Điểm thi đại học năm 2022 có cao không

Thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy, số lượng thí sinh đăng ký nguyện vọng lên Hệ thống tuyển sinh chung giảm mạnh so với năm 2021. Các chuyên gia dự đoán, điểm chuẩn vào đại học năm nay có biến động tăng - giảm mang tính cục bộ.

Điểm thi đại học năm 2022 có cao không
Các chuyên gia dự đoán, điểm chuẩn vào đại học năm nay có biến động tăng - giảm mang tính cục bộ.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, mùa tuyển sinh năm nay có hơn 620.500 thí sinh nhập nguyện vọng xét tuyển và trên 300.000 thí sinh không đăng ký nguyện vọng xét tuyển. 

Cùng với đó, phổ điểm thi tốt nghiệp THPT đều và khá đẹp. Sự thay đổi rõ nét của kết quả thi tốt nghiệp THPT năm nay nằm ở phổ điểm 2 môn Lịch sử và tiếng Anh.

Số liệu cho thấy, năm 2020, số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển trên Hệ thống là 642.270; năm 2021 là 794.739. Như vậy, số thí sinh đăng ký xét tuyển năm 2022 giảm so với năm 2021 khoảng 20% và giảm 3,4% so với năm 2020.

Đại diện Học viện Tài chính nhận định, đối với Học viện, điểm chuẩn ở tổ hợp A00 (Toán, Lý, Hóa) có thể tương đương năm 2021. 

Các tổ hợp A01 (Toán, Lý, Anh), D01 (Toán, Văn, Anh), D07 (Toán, Hóa, Anh) nhiều khả năng thấp hơn năm ngoái do phổ điểm môn tiếng Anh thấp. Dự đoán điểm chuẩn các ngành của Học viện Tài chính có thể giảm từ 0,5 - 1 điểm (tùy ngành).

Cũng theo đại diện Học viện Tài chính, phổ điểm thi tốt nghiệp THPT cho thấy, số thí sinh có tổng 20 - 21 điểm rất nhiều. Do đó, những trường năm 2021 có mức điểm chuẩn trên 25 điểm, thì năm nay mức điểm này có thể giảm. Với những trường năm ngoái có mức điểm chuẩn thấp, ví dụ như 19 điểm, năm nay điểm chuẩn sẽ tăng.

Đại diện Hà Nội, nhận định điểm chuẩn vào một số ngành của trường có thể tăng một chút so với năm ngoái, dao động từ 0,5-1 điểm. Riêng những ngành có điểm trúng tuyển ở những năm đã rất cao, năm nay, điểm chuẩn sẽ khó có thể tăng hơn.

Đại diện Trường Đại học Giao thông - Vận tải dự đoán điểm chuẩn xét tuyển ở các tổ hợp A00, A01, D01 sẽ thấp hơn năm 2021 và cao hơn năm 2020.

Trong các tổ hợp, số thí sinh có mức điểm từ 23 - 24 điểm thấp hơn năm 2021, nhưng số thí sinh từ 25 - 26 điểm lại nhiều hơn năm trước. 

Vì vậy, nếu thí sinh đạt từ 23 - 24 điểm có thể yên tâm khi đã đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào những ngành mà năm ngoái có mức điểm tương ứng. 

Với những thí sinh đạt từ 25 - 26 điểm sẽ gặp khó khăn hơn với những ngành mà năm ngoái có điểm trúng tuyển từ 25 – 26. Vì năm nay, nhóm ngành này điểm chuẩn có thể sẽ tăng khoảng 0,5 điểm.

Riêng với trường Đại học Giao thông Vận tải, phần lớn điểm chuẩn của các ngành sẽ giảm so với năm 2021. Trong đó có một số ngành giảm từ 0,5 điểm trở lên. 

GS.TSKH. Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội cho hay, năm 2022, Đại học Quốc gia Hà Nội có tỷ lệ xét tuyển thẳng cao và tăng tỷ lệ xét tuyển bằng điểm thi Đánh giá năng lực. Vì vậy, tỷ lệ xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT sẽ thấp hơn năm 2021.

Để có thể dự đoán điểm chuẩn năm nay bằng phương thức xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT, GS.TSKH. Nguyễn Đình Đức chia sẻ thí sinh có thể lấy điểm chuẩn của năm 2021 cộng thêm 0,5-1 điểm sẽ ra điểm ở ngưỡng an toàn để cân nhắc đăng ký xét tuyển. Điểm chuẩn của những ngành hot có thể tăng 1-2 điểm.

Ngoài ra, tùy theo ngành/chương trình đào tạo (trừ một số ngành khó tuyển), điểm trúng tuyển sẽ cao hơn điểm sàn 2-6 điểm, một số ngành “cực hot” như Công nghệ thông tin, Khoa học máy tính, Y dược, Hàn Quốc học… điểm chuẩn có thể cao hơn điểm sàn 7-8 điểm.

Năm 2022, Đại học Quốc gia Hà Nội tăng ngưỡng điểm nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển lên 20 điểm. Năm ngoái, mức điểm này là 18 điểm. Như vậy, điểm sàn năm 2022 của Đại học Quốc gia Hà Nội tăng 2 điểm so với năm trước.

Đại diện trường Đại học Thủy lợi dự báo điểm chuẩn của trường sẽ tăng từ 1 đến 3 điểm.

Qua phân tích phổ điểm thi tốt nghiệp THPT, đại diện Học viện Nông nghiệp Việt Nam dự báo điểm chuẩn năm 2022 của một số ngành vào Học viện sẽ tăng từ 1 đến 2 điểm. 

Năm 2021, điểm chuẩn vào Học viện dao động từ 15 đến 23 điểm. Ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng lấy cao nhất. 

Năm nay, với ngành này, thí sinh phải đạt từ 24-25 điểm trở lên mới có thể trúng tuyển vào Học viện. Ngoài ra, ngành Thú y cũng được dự đoán là ngành có điểm chuẩn tương đối cao, nhỉnh hơn 1 đến 2 điểm so với năm trước.

Lãnh đạo một số cơ sở khác thì dự điểm chuẩn các ngành xét tuyển môn tiếng Anh có thể giảm nhẹ, các ngành còn lại về cơ bản giữ ổn định như năm trước. 

Điểm chuẩn các trường top trên có thể giảm từ 0,25 - 0,5 điểm, các trường top giữa dự báo mức điểm chuẩn không biến động so với năm 2021.

Liên quan tới công tác tuyển sinh năm nay có một điểm mới là từ ngày 24 -31/8, thí sinh trên toàn quốc thực hiện thanh toán trực tuyến lệ phí xét tuyển đại học qua 15 kênh thanh toán được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

Bên cạnh đó, để giảm tải cho hệ thống, Bộ cũng chia thí sinh theo khu vực thành 6 luồng thanh toán.

Sau ngày mở cổng, Bộ cho biết trong những ngày đầu tiên thực hiện thanh toán trực tuyến, hệ thống kết nối các nền tảng có một số thời điểm chưa ổn định, thí sinh phải truy cập lại nhiều lần. Phụ huynh, thí sinh cũng bỡ ngỡ khi lần đầu tham gia hình thức này. 

Bộ phận kỹ thuật của 15 ngân hàng và Cổng Dịch vụ công Quốc gia đã thường trực hỗ trợ 24/7 để đảm bảo kết nối thông suốt và hỗ trợ thí sinh kịp thời.

Hiện nay, hệ thống kết nối thanh toán trực tuyến đã hoạt động ổn định, thời điểm cao nhất, trong 1 giờ hệ thống thực hiện thành công gần 10.000 giao dịch thanh toán.

Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay, một số thí sinh có phản ánh đã thực hiện giao dịch, nhưng chưa được ghi nhận thành công hay thực hiện thanh toán 2 lần…

“Những vấn đề này sẽ được hỗ trợ để đảm bảo tất cả thí sinh tham gia thanh toán trực tuyến đều hoàn thành và được ghi nhận giao dịch trên hệ thống. Các trường hợp thí sinh thanh toán 2 lần trở lên sẽ được hệ thống đối soát và hoàn trả tiền sau ngày 31/8”, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin.

Từ nay đến khi kết thúc, trong quá trình làm thủ tục thanh toán, Bộ cũng lưu ý một số vấn đề như thí sinh có thể tự thanh toán bằng tài khoản ngân hàng, ví điện tử của bản thân hoặc nhờ người thân, thầy cô nộp hộ trên giao diện thanh toán của thí sinh. Thí sinh chỉ nộp lệ phí trên hệ thống xét tuyển, không làm trên bất kỳ kênh nào khác nếu không có thông báo về trường hợp phát sinh từ Bộ.

Trường hợp không nhìn thấy nút "Thanh toán" trên giao diện có nghĩa là thời điểm đó không thuộc thời gian nộp lệ phí hoặc đang được tạm ẩn nhằm chống nghẽn hệ thống. 

Quá trình thanh toán trực tuyến phụ thuộc việc kết nối nhiều hệ thống khác nhau nên thí sinh có thể gặp tình huống tắc nghẽn hệ thống. Khi đó, các em không nên cố gắng truy cập lại ngay, chờ khoảng 30 phút sau thực hiện lại.

Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng khuyến nghị thí sinh truy cập bằng máy tính cá nhân, máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh để thanh toán. 

Sau khi thanh toán thành công, thí sinh được xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp lệ phí. Trường hợp nhận được thông báo giao dịch thất bại, thí sinh có thể thực hiện lại trên kênh thanh toán đó hoặc chuyển sang kênh khác.

Từ ngày 21 đến ngày 31/8/2022, sau khi hoàn thành đăng ký nguyện vọng đại học, cao đẳng, thí sinh sẽ phải truy cập vào hệ thống hỗ trợ tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại địa chỉ https://thisinh.thithptquocgia.edu.vn để nộp lệ phí xét tuyển cho các nguyện vọng đã đăng ký.

Số liệu thống kê mới nhất cho thấy, tính đến 17h ngày 29/8, đã có 342.000 thí sinh (chiếm 80% lượng đăng ký) hoàn thành việc nộp lệ phí trực tuyến. 

Trong đó, hơn một nửa số giao dịch thanh toán lệ phí xét tuyển được thực hiện bằng hình thức quét mã QR qua ví MoMo, tương đương hơn 172.000 giao dịch.

Cụ thể, theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn, thứ nhất, điểm chuẩn tăng là do số lượng thí sinh tăng mạnh, từ 900.000 lên 1.020.000 thí sinh (tăng hơn 11% so với năm ngoái).

Đặc biệt, số thí sinh đăng ký xét tuyển vào đại học cao đẳng cũng tăng 24% so với 2020 – một phần nguyên nhân là do các em không thể đi du học hoặc xu hướng chọn học đại học tăng lên. Điều này làm cho điểm chuẩn của một số trường tăng vọt.

Trong khi điểm chuẩn của các trường tốp trên có tăng nhưng không đáng kể, số thí sinh còn lại sẽ tập trung vào các trường, ngành tốp giữa. Theo ông Sơn, điều đó đã dẫn tới hiện tượng điểm chuẩn ở các trường, nhóm ngành tốp giữa bứt phá mạnh.

Điểm thi đại học năm 2022 có cao không
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn

Nguyên nhân thứ hai khiến điểm chuẩn tăng mạnh, theo Thứ trưởng, là do tác động của xu hướng chọn ngành. Thống kê của Bộ GD-ĐT cho thấy, những ngành, nhóm ngành tăng nhiều (từ 5 điểm trở lên) thuộc về khối ngành Kỹ thuật và Công nghệ (với 70 mã ngành tăng); sau đó đến nhóm ngành Khoