Tại sao khi hát ca sĩ lại đeo tai nghe

Nếu để ý, có thể bạn cũng biết các ca sỹ, nghệ sỹ khi lên sân khấu thường xuyên đeo tai nghe. Thậm chí, với nhiều nghệ sỹ, chiếc tai nghe này còn được thiết kế mang đậm dấu ấn cá nhân. Vậy bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao họ lại làm điều này chưa?

Có thể bạn chưa biết, những chiếc tai nghe đặc biệt này được gọi là In-ear monitors (IEM).

Chúng thường được sử dụng bởi các nghệ sỹ, ca sỹ, kỹ sư âm thanh hay những tay chơi âm thanh nói chung để nghe nhạc hoặc nghe một bản mix cá nhân những âm thanh (nhạc cụ hoặc tiếng hát) khi đang ở trên sân khấu hoặc thu âm.

Tại sao khi hát ca sĩ lại đeo tai nghe

Với nhiều ca sỹ, những chiếc tai nghe IEM là vật bất ly thân khi lên sân khấu.

Trên sân khấu, trước đây thường gắn liền với một hệ thống loa monitor. Thông thường, đây là hệ thống loa được đặt trên sân khấu và hướng về phía người biểu diễn (nó còn được biết đến với tên gọi loa sàn).

Những chiếc loa này chủ yếu là để người biểu diễn có thể nghe lại âm thanh của chính mình hoặc để band nhạc có thể chơi chính xác và ăn ý với nhau hơn.

Hệ thống loa monitor có hai điểm trừ. Thứ nhất, chúng làm tăng âm lượng trên sân khấu đến mức có thể ảnh hưởng đến thị lực của người biễu diễn.

Thứ hai, mặc dù loa sàn có thể đặt hướng về ca sỹ, tay trống hay một người chơi guitar nhất định, những người khác có thể nghe nhầm âm thanh loa sàn dành cho người khác khiến ảnh hưởng đến chất lượng trình diễn.

Bằng cách đeo tai nghe IEM, các nghệ sỹ có thể giải quyết được cả hai vấn đề này.

Tại sao khi hát ca sĩ lại đeo tai nghe

Thiết kế những chiếc tai nghe IEM được tùy biến để vừa khít với ống tai người đeo, từ đó mang lại hiệu quả cách âm cao nhất. Phần ngoại hình cũng được thiết kế riêng để thể hiện cá tính.

Như vậy tai nghe IEM giúp ca sỹ có thể nghe được rõ ràng các âm thanh về nhạc cụ, giọng hát mình cần nghe hơn trong khi đó lại giảm được âm thanh trên sân khấu. Bên cạnh đó, tai nghe IEM còn có chức năng lọc các âm thanh môi trường do được thiết kế vừa khít với ống tai người đeo.

Vì thế, ở một số sân khấu ca nhạc còn có đặt một hệ thống nhiều microphone để ca sỹ có thể nghe thấy những phản hồi nhất định của khán giả thông qua chiếc tai nghe IEM.

Nhìn chung, những chiếc tai nghe IEM hay được các ca sỹ mang lên sân khấu có ba điểm cộng nằm ở chất lượng âm thanh tốt, khả năng cách âm tốt và độ thoải mái cao. Đó là chưa kể đến tính thẩm mỹ.

Nó giúp các ca sỹ thể hiện tốt hơn phần trình diễn trực tiếp của mình trên sân khấu, đặc biệt là các sân khấu lớn.

Hình ảnh các ca sĩ đeo tại nghe khi trình diễn có lẽ đã trở nên quen thuộc với khán giả. Nhiều người vẫn nghĩ rằng đây chỉ là phụ kiện mà các nghệ sĩ chọn để khiến mình “ngầu” hơn khi  đứng trên sân khấu. Tuy nhiên, chiếc tai nghe ấy lại có một công dụng vô cùng đặc biệt, ảnh hưởng rất lớn đến các tiết mục của họ.

Tại sao khi hát ca sĩ lại đeo tai nghe
Nhiều nghệ sĩ thường đeo tai nghe khi hát.

Khác biệt hoàn toàn với những loại tai nghe chuyên dụng, các ca sĩ thường dùng trên sân khấu được gọi là in-ear monitors (IEM). Đó là loại  headphone giúp người nghe nghe thấy giọng hát của chính mình kể cả khi phía dưới đang có hàng trăm, hàng nghìn khán giả hò reo, cổ vũ.

Tại sao khi hát ca sĩ lại đeo tai nghe
Sơn Tùng cũng thường xuyên sử dụng chiếc tai nghe IEM.

