vọng và mũi Kim ở cực Nam châu Phi].


Trắc nghiệm địa lí 7 bài 26: Thiên nhiên châu Phi

Từ khóa tìm kiếm Google: các dòng biển nóng, các dòng biển lạnh, dòng biển chảy ven bờ biển châu Phi, ý nghĩa kênh đào Xuy -ê.

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

Giải Bài Tập Địa Lí 7 – Bài 27: Thiên nhiên châu Phi [tiếp theo] giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:

– Châu Phi là châu lục nóng.

– Khí hậu châu Phi khô, hình thành những hoang mạc lớn.

– Phần lớn lãnh thổ nằm giữa hai chí tuyến nên châu Phi là lục địa nóng

– Khí hậu châu Phi khô, hình thành những hoang mạc lớn nhất thế giới [hoang mạc Xa-ha-ra]:

      + Chí tuyến Bắc đi qua giữa Bắc Phi, nên quanh năm Bắc Phi nằm dưới áp cao cận chí tuyến, thời tiết rất ổn định, không có mưa

      + Phía bắc của Bắc Phi là lục địa Á – Âu, một lục địa lớn nên gió mùa Đông Bắc từ lục địa Á – Ầu thổi vào Bắc Phi khô ráo, khó gây ra mưa.

      + Lãnh thổ Bắc Phi rộng lớn, lại có độ cao trên 200m nên ảnh hưởng của biển khó ăn sâu vào đất liền.

– Dòng biển lạnh Ca-na-ri chảy ven bờ biển Tây Bắc châu Phi, dòng biển lạnh Ben-ghê-la chảy ven bờ biển Tây Nam châu Phi, lượng mưa vùng ven biển dưới 200mm.

– Dòng biển nóng Ghi-nê chảy ven vịnh Ghi-nê, lượng mưa vùng ven biển trên 2.000mm.

– Dòng biển nóng Xô-ma-li, dòng biển nóng Mô-dăm-bích, dòng biển nóng Mũi Kim chảy ven bờ biển Đông châu Phi, lượng mưa vùng ven biển từ l.000mm đến 2.000mm.

– Châu Phi có các môi trường tự nhiên: xích đạo ẩm, nhiệt đới, hoang mạc và môi trường địa trung hải.

– Sự phân bố của các môi trường tự nhiên:

      + Môi trường xích đạo ẩm: gồm bồn địa Công-gô và một dải hẹp ở ven vịnh Ghi-nê.

      + môi trường cận nhiệt đới ẩm ở vùng ven biển cực đông Nam châu Phi và phía đông đảo Ma – đa – ga – xca

      + Môi trường nhiệt đới : nằm ở phía Bắc; phía Nam xích đạo và phía Tây đảo Ma – đa – ga – xca

      + Hai môi trường hoang mạc: gồm hoang mạc Xa-ha-ra ở Bắc Phi; hoang mạc Ca-la-ha-ri, hoang mạc Na-mip ở Nam Phi.

      + Hai môi trường địa trung hải: gồm dãy At-lat và vùng đồng bằng ven biển Bắc Phi, vùng cực Nam châu Phi.

– Các môi trường tự nhiên của châu Phi nằm đối xứng qua xích đạo. Nguyên nhân: do đường xích đạo đi ngang qua giữa lãnh thổ châu Phi nên có sự đối xứng của các đới khí hậu qua xích đạo .

Mối tương quan giữa lượng mưa và lớp phủ thực vật ở châu Phi :

– Lượng mưa dưới 200mm: môi trường hoang mạc.

– Lượng mưa 200 – 1000mm: môi trường nhiệt đới và môi trường địa trung hải.

– Lượng mưa trên 1000mm: môi trường nhiệt đới và xích đạo ẩm.

– Xác định vị trí, ranh giới của môi trường hoang mạc và môi trường nhiệt đới trên hình 27.2

      + Hai môi trường nhiệt đới: nằm ở phía bắc và nam Xích đạo.

      + Hai môi trường hoang mạc: gồm hoang mạc Xa-ha-ra ở phía Bắc và hoang mạc Ca-la-ha-ri, hoang mạc Na-mip ở Nam Phi. Các hoang mạc này đều nằm ở khu vực chí tuyến.

– Đặc điểm của môi trường nhiệt đới và môi trường hoang mạc:

      + Hai môi trường nhiệt đới: càng xa xích đạo lượng mưa càng giảm , rừng rậm nhường chỗ cho rừng thưa và xavan cây bụi . Nhờ nguồn thức ăn phong phú, xavan là nơi tập trung nhiều động vật ăn cỏ và ăn thịt .

      + Hai môi trường hoang mạc: khí hậu khắc nghiệt, mưa rất hiếm, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm lớn; thực, động vật nghèo nàn.

– Nguyên nhân khiến cho hoang mạc chiếm diện tích lớn ở Bắc Phi:

      + Chí tuyến Bắc đi qua giữa Bắc Phi, nên quanh năm Bắc Phi nằm dưới áp cao cận chí tuyến, thời tiết rất ổn định, không có mưa.

      + Phía bắc của Bắc Phi là lục địa Á – Âu, một lục địa lớn nên gió mùa Đông Bắc từ lục địa Á-Âu thổi vào Bắc Phi khô ráo, khó gây ra mưa.

      + Lãnh thổ Bắc Phi rộng lớn, lại có độ cao trên 200m nên ảnh hưởng của biển khó ăn sâu vào đất liền.

Đáp án và lời giải chính xác cho câu hỏi: “Kể tên các dòng biển lạnh chạy ven bờ Châu Phi?”cùng với kiến thức mở rộng do Top lời giảitổng hợp, biên soạn về các dòng biển là tài liệu học tập môn Địa lí 6 bổ ích dành cho thầy cô và các bạn học sinh tham khảo.

Trả lời câu hỏi: Kể tên các dòng biển lạnh chạy ven bờ Châu Phi?

- Các dòng biển lạnh chạy ven bờ châu Phi:

+ Dòng biển Ben-ghê-la: Dòng biển lạnh Ben-ghê-la, chảy từ phía Nam lên xíchđạo.

+ Dòng biển lạnh Canari nằm ở đại dương Thái Bình Dương: Dòng biển lạnh Ca-na-ri chảy ven bờ biển Tây Bắc châu Phi, dòng biển lạnh Ben-ghê-la chảy ven bờ biển Tây Nam châu Phi, lượng mưa vùng ven biển dưới 200mm.

+ Dòng biển Xô-ma-li: Dòng biển lạnh Xô-ma-li chảy ven bờ biển Đông châu Phi, lượng mưa vùng ven biển từ 1.000mm đến 2.000mm.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về các dòng biển qua bài viết dưới đây nhé.

Kiến thức tham khảo về các dòng biển

1. Dòng biển là gì?

- Như ở trên đã nói, dòng biến là sự chuyển động tịnh tiến thành công của nước biển từ những nơi khác nhau trong một đại dương trên Trái Đất. Nguyên nhân chính khiến dòng biển xuất hiện là gió. Các loại gió thổi đều đặn và thường xuyên theo một hướng nhất định, ví dụ gió Mậu Dịch hay gió Tây Ôn Đới,… hình thành các dòng biển trong đại dương. Do nhiệt độ, độ mặn chênh lệch cùng với tỉ trọng giữa các khối nước trong các biển khác nhau mà tạo ra dòng biển khác nhau.

- Các dòng biển, hay còn gọi hải lưu có thể lưu thông trên một quảng đường dài hàng nghìn km. Chúng có tầm quan trọng trong việc xác định khí hậu lục địa, đặc biển các vùng ven biển. Chẳng hạn quần đảo Hawaii, với khí hậu cận nhiệt đới, ở đây sẽ mát mẻ hơn so với các khu vực có cùng vĩ độ với nó bởi dòng hải lưu California tạo ra.

- Các dòng biển sâu lưu thông bởi các độ chênh lệch về nhiệt độ và mật độ. Một số dòng chảy hải lưu sâu nằm dưới dấy đại dương còn được gọi là “băng tải đại dương”do sự luân chuyển nhiệt muối. Do chúng chảy sâu dưới đáy biển nên con người rất khó phát hiển, chính vì thế chúng được gọi là các con sông ngầm dưới đáy đại dương. Đối với các sinh vật, dòng hải lưu có vai trò quan trọng trong quá trình phân tán và di cư. Hơn nữa, những dòng chảy này làm tăng sự trao đổi nước, độ muối, phân bố lại nhiệt độ,… ảnh hưởng lớn đến tuần hoàn nước trong đại dương, cũng như hoàn lưu khí quyển và khí hậu trên thế giới, đặc biệt đối với các quốc gia gần biển.

2. Nguyên nhân chính sinh ra dòng biển là gì? Phân loại dòng biển

- Theo nghiên cứu của các nhà khoa học,nguyên nhân sinh ra dòng biển là do gió. Cụ thể: Hệ thống gió thường xuyên của hoàn lưu khí quyển như gió Tín phong, gió Tây ôn đới, gió Đông vùng cực, gió mùa,… chính là động lực chủ yếu gây lên dòng chảy trong biển và đại dương. Ngoài ra còn có các nhân tố khác đó như sự chênh lệch nhiệt độ nước biển ở các vĩ độ, nồng độ muối hòa tan,…

3. Có mấy loại dòng biển?

- Có 2 loại dòng biển bao gồm dòng biển nóng và dòng biển lạnh. Cụ thể:

+ Dòng biển lạnh: Khi nước biển chảy từ vùng biển lạnh sang vùng biển nóng thì nhiệt độ của nó sẽ thấp hơn môi trường xung quanh thì được gọi là dòng biển lạnh. Dòng biển lạnh xuất phát từ vĩ tuyến 30 – 40० gần bờ Đông các đại dương rồi chảy hướng về Xích đạo.

+ Dòng biển nóng: Khi nước từ vùng biển nóng chảy sang vùng biển lạnh khiến cho nhiệt độ ở đây bị cao hơn so với môi trường xung quanh. Dòng biển nóng xuất phát từ 2 bên đường Xích đạo rồi chảy theo hướng Tây khi gặp lục địa thì chuyển hướng chảy về cực.

- Khi 2 dòng biển này gặp nhau sẽ hợp lại thành vòng hoàn lưu ở mỗi bán cầu.

- Ở Bắc Bán Cầu, dòng biển lạnh xuất phát từ cực rồi men theo bờ Tây các đại dương chảy hướng về Xích đạo.

- Dòng biển nóng và dòng biển lạnh đối xứng nhau qua bờ đại dương.

- Ở những vùng có gió mùa thì dòng biển sẽ đổi chiều theo mùa.

→ Nơi có dòng biển nóng chảy qua, nước sẽ bị bốc hơi tạo thành khí ẩm dẫn đến mưa nhiều. Còn nơi có dòng biển lạnh chảy qua thì nước khó bốc hơi nên lượng mưa ít và thậm chí là không có mưa.

Dòng biển lạnh Ca-na-ri ảnh hưởng đến khí hậu ở vùng ven biển Tây Bắc châu Phi như thế nào

Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây

Những câu hỏi liên quan

“Tại sao châu Phi có nhiều hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn nhất thế giới, đặc biệt là ở Bắc Phi?”Chọn các ý giải thích đúng:

1. Có đường chí tuyến đi qua.

2. Có các dòng biển lạnh chạy sát ven bờ.

3. Có nhiều dòng biển nóng chạy ven bờ.

4. Chịu ảnh hưởng của các khối khí nội địa từ châu Á thổi sang.

5. Chịu ảnh hưởng của nhiều loại gió (gió mùa, tín phong, tây ôn đới,…).

(Chỉ được chọn 1 đáp án)

A.1, 2, 3

B.1, 2, 4

C.1, 3 ,5

D.3, 4, 5