Độc tiểu thanh kí có mấy cách giải thích

Em hiểu gì về tên bài thơ Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du là tài liệu văn mẫu lớp 10 hay dành cho các bạn tham khảo, nhằm có ý tưởng hoàn thiện bài phân tích được hiệu quả hơn. Chúc các em học tốt!

Ý nghĩa nhan đề bài thơ Độc Tiểu Thanh kí

Nhan đề tác phẩm là một trong số các yếu tố quan trọng góp phần tạo nên thành công của một tác phẩm. Bài văn mẫu: Em hiểu gì về tên bài thơ Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du sẽ hướng dẫn các em cách giải thích nhan đề đầy ấn tượng này.

Ngày xưa, những tên sách có chữ "kí" ở phía sau đều muốn chỉ những tác phẩm văn học bằng văn xuôi.

Tây du kí là câu chuyện viết về chuyến đi về phía tây của thầy trò Đường Tăng. Thượng kinh kí sự là câu chuyện viết về chuyến đi lên kinh đô của Lê Hữu Trác... Vậy Tiểu Thanh kí là câu chuyện viết về nàng Tiểu Thanh. Vậy Tiểu Thanh ở đây là nhân vật trong tác phẩm chứ không phải là chủ thể sáng tạo ra tác phẩm. Ai đã đọc Tiểu thanh kí đều biết câu chuyện ấy kể lại lúc sinh thời cô có làm thơ, khi chết những bài thơ ấy đã bị vợ cả đốt, còn sót lại một ít trang. Người đời thương tiếc đem khắc in gọi là "phần dư" gồm 11 bài. Như vậy trong truyện Tiểu thanh kí mặc dầu có chép lại "phần dư" nhưng cả tác phẩm viết về cô Tiểu Thanh chứ không phải cô Tiểu Thanh viết tác phẩm đó.

Tiểu Thanh là ai? Ta có thể đọc kĩ phần chú thích ở sách giáo khoa. Hiện nay khi đến Tây Hồ nhiều người vẫn viếng mộ Tiểu Thanh.

Trang thơ còn đau hơn, trang đã cháy đau hơn.

Những khách sáng nay chưa ai đọc thơ nàng

Nghìn trang thơ không nói hết một cuộc đời đã vỡ

Nhỏ một giọt lệ bên mồ đâu phải chuyện văn chương.

(Thăm mộ Tiểu Thanh - Chế Lan Viên)

Nhưng Tiểu Thanh trong tác phẩm không phải là nhân vật hoàn toàn trùng khớp với Tiểu Thanh trong cuộc đời. Tiểu Thanh trong đời thực sinh năm 1594 mất 1612 còn Nguyễn Du sinh năm 1762 mất năm 1820, dù tính ra sao cũng không thể là "300 năm lẻ". Ở đây cần lưu ý Tiểu Thanh trong Tiểu Thanh kí thì mất năm 1492. Nguyễn Du khóc nàng 1813 nên nói 300 năm lẻ là đúng.

Vì thế có người đã cho rằng đặt tên cho nhân vật Tiểu Thanh tác giả muốn nhắn nhủ với độc giả rằng con người lụy tình sẽ có số phận thật hẩm hiu đáng thương (chữ TIỂU hợp với chữ THANH trong tiếng Hán là chữ TÌNH).

Các tài liệu liên quan đến bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí:

  • Soạn văn 10 bài Đọc Tiểu Thanh kí
  • Soạn bài Đọc "Tiểu thanh kí"
  • Cảm nghĩ về nhân vật Tiểu Thanh trong Đọc "Tiểu Thanh kí" của Nguyễn Du
  • Phân tích bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí (Độc Tiểu Thanh kí) của Nguyễn Du

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới các em học sinh bài: Em hiểu gì về tên bài thơ Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du. Để giúp các bạn học tốt hơn môn Ngữ văn 10, VnDoc xin giới thiệu thêm tới các bạn học sinh tài liệu Đề thi học kì 1 lớp 10, Soạn bài lớp 10, Học tốt Ngữ văn 10, Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải để đạt kết quả cao trong học tập.

      Ngày xưa, những tên sách có chữ “kí” ở phía sau đều muốn chỉ những tác phẩm văn học bằng văn xuôi.

      Tây du kí là câu chuyện viết về chuyến đi về phía tây của thầy trò Đường Tăng. Thượng kinh kí sự là câu chuyện viết về chuyến đi lên kinh đô của Lê Hữu Trác... Vậy Tiểu Thanh kí là câu chuyện viết về nàng Tiểu Thanh. Vậy Tiểu Thanh ở đây là nhân vật trong tác phẩm chứ không phải là chủ thể sáng tạo ra tác phẩm. Ai đã đọc Tiểu thanh kí đều biết câu chuyện ấy kể lại lúc sinh thời cô có làm thơ, khi chết những bài thơ ấy đã bị vợ cả đốt, còn sót lại một ít trang. Người đời thương tiếc đem khắc in gọi là “phần dư” gồm 11 bài. Như vậy trong truyện Tiểu thanh kí mặc dầu có chép lại “phần dư” nhưng cả tác phẩm viết về cô Tiểu Thanh chứ không phải cô Tiểu Thanh viết tác phẩm đó.

      Tiểu Thanh là ai? Ta có thể đọc kĩ phần chú thích ở sách giáo khoa. Hiện nay khi đến Tây Hồ nhiều người vẫn viếng mộ Tiểu Thanh.

Trang thơ còn đau hơn, trang đã cháy đau hơn.

Những khách sáng nay chưa ai đọc thơ  nàng

Nghìn trang thơ không nói hết một cuộc đời đã vỡ

Nhỏ một giọt lệ bên mồ đâu phải chuyện văn chương.

(Thăm mộ Tiểu Thanh - Chế Lan Viên)

      Nhưng Tiểu Thanh trong tác phẩm không phải là nhân vật hoàn toàn trùng khớp với Tiểu Thanh trong cuộc đời. Tiểu Thanh trong đời thực sinh năm 1594 mất 1612 còn Nguyễn Du sinh năm 1765 mất năm 1820, dù tính ra sao cũng không thể là “300 năm lẻ”. Ở đây cần lưu ý Tiểu Thanh trong Tiểu Thanh kí thì mất năm 1492. Nguyễn Du khóc nàng 1813 nên nói 300 năm lẻ là đúng.

      Vì thế có người đã cho rằng đặt tên cho nhân vật Tiểu Thanh tác giả muốn nhắn nhủ với độc giả rằng con người lụy tình sẽ có số phận thật hẩm hiu đáng thương (chữ TIỂU hợp với chữ THANH trong tiếng Hán là chữ TÌNH).

Loigiaihay.com

Giải thích ý nghĩa bài thơ “Độc Tiểu Thanh kí” (“Đọc tập Tiểu Thanh Kí”) của Nguyễn Du.

DÀN Ý

I. MỞ BÀI

Tiểu Thanh là tên hiệu của cô gái họ Phùng sống vào đời Minh, Trung Quốc. Nàng làm lẽ, bị vợ cả ghen, bắt ra ở Cô Sơn cạnh TâyHồ. Vì cô đơn sầu muộn, nàng chết lúctuổi vừa tròn mười tám, chỉ để lại một tập thơ “Tiều Thanh kí”. Đọc phần dư cáo của nàng, Nguyễn Du xúc động làm bài thơ: Độc Tiểu Thanh kí.

–     Ghi bài thơ và chuyển mạch.

II. THÂN BÀI

A. ĐỂ

1.                               (Tây hồ hoa uyển tẫn thành khư)

                                        Tây Hồ cảnh đẹp hóa gò hoang

Nguyễn Du hình dung cảnh Tây Hồ, nơi Tiểu Thanh bị vợ cả bắt ra ở đấy, nay đã thành gò hoang, cũng như Nguyễn Du đến với Tiểu Thanh qua mảnh giấy tàn tức là phần dư cáo của nàng.

Gò hoang lạnh chôn cất người tài sắc mà bạc mệnh, thật là đáng thương cảm. Thương cảm nên tưởng niệm, và chỉ biết tưởng niệm người xưa bằng cách đọc những bài thơ cũ còn sót lại của nàng bên song cửa sổ, nên thổn thức ngậm ngùi:

(Độc điếu song tiền nhất chỉ thư)

Thổn thức bên song mảnh giấy tàn.

2. Tiểu Thanh là kẻ cô đơn, người viết cũng là kẻ cô đơn. Hai tâm hồn cô đơn dường như gặp nhau, và người hôm nay cảm thông trọn vẹn nỗi đau đớn của người xưa.

B. THỰC

Chi phấn hữu thần liên tử hậu

Văn chương vô mệnh lụy phần dư.

Son phấn có thần, chôn vẫn hận,

Văn chương không mệnh, đốt còn vương.

1. Son phấn như có tinh anh, nên người chết rồi mà vẫn xót hận. Văn chương không có số mệnh, sao lại vấn vương lụyphiền.

2. Sắc đẹp và văn chương là hai thứ gắn bó với Tiểu Thanh lúc sinh thời của nàng. Son phấn làm gì có thần, nhưng Nguyễn Du đã tạo thần cho để rồi tự hận, để thương hận cho Tiểu Thanh. Văn chương cũng vậy, làm gì có mệnh, nhưng Nguyễn Du cũng gắn mệnh cho để rồi vương vấn xót thương cho Tiểu Thanh.

C. LUẬN

(Cổ kim hận sự thiên nan vấn

Phong vận kì oan ngã tự cư.)

Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi,

Cái án phong lưu khách tự mang.

1. Từ câu thực, Nguyễn Du đi đến câu luận có tính cách triết lí. Nỗi hờn kim cố là nỗi hận muôn đời. Nhà thơ như dồn cái hận muôn đời vào niềm thương hận cho số kiếp của Tiểu Thanh. Muốn hỏi trời vì sao có nỗi hận này, không hỏi được lại càng thêm hận.

2. Còn khách phong lưu lẽ ra đáng được hưởng những thú phong lưu, sao lại phải mang cái án lạ lùng?

Không trả lời được, nhà thơ đành thở than: Ta tự thấy mình là người cùng hội cùng thuyền với kẻ mắc nỗi oan lạ lùng vì nết phong nhã.

D. KẾT

(Bất tri tam bách dư niên hậu

Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như:)

Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa

Người đời ai khóc Tố Như chăng?

1.   Tiểu Thanh mất vào thế kỉ XVI thi ba trăm năm sau, vào thế kỉ XIX có một người là Tố Như (tức Nguyễn Du) làm thơ khóc nàng. Nhưng chẳng biết ba trăm năm sau khi Tố Như mất đi trong thiên hạ ai là người khóc cho?

2.   Một câu hỏi làm não lòng người, thể hiện nỗi bi thương tột độ. Cuộc đời vẫn hiếm hoi những tri âm, tri kỉ. Nguyễn Du đang xót thương cho Tiểu Thanh, bỗng quay ra tự xót thương mình. Bởi lẽ Nguyễn Du và Tiểu Thanh cùng chung một số kiếp tài tử giai nhân đầy lận đận.

III. KẾT BÀI

Tấm lòng nhân đạo cao cả của Nguyễn Du thể hiện sâu sắc trong các tác phẩm của ông, đặc biệt là bài thơ này. Thương người đang sông (Sở kiến hành), thương người chịu kiếp đọa đày (Truyện Kiều), thương người bất hạnh (Văn chiêu hồn), còn thương cả người đã khuất (Độc Tiểu Thanh kí). Thật như lời thơ Tố Hữu:

Tâm lòng thơ vẫn tình đời thiết tha.

                                          (Kính gửi cụ Nguyễn Du)

Nguồn: choiphongthuy.com Chơi Phong Thủy