Trước đây trên các sân khấu lớn thường dùng một hệ thống loa gọi là monitor. Dàn hoa này giúp cho ban nhạc và các ca sĩ kết nối với nhau. Tuy nhiên, monitor có khá nhiều hạn chế, trong đó phải kể đến là âm thanh của nó rất lớn khiến nhạc công và cả nghệ sĩ nghe nhầm và có thể sai nhịp, lệch nhịp khi hát. Đây là tình huống khá “trớ trêu” trên sân khấu, nhiều khán giả không hiểu được sẽ đánh giá trực tiếp đến trình độ cảm nhạc của nghệ sĩ.

Tại sao khi hát ca sĩ lại đeo tai nghe
Gia đình Hoa dâm bụt cũng đeo tai nghe mỗi khi hát.

Sơn Tùng cũng có một lần rơi vào tình huống tương tự khi đi hát liveshow cách đây khoảng 2 năm. Lúc đó do phía dưới sân khấu khá ồn nên anh đã nghe sai nhịp mà vào luôn câu đầu của bài hát Lạc trôi: “Người theo hương hoa mây mù giăng lối"... Tuy nhiên sau đó anh đã nhận ra sự cố và xử lí có cách xử lí rất đáng yêu khi liên tục nói câu: “Chưa mà, chưa mà” để trấn an khán giả.

Tại sao khi hát ca sĩ lại đeo tai nghe
Sơn Tùng từng gặp sự cố hát lệch nhạc.

Bởi vậy, in-ear monitors (IEM) ra đời như một loại phụ kiện thông minh, khắc phục được những vấn đề hạn chế của monitor. Khi đeo chiếc tai nghe chuyên dụng này, nghệ sĩ không những nghe rõ mình đang hát gì mà còn rõ luôn giai điệu của bài hát, kể cả khi đang biểu diễn ở sân khấu ngoài trời hay hội trường đông người. Với việc bám sát vào tai, in-ear monitors còn giúp người đeo cảm nhịp mà không bị lẫn bất kì tạp âm nào.

Tại sao khi hát ca sĩ lại đeo tai nghe
Đeo tai nghe giúp nghệ sĩ cảm nhạc tốt hơn.

Chính vì công dụng đặc biệt này mà in-ear monitors thường là vật “bất ly thân” nếu nghệ sĩ phải biểu diễn trên các sân khấu có đông khán giả. Đáng chú ý hơn cả, nhiều ca sĩ còn đặt thiết kế cho mình những chiếc tai nghe riêng để làm nên dấu ấn cá nhân. 

Tại sao khi hát ca sĩ lại đeo tai nghe
Có rất nhiều loại tai nghe với màu sắc và kiểu dáng đa dạng.

Tuy vậy, khi hát các nốt cao, âm thanh trong tai nghe được truyền đến quá lớn khiến tai các ca sĩ sẽ bị đau nhức. Đó cũng là lí do vì sao họ từng tháo IEM ra một cách rất dứt khoát mỗi khi hát đến đoạn cao trào. Dù còn nhiều bất cập nhưng cũng không thể phủ nhận được rằng, chiếc tai nghe này là trợ thủ đắc lực giúp các nghệ sĩ tự tin hơn trên sân khấu để đem đến cho khán giả những ca khúc chất lượng nhất.

Chắc hẳn khi xem biểu diễn trực tiếp, nhiều người sẽ thấy ca sĩ và nhạc công đeo tai nghe. Làm thế sẽ giúp được gì cho họ?

Hỏi: Vì sao ca sĩ và nhạc công phải đeo tai nghe khi biểu diễn live?

Trả lời:

Ca sĩ và nhạc công không chỉ đeo tai nghe khi biểu diễn mà cả khi thu âm cũng vậy. Loại tai nghe họ dùng gọi là in-ear monitors (IEM), có tác dụng giúp người biểu diễn nghe thấy chính giọng mình ngay cả khi nhạc xung quanh được chơi với âm lượng rất lớn.

Tại sao khi hát ca sĩ lại đeo tai nghe

Để hiểu về cách IEM hoạt động, trước hết chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách các bản thu âm ngày nay được thực hiện như thế nào. Đầu tiên người ta sẽ thu âm từng loại nhạc cụ, sau đó lồng ghép, chỉnh sửa, nén và thêm hiệu ứng cần thiết. Tuy nhiên, quá trình này có thể bị tác động rất nhiều nếu như có tạp âm từ bên ngoài lọt vào trong quá trình thu âm, chẳng hạn như tiếng của một loại nhạc cụ khác, giọng nói, tiếng xe cộ ngoài đường. Để hình dung rõ hơn, có một ví dụ như sau: nếu bạn đi ngoài đường và sử dụng điện thoại, người ở đầu dây bên kia sẽ nghe rõ cả tiếng của bạn cũng như tạp âm bên ngoài. Mic của studio cũng giống như mic ở điện thoại, sẽ thu lại bất cứ âm thanh nào mà nó bắt được, kể cả tạp âm. Thử thu âm tiếng piano và trống ở trong một căn phòng và bạn sẽ nghe thấy không chỉ tiếng trống, tiếng piano mà còn bất cứ thứ tiếng ồn nào khác xung quanh chiếc piano.

