Công thức hóa học của nước cam

Không có thành phần hóa học cho nước cam. Nước cam được gọi là hỗn hợp, là sự kết hợp của ít nhất hai chất khác nhau. Vì mỗi chất này giữ nguyên đặc tính hóa học riêng khi chúng được trộn với nhau, nên không có công thức hóa học chung nào cho nước cam.

Tùy thuộc vào loại nước cam, nó có thể là một hỗn hợp của nhiều thứ khác nhau như nước (H20), glucose (C6H12O6), axit xitric (C6H8O7) và một lượng vi lượng khoáng chất. Nói chung, nước cam là một nguồn cung cấp vitamin C, thiamine, axit folic và kali. Nước cam không có cholesterol, 1 miligam natri và không có chất béo bão hòa nhưng lượng đường trong nó có thể khiến nó chứa nhiều calo. Nước cam mới vắt có thời hạn sử dụng khoảng hai tuần.

Về mặt thương mại, nước cam được làm từ nước cam cô đặc đông lạnh hoặc bằng một quy trình được gọi là bảo quản vô trùng, nơi oxy được loại bỏ khỏi nước ép. Sau đó, các nhà sản xuất phải thêm thứ được gọi là "gói hương vị" vào nước trái cây trong bước sản xuất cuối cùng để cải thiện hương vị.

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Nước cam

Công thức hóa học của nước cam
Cam và nước cam

Nước cam hay nước cam ép, nước cam vắt là một loại thức uống phổ biến được làm từ cam bằng cách chiết xuất nước từ trái cam tươi bằng việc vắt hay ép thành một loại nước cam tươi Đối với các sản phẩm nước cam được sản xuất theo công nghiệp, nước cam được chế biến có cho thêm các chất phụ gia,bảo quản rồi đóng chai hoặc hộp giấy hay lon nhôm để tiêu thụ.

Nước cam có chứa flavonoid có lợi cho sức khỏe và là một nguồn cung cấp các chất chống oxy hóa hesperidin. Đồng thời trong nước cam có chứa nhiều vitamin C,[1] có tác dụng tăng cường đề kháng, chống mệt mỏi. Nước cam thường có sự thay đổi giữa màu cam và màu vàng, mặc dù một số màu đỏ ruby ​​hoặc màu cam giống màu đỏ cam hoặc thậm chí hơi hồng.

Sản xuất và pha chế[sửa | sửa mã nguồn]

Trong sản xuất công nghiệp, nước cam được chế biến theo quy trình quy mô, cam tươi được tập trung với số lượng lớn sau đó được vắt hoặc ép lấy nước, nước cam được tiệt trùng và lọc bỏ các tép cam hay cặn bã trước cho bốc hơi trong chân không và nhiệt. Sau khi loại bỏ hầu hết các phân tử nước, nước cam cô đặc khoảng 65% đường tính theo trọng lượng, sau đó được lưu trữ vào khoảng 10 °F (-12 °C). Sau đó được pha loãng bằng cách thêm nước lọc.

Tại Mỹ, các thương hiệu lớn kinh doanh nước cam là Tropicana (thuộc sở hữu của PepsiCo Inc), sở hữu gần 65% thị phần. Tropicana cũng hiện diện ở châu Mỹ Latinh, châu Âu và Trung Á.

Công thức hóa học của nước cam
Máy ép trái cam

Ở Đức có nhiều loại nước cam:

  • Orangensaft còn được gọi O-Saft, thỉng thoảng cũng được gọi Apfelsinensaft thông dụng nhất, là nước cam 100%. Orangensaft cũng có hai loại: Orangensaft Direksaft và Orangensaft từ nước cam cô đặc. Orangensaft Direktsaft là loại được ép từ nơi trồng và qua phương pháp thanh trùng pasteur để có thể giữ được lâu, sau đó được tàu chở hàng chở đến Đức và bỏ vào chai hay hộp. Phần lớn nước cam tới từ Brasil. Đa số nước cam ép được làm thành nước cam cô đặc. Nước cam trong chân không dưới nhiệt độ thấp cho bốc hơi nước chỉ còn lại 1/6 lượng nước ban đầu. Sau đó được giữ với nhiệt độ 0 °C chở sang Đức. Ở đây nước được cho thêm vào đúng lượng đã mất đi. Trong lúc chế biến theo luật mới kể từ 2012 không được phép cho thêm đường vào.[2] Ở Đức trung bình đầu người thì trong năm 2011 mỗi người uống khoảng 8,2 lít nước cam Orangensaft.
Brasil với 1,16 triệu tấn là nước xuất khẩu nhiều nhất nước cam cô đặc. Nhập cảng nhiều nhất là Liên hiệp Âu châu (EU), nhập khoảng 2/3 số xuất khẩu (năm 2011).[3]
  • Orangennektar [4] và Orangensaftgetränke [5] là nước cam được pha lỏng, từ nước cam, nước lã, và các thứ khác, kể cả đường.

Ở Trung Quốc, có việc pha chế một loại phụ gia thực phẩm thành nước cam ép, nước cam tươi bán ngoài phố việc pha chế băng cách dùng nước đun sôi để nguội đổ vào một hỗn hợp gồm một chút thứ bột phẩm màu có màu vàng đỏ như cà rốt, hương vị cam rồi khuấy đều. Nước nhanh chóng chuyển thành màu giống như nước cam tươi, mùi hương cũng như cam thật.

Ở Việt Nam, nước cam tại nhiều quán đang được chế biến từ một loại bột hóa học có màu vàng tươi, được bán theo cân với giá siêu rẻ. Công thức gồm pha muỗng bột cam này và một chút đường vào chiếc cốc thủy tinh, sau đó đổ nước lọc, khuấy đều và cho đá vào. Nước nhanh chóng chuyển sang màu vàng tươi giống màu nước cam. Tuy nhiên, nếu tinh mắt sẽ thấy màu vàng của nước cam sẽ thẫm hơn so với màu vàng của loại nước cam pha chế từ bột cam này. Vị của cốc nước cam cũng không ngọt mát như cam tươi, mà hơi chát và ngang. Giá của mỗi cân bột cam rất rẻ.[6]

Công dụng[sửa | sửa mã nguồn]

Công thức hóa học của nước cam
Một ly nước cam 200 ml chứa 60 mg vitamin C, đủ cho nhu cầu mỗi ngày ở người lớn[7]

Trong nước cam có chứa đường, acid hữu cơ, tinh dầu gồm isoamylic, geraniol, teryrineol… nước cam có vị ngọt, chua, tính mật, có tác dụng giải khát, sinh tân dịch, mật phổi, tiêu đờm và lợi tiểu.[8] Là nước giải khát bổ dưỡng, ngoài ra uống nhiều nước cam còn giúp tóc khỏe.

Các chuyên gia sức khỏe ở Anh cho rằng chỉ cần uống một ly nước cam mỗi ngày có thể giúp cải thiện làn da, tóc và móng tay vì cam chứa nhiều vitamin C, kali và axít folic. Vitamin C cần thiết trong quá trình sản sinh ra collagen cùng với siêu dưỡng chất lutein, những chất trì hoãn quá trình lão hóa da. Sắc tố vàng trong cam có liên quan tới việc giảm tổn hại ở da do ánh nắng mặt trời gây ra, đồng thời được cho cải thiện độ đàn hồi của da.[7]

Khuyến cáo[sửa | sửa mã nguồn]

Không nên uống nước cam khi đang bị viêm loét dạ dày, tá tràng, hay viêm tuyến tụy vì nó chứa rất nhiều chất hữu cơ làm tăng a-xít trong dạ dày, gây ra chứng ợ nóng và làm chứng viêm loét nặng thêm.[9] Ngoài ra, nước cam có thể phá hủy lớp men răng tới 84% khiến răng bị hỏng hoàn toàn.[10]

Có nghiên cứu còn cho rằng những phụ nữ uống 2 ly nước cam/ngày sẽ có nguy cơ bị gout cao gấp 2 lần, tương tự như uống 2 lon nước ngọt có đường, cứ một cốc nước cam làm tăng nguy cơ lên 40%.[11]

Khi ăn bữa sáng không nên uống nước cam vì trong nước cam có hàm lượng đường cao, nếu uống ngay sau khi ăn sáng làm cho đường lên men, gây sình hơi, tức bụng rất khó chịu và không nên uống nước cam vào buổi tối, do nước cam có tác dụng sinh tân dịch và lợi tiểu, dễ gây đi tiểu đêm làm mất ngủ. Nước cam tốt nhất nên uống vào lúc không no, không đói - tức sau khi ăn 1 - 2 giờ.[12]

Và thay vì uống nước cam thì hãy sử dụng cam tươi[8] và không nên cất giữ nước cam trong thời gian dài vì nước cam để lâu sẽ bị mất hết giá trị dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin C. Nếu cất giữ nước cam trong thời gian nửa năm thì hàm lượng vitamin C trong nước cam sẽ mất hết.[13]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ 7 lý do bạn nên uống nước cam vào buổi sáng - am thuc 24h
  2. ^ “Zu viel Zucker und andere Zusätze? Dann doch lieber Saft selber machen”. Truy cập 2 tháng 6 năm 2014.
  3. ^ Goncalves, A. C.: The CitrusBR footprint study and the sustainability in the orange juice chain, 12. Oktober 2012, Brüssel.
  4. ^ “FrSaftErfrischGetrV”. Truy cập 2 tháng 6 năm 2014.
  5. ^ “BMEL”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 9 năm 2011. Truy cập 2 tháng 6 năm 2014.
  6. ^ Ghê người nước cam chế từ… bột hóa học
  7. ^ a b “Quyến rũ hơn nhờ nước cam”. Thanh Niên Online. Truy cập 2 tháng 6 năm 2014.
  8. ^ a b Ăn cam tươi tốt hơn uống nước cam | LAODONG
  9. ^ Lưu ý khi uống nước quả ép - Sức khỏe - Dân trí
  10. ^ Nước cam phá hủy hàm răng như thế nào? | LAODONG
  11. ^ Nước cam làm tăng nguy cơ gout ở nữ giới - Sức khỏe - Dân trí
  12. ^ Uống nước cam lúc nào tốt nhất?
  13. ^ Có nên cất giữ nước cam? | Sức khỏe | giadinh.net.vn

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

  • Orange juice production Production process and distinction between juice products.
  • Brief film clip of orange juice processing from 1968. From the State Library & Archives of Florida.
  • Natural orange juice processing Lưu trữ 2011-07-20 tại Wayback Machine Industrial processing of natural orange juice.
Công thức hóa học của nước cam
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Nước cam.