Đề cương ôn tập ngữ văn 8 hk1

- Là thể loại cỡ nhỏ của tác phẩm văn xuôi hư cấu, thường phản ánh một “khoảnh khắc”, một tình huống độc đáo, một sự kiện gây ấn tượng mạnh, có ý nghĩa nhất trong cuộc đời nhân vật

- Kết cấu truyện ngắn không chia thành nhiều tuyến nhân vật; sử dụng chi tiết cô đúc và lối hành văn mang nhiều ẩn ý

- Có truyện ngắn khai thác cốt truyện kì lạ, lại có truyện ngắn viết về câu chuyện giản dị, đời thường; có truyện ngắn giàu tính triết lí, trào phúng, châm biếm, hài hước, lại có truyện ngắn rất giàu chất thơ,…

b. Thơ sáu chữ, bảy chữ

- Thơ sáu chữ là thể thơ mỗi dòng có sáu chữ (sáu tiếng). Các dòng thơ trong bài thường ngắt nhịp 2/2/2 hoặc 4/2, có khi ngắt nhịp 3/3

- Thơ bảy chữ là thể thơ mỗi dòng có bảy chữ. Các dòng trong bài thơ thường ngắt nhịp 4/3, cũng có khi ngắt nhịp 3/4. Cách ngắt nhịp còn phụ thuộc vào nghĩa của câu thơ, dòng thơ

- Bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ thường có nhiều vần. Vần thường và vần chân, có thể gieo vần liền hoặc vần cách

c. Văn bản thông tin

- Là một hình thức viết nhằm truyền đạt thông tin và kiến thức một cách chính xác và trung thực. Loại văn bản này rất phổ biến và hữu ích trong đời sống hàng ngày. Nó bao gồm nhiều thể loại khác nhau, như thông báo, chỉ dẫn, mô tả công việc, hướng dẫn sử dụng sản phẩm, lịch biểu, cơ sở dữ liệu, hợp đồng quảng cáo, các văn bản hành chính, từ điển và bản tin.

- Mục đích chính của văn bản thông tin là truyền đạt thông tin một cách khách quan và trung thực. Người đọc hoặc người nghe có thể hiểu chính xác những gì được mô tả và giới thiệu trong văn bản này. Điều này đòi hỏi người viết phải sử dụng ngôn từ rõ ràng, logic và tránh sử dụng yếu tố hư cấu hay tưởng tượng.

- Thông tin trong văn bản có thể được tổ chức theo nhiều cách khác nhau. Một số cách tổ chức thông tin phổ biến bao gồm: theo nguyên nhân-kết quả, theo trật tự thời gian, theo so sánh và phân loại, và theo vấn đề và giải pháp. Cách tổ chức thông tin phụ thuộc vào mục đích và đối tượng của văn bản.

d. Hài kịch và truyện cười

Hài kịch

Hài kịch là một thể loại của kịch, hướng vào sự cười nhạo cái xấu xa, là bịch, lạc

hậu,... đối lập với các chuẩn mực về cái tốt đẹp, tiến bộ. Trong hài kịch có nhiều hình

thức xung đột, nhưng phổ biến nhất là sự không tương xứng giữa cái bên trong với cái

bên ngoài. Xung đột kịch biểu hiện qua hành động kịch với các sự việc, tình huống

gây cười. Nhân vật chính trong hài kịch là những kiểu người có tính cách tiêu biểu cho

các thói xấu đáng phê phán: hà tiện, tham lam, kiêu căng, khoe mẽ,... Lời đối thoại

trong hài kịch mang đậm tính khẩu ngữ; cấu trúc đối thoại dựa trên những nội dung đối

nghịch. Hài kịch thường sử dụng các thủ pháp trào phúng như: tạo tình huống kịch tính

cải trang; dùng điệu bộ gây cười; dùng thủ pháp phóng đại, chơi chữ, gây hiểu lầm, thoại

bỏ lửng, nhại,...

Truyện cười

- Truyện cười là một thể loại tự sự có dung lượng nhỏ, dùng tiếng cười vừa để chế

giễu những thói hư tật xấu, những điều trái tự nhiên, trái thuần phong mĩ tục của con

người vừa nhằm mục đích giải trí. Truyện cười thường ngắn, cốt truyện tập trung vào

sự việc có yếu tố gây cười, tình huống trớ trêu, những nghịch lí trong đời sống,...

Bối cảnh được xây dựng trong truyện cười thường bị cường điệu so với thực tế, có yếu tố

bất ngờ. Nhân vật chính trong truyện cười thường là đối tượng bị chế giễu. Ngôn ngữ

truyện cười dân dã, nhiều ẩn ý.

- Truyện cười thường là truyện dân gian, tuy nhiên cũng có cả ở hình thức truyện kể

của văn học viết.

e. Nghị luận xã hội

- Một văn bản nghị luận bao gồm nhiều thành tố: luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng… Các thành tố đó được tổ chức thành một chỉnh thể, có quan hệ chặt chẽ với nhau, nhằm đạt hiệu quả thuyết phục cao nhất

- Là thành tố có tính chất bao trùm, luận đề có chức năng định hướng việc triển khai các luận điểm. Các luận điểm trong văn bản nghị luận, với sự thống nhất của lí lẽ và bằng chứng, có nhiệm vụ làm rõ từng khía cạnh và thể hiện tính nhất quán của luận đề. Mối quan hệ có tính bản chất giữa các thành tố như vậy tạo nên cấu trúc đặc thù của văn bản nghị luận

2. Phần tiếng Việt

a. Trợ từ và thán từ

b. Sắc thái nghĩa của từ ngữ

c. Các đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp

d. Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn

e. Từ Hán Việt, thành ngữ, tục ngữ

3. Phần làm văn

a. Viết bài văn kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội

b. Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ sáu chữ, bảy chữ

c. Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên

d. Viết văn bản kiến nghị về một vấn đề đời sống

e. Viết bài nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học

B. BÀI TẬP

1. Phần đọc hiểu

*Đề bài

Văn bản Tôi đi học

Câu 1: Điều gì đã khiến nhân vật “tôi” nhớ về ngày đầu tiên đi học của mình?

  1. Âm thanh tiếng trống vang lên từ ngôi trường làng
  1. Không khí náo nhiệt trên đường phố của những ngày đầu năm học
  1. Hình ảnh thiên nhiên giao mùa và những em bé ngày đầu đến trường
  1. Tất cả đáp án trên

Câu 2: Câu văn “Ý nghĩ thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi” sử dụng phép tu từ gì?

  1. Nhân hóa
  1. Ẩn dụ
  1. Hoán dụ
  1. So sánh

Câu 3: Hai câu văn sau trong tác phẩm đã thể hiện những đức tính gì của ông đốc và thầy giáo trẻ?

“Ông đốc tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi… Một thầy giáo trẻ tuổi gương mặt tươi cười, đang đón chúng tôi trước cửa lớp”

  1. Rất vui vẻ
  1. Hết lòng săn sóc và thương yêu học sinh
  1. Rất hiền hậu
  1. Tất cả đáp án trên

Văn bản Gió lạnh đầu mùa

Câu 4: Đâu là sự việc trung tâm của truyện Gió lạnh đầu mùa?

  1. Chị em Sơn chơi đùa cùng bạn
  1. Cuộc nói chuyện giữa hai mẹ con Sơn
  1. Mẹ Sơn và mẹ Hiên nói chuyện với nhau
  1. Sơn tặng Hiên chiếc áo ấm

Câu 5: Ý nghĩa của biểu tượng Gió lạnh đầu mùa là gì?

  1. Sự lạnh lẽo của cơn gió đầu mùa
  1. Thiên nhiên ngày càng khắc nghiệt
  1. Sự ấm áp của tình người
  1. A và C đún

Câu 6: Thông điệp được gửi gắm trong văn bản Gió lạnh đầu mùa là?

  1. Yêu thương con người là món quà quý giá của cuộc sống
  1. Bảo vệ thiên nhiên giúp cuộc sống chất lượng hơn
  1. Chất lượng cuộc sống nằm trong ý thức của mỗi người
  1. Tất cả đáp án trên

Văn bản Nắng mới

Câu 7: Nhân vật “tôi” đã thể hiện tình cảm, cảm xúc gì trong bài thơ?

  1. Lo lắng cho người mẹ
  1. Thương nhớ người mẹ
  1. Yêu quý người mẹ
  1. Tất cả đáp án trên

Câu 8: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

  1. Thơ thất ngôn
  1. Thơ bảy chữ
  1. Thơ tự do
  1. Thơ bốn chữ

Câu 9: Kí ức về mẹ trong tâm tưởng của nhân vật “tôi” gắn liền với hình ảnh nào?

  1. Mẹ đi ra ngoài đồng làm việc trong buổi nắng sớm
  1. Nắng chiếu qua song cửa
  1. Gà trưa gáy não nùng
  1. Mẹ đưa áo ra giậu phơi mỗi khi có nắng mới về

Văn bản Nếu mai em về Chiêm hóa

Câu 10: Ý nào không đúng khi nói về mạch cảm xúc của bài thơ?

  1. Kết cấu đơn giản, bình dị
  1. Đi từ khung cảnh thiên nhiên đến con người và những rung cảm
  1. Nỗi nhớ tha thiết cảnh sắc và con người vùng núi phía Nam
  1. Nét đặc sắc riêng về cảnh sắc khi bước sang xuân tại quê hương

Câu 11: Cách nhắc đến các địa danh ở Chiêm Hóa thể hiện rõ tình cảm gì của tác giả?

  1. Am hiểu cảnh sắc quê hương
  1. Sự yêu mến, tự hào
  1. Lợi dụng để quảng bá
  1. Tất cả đáp án trên

Văn bản Sao băng

Câu 12: Câu nào sau đây không đúng về sao băng?

  1. Là một trong những hiện tượng đẹp và kì thú của thiên nhiên
  1. Là đường nhìn thấy của các thiên thạch khi chúng đi vào khí quyển của Trái Đất
  1. Là một ngôi sao đang bị rơi khỏi bầu trời
  1. Là một thiên thạch, mảnh vỡ của các sao chổi cũ hoặc mảnh kim loại từ các tiểu hành tinh khi va chạm với nhau

Câu 13: Vì sao con người thường ước khi nhìn thấy sao băng?

  1. Vì từ cổ chí kim, luật pháp của mọi thời đại đều quy định khi nhìn thấy sao băng thì con người phải ước nguyện
  1. Vì từ xưa tới nay, con người ta luôn tin rằng nếu bạn thành tâm ước một điều gì đó khi nhìn thấy sao băng thì điều ước đó sẽ trở thành sự thật
  1. Vì người ta sợ họa sẽ ập đến nếu không tôn kính thần linh
  1. Tất cả đáp án trên

Văn bản Nước biển dâng: bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI

Câu 14: Sự thay đổi mực nước bởi tác động của khí hậu:

  1. Tương đối khó nhận biết
  1. Dễ quan sát được bằng mắt thường vì có biên độ lớn
  1. Tương tự như sự thay đổi mực nước bởi thủy triều
  1. Không bao giờ xảy ra vì biển không có mối quan hệ mật thiết với khí hậu

Câu 15: Các số liệu có vai trò gì trong văn bản?

  1. Hỗ trợ việc trình bày thông tin được khách quan, chân thực
  1. Giúp người đọc dễ dàng hình dung vấn đề
  1. Làm tăng tính chất toán học trong văn
  1. A và B đúng

Văn bản Đổi tên cho xã

Câu 16: Nội dung chính của văn bản là gì?

  1. Buổi lễ đổi tên cho xã cùng với tên của các bộ phận khác, thay đổi cách thức làm việc,… nhằm hướng tới một xã giàu đẹp, văn minh
  1. Cuộc nói chuyện giữa Chủ tịch xã và những người đã có nghề trong xã để đổi mới cơ chế làm việc, phương thức kinh doanh
  1. Buổi lễ giả tạo về công cuộc đổi mới cho một xã nghèo bất chấp những chính sách, chủ trương của Nhà nước
  1. Tất cả đáp án trên

Câu 17: Từ ngữ nào sau đây cho thấy sự ảo tưởng của chủ tịch xã?

  1. Lịch sử xã ta mở sang một trang mới
  1. Thay đổi trời đất, sắp đặt giang sơn…
  1. Những trang chữ vàng chói lọi
  1. Tất cả đáp án trên

Văn bản Cái kính

Câu 18: Cái kính làm theo lời ông đốc tờ gây ra vấn đề gì cho nhân vật “tôi”?

  1. Cứ đeo vào là sa sầm, buồn nôn
  1. Mắt đóng băng lại
  1. Mắt lồi ra, đau xót
  1. Tất cả đáp án trên

Câu 19: Câu nào tóm tắt đúng nội dung của văn bản?

  1. Văn bản là câu chuyện về quá trình đi chữa bệnh của một người nghèo khổ, gặp nhiều tình huống éo le, thông qua những tình huống đó, người đọc cảm thấy buồn cười
  1. Một người đàn ông thấy rằng mắt mình có vấn đề nên đi khám khắp nơi, tuy nhiên ông lại chỉ toàn gặp lang băm nên không chữa được bệnh, cuối cùng ông may mắn gặp được một vị danh y nên chữa được khỏi
  1. Một người đàn ông tưởng rằng mắt mình có vấn đề nên đi khám khắp nơi, mỗi nơi ông lại được xác định là mắc một bệnh khác, mỗi lần như thế ông lại thay kính. Rồi cuối cùng nhận ra là mắt mình không làm sao cả và cũng không cần kính
  1. Tất cả đáp án trên

Văn bản Hịch tướng sĩ

Câu 20: Lí do nào khiến tác giả nêu gương đời trước và đương thời?

  1. Để tăng sức thuyết phục đối với các tì tướng
  1. Để cho dẫn chứng nêu ra được đầy đủ
  1. Để buộc các tì tướng phải xem xét lại mình
  1. Để chứng tỏ mình là người thông hiểu văn chương, sử sách

Câu 21: Dụng ý của tác giả thể hiện qua câu: “Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan”?

  1. Thể hiện sự thông cảm với các tướng sĩ
  1. Kêu gọi tinh thần đấu tranh của các tướng sĩ
  1. Miêu tả hoàn cảnh sinh sống của mình cũng như của các tướng sĩ
  1. Khẳng định mình và các tướng sĩ là những người cùng cảnh ngộ

Văn bản Nước Đại Việt ta

Câu 22: Mục đích của việc nhân nghĩa thể hiện trong Nước Đại Việt ta là?

  1. Nhân nghĩa là lối sống có đạo đức và giàu tình thương
  1. Nhân nghĩa là để yên dân, làm cho dân được sống ấm no
  1. Nhân nghĩa là trung quân, hết lòng phục vụ vua
  1. Nhân nghĩa là duy trì mọi lễ giáo phong kiến

Câu 23: Ý nào dưới đây thể hiện trình tự mà Nguyễn Trãi đưa ra để khẳng định tư cách độc lập của dân tộc?

  1. Cương vực, lãnh thổ, nền văn minh, truyền thống lịch sử, chủ quyền, phong tục
  1. Nền văn hiến, cương vực lãnh thổ, phong tục, truyền thống lịch sử, chủ quyền
  1. Truyền thống lịch sử, nền văn hiến, chủ quyền, cương vực lãnh thổm phong tục
  1. Chủ quyền, truyền thống lịch sử, phong tục, nền văn hiến, cương vực lãnh thổ

Câu 24: Tác giả Nguyễn Trãi so sánh các triều đại của ta với các triều đại phương Bắc trong Nước Đại Việt ta nhằm khẳng định điều gì?

  1. Khẳng định đất nước ta cũng ngang hàng với họ
  1. Khẳng định nước ta có nhiều hào kiệt
  1. Khiêu chiến với người phương Bắc
  1. Xem thường người phương Bắc

2. Phần tiếng Việt

a. Trợ từ và thán từ

Câu 1: Đâu là đáp án chứa thán từ gọi đáp?

  1. a, ái, ơ, ô hay, than ôi
  1. này, ơi, vâng, dạ, ừ
  1. đích, chính, những, có
  1. a, ái, ơ, đích, chính

Câu 2: Trong những từ in đậm ở các câu sau, từ nào không phải là trợ từ?

  1. Trời ơi! Chỉ còn có 5 phút
  1. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học
  1. Chính lúc này toàn thân các cậu cũng đang run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp
  1. Lần này em được những 2 điểm 10

b. Sắc thái nghĩa của từ ngữ

Câu 3: Sắc nghĩa của từ có tác dụng gì?

  1. Thể hiện thái độ, cảm xúc, đánh giá của người dùng đối với đối tượng được nói đến
  1. Biểu thị hoạt động hoặc trạng thái
  1. Dùng để miêu tả và làm rõ ngữ nghĩa của danh từ đi kèm
  1. Tất cả đáp án trên

Câu 4: Xác định các từ thuộc sắc thái miêu tả trong các trường hợp sau:

  1. trắng tinh, trắng xóa, thân phụ, thân mẫu
  1. cha, mẹ, vợ, thân phụ, thân mẫu, phu nhân
  1. trắng tinh, trắng xóa, trắng hếu
  1. cha, mẹ, vợ

c. Các đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp

Câu 5: Diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp là các kiểu đoạn văn gì?

  1. Là những yếu tố có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong văn bản nghị luận
  1. Là vấn đề được bàn luận trong văn bản nghị luận
  1. Là các kiểu đoạn văn được phân biệt dựa vào cách thức tổ chức, triển khai nội dung
  1. Là các kiểu đoạn văn triển khai những khía cạnh khác nhau của một luận đề trong văn bản nghị luậ

Câu 6: Đoạn văn sau được triển khai theo hình thức nào?

Thế đấy, biển luôn luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm, như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu giận dữ…Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lung, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.

  1. Diễn dịch
  1. Quy nạp
  1. Song song
  1. Phối hợp

d. Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn

Câu 7: Câu nào dưới đây chứa hàm ý?

  1. Lão trông tẩm ngẩm thế nhưng cũng ra phết chứ chẳng vừa đâu, lão vừa cho tôi xin một ít bả chó
  1. Lão làm khổ lão chứ ai làm khổ lão
  1. Cuộc đời quả thực cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn
  1. Chẳng hiểu lão chết vì gì mà bất thình linh như vậy

Câu 8: Hãy tìm nghĩa tường mình, nghĩa hàm ẩn của câu in đậm trong đoạn văn sau:

Bác sĩ cầm mạch, sẽ cắn môi, nhìn ông già giọng phàn nàn:

- Chậm quá. Đến bây giờ mới tới.

  1. Nghĩa tường minh: Bệnh nhân tới muộn, làm cho bác sĩ đợi lâu

Nghĩa hàm ẩn: Không quan tâm đến bệnh tình của bệnh nhân

  1. Nghĩa tường minh: Bệnh nhân tới muộn, làm cho bệnh tình nguy kịch hơn

Nghĩa hàm ẩn: Không hài lòng và tiếc nuối vì việc bệnh nhân tới muộn

  1. A và B đúng
  1. A và B sai

e. Từ Hán Việt, thành ngữ, tục ngữ

Câu 9: Từ nào trong các câu dưới đây có sử dụng từ Hán Việt?

Xã tắc hai phen chồn ngựa đá

Non sông nghìn thuở vững âu vàng

  1. Xã tắc
  1. Ngựa đá
  1. Âu vàng
  1. A và C

Câu 10: Câu nào dưới đây không phải thành ngữ?

  1. Vắt cổ chày ra nước
  1. Chó ăn đá, gà ăn sỏi
  1. Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang,

Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu

  1. Lanh chanh như hành không muối

3. Phần làm văn

a. Viết bài văn kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội

Đề 1: Viết bài văn kể lại chuyến đi tham quan một di tích lịch sử văn hóa

Đề 2: Kể lại một hoạt động xã hội giàu ý nghĩa mà em đã tham gia

b. Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ sáu chữ, bảy chữ

Đề 1: Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em sau khi đọc bài thơ Nắng mới

Đề 2: Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em sau khi đọc bài thơ Nếu mai em về Chiêm Hóa

Đề 3: Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em sau khi đọc bài thơ Đường về quê mẹ

c. Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên

Đề 1: Viết văn bản giải thích hiện tượng núi lửa phun trào

d. Viết văn bản kiến nghị về một vấn đề đời sống

Đề 1: Có một bộ phim hay, liên quan tới tác phẩm văn học. Em thay mặt tập thể lớp viết một văn bản đề nghị cô giáo (thầy giáo) chủ nhiệm hoặc nhà trường tổ chức cho lớp (hoặc các lớp cùng khối 8) đi xem phim đó

Đề 2: Trong khu vực gia đình em ở, có một địa điểm kinh doanh karaoke không đảm bải tiêu chuẩn kĩ thuật, gây ồn ào, thậm chí nhiều lần để xảy ra xô xát,… ảnh hướng rất lớn đến sinh hoạt của cả khu vực. Em hãy giúp các gia đình trong khu vực viết một văn bản kiến nghị gửi công an hoặc Ủy ban nhân dân địa phương để nêu ý kiến và kiến nghị giải quyết tình trạng đó

Đề 3: Giả sử em được tập thể lớp giao nhiệm vụ kiến nghị với Ban Giám hiệu nhà trường tổ chức một hoạt động ngoại khóa để nâng cao kĩ năng sống cho học sinh hoặc có giải pháp xây dựng môi trường học tập tốt hơn. Hãy thay mặt lớp viết bản kiến nghị đó