Tại sao khi hát ca sĩ lại đeo tai nghe

Lấy ví dụ từ một bài hát rất nổi tiếng, “Can Buy Me Love” của nhóm Beatles. Ban đầu họ thu âm với toàn bộ ban nhạc hát trực tiếp trên sân khấu, sau đó mới thêm các chi tiết khác vào bản nhạc như hợp xướng, bộ gõ và phần biểu diễn guitar. Ở đoạn solo guitar (dùng để chèn vào đoạn cả nhóm đang hát), bạn có thể nghe thấy tiếng guitar gốc đang chơi và được thu âm trong khi cả nhóm đang hát live. Tiếng guitar bị lẫn vào trong  hoc a  đang thu âm các nhạc cụ khác, vì thế trong bản ghi âm hoàn chỉnh, tiếng guitar thật ra là tiếng được chèn vào sau cùng.

Các bản thu âm hiện nay cũng được làm như vậy. Ca sĩ sẽ thu phần hát của mình trong một phòng nhỏ, được gắn cách âm. Phòng này có tác dụng cách li phần vocal khỏi bất cứ tiếng nhạc cụ nào đang được chơi cùng lúc đó ở studio. Hiển nhiên, ca sĩ vẫn cần phải nghe được để có thể căn thời gian và hát cho chuẩn. Tuy nhiên, nếu đặt loa trong phòng, hiện tượng lọt tạp âm sẽ còn trầm trọng hơn, do đó tai nghe với âm lượng vừa đủ nhỏ để làm nhạc nền  hoc a sĩ hát vẫn là giải pháp tốt nhất. Đối với các nhạc cụ khác, quá trình thu âm cũng tương tự như vậy

Tại sao khi hát ca sĩ lại đeo tai nghe

Trong khi biểu diễn trực tiếp, ca sĩ cũng đeo tai nghe IEM với bề ngoài rất giống tai nghe thông thường. Một vài năm trước đây, ở các buổi biểu diễn âm nhạc, người ta còn sử dụng loa monitor loại foldback, hay còn gọi là stage monitoring, đóng vai trò giống như hệ thống loa thứ cấp hướng về phía người biểu diễn. Loa foldback có thể dùng để tạo ra âm thanh của nhạc cụ hoặc ca sĩ trên sân khấu, cho phép người biểu diễn có thể nghe thấy những âm thanh cần nghe để làm mốc tốt hơn và chuẩn về thời gian cũng như âm sắc hơn. Vấn đề lớn nhất của loa foldback là nhiều lúc nó cần được chơi với mức lâm lượng rất lớn, đặc biệt là lúc người biểu diễn cần loa foldback chơi lớn hơn tải mà ampli có thể chịu để nghe rõ hơn các loại nhạc cụ lớn khác. Về lâu dài, điều này rất không tốt cho tai, và ảnh hưởng cực lớn đến sức khỏe của người biểu diễn. Chưa kể, nếu nhiều người biểu diễn cùng lúc, mỗi người cần nghe một hoặc một vài loại âm nhạc cụ khác nhau thì tiếng ở trên sân khấu sẽ rất khó nghe vì các âm này bị hòa trộn hết vào nhau.

Tại sao khi hát ca sĩ lại đeo tai nghe

Bởi lý do ấy, tao nghe IEM vẫn là lựa chọn rất lý tưởng, bởi chúng có thể tạo ra mức âm lượng nhỏ hơn nhiều nhưng vẫn đủ để cho người biểu diễn nghe rõ, giải quyết rất hiệu quả vấn đề lẫn âm, trộn âm. Nhìn chung, những chiếc tai nghe IEM hay được các ca sỹ mang lên sân khấu có ba điểm cộng nằm ở chất lượng âm thanh tốt, khả năng cách âm tốt và độ thoải mái cao. Đó là chưa kể đến tính thẩm mỹ. Nó giúp các ca sỹ thể hiện tốt hơn phần trình diễn trực tiếp của mình trên sân khấu, đặc biệt là các sân khấu lớn.

Các bạn có thể tham khảo các thông tin khác tại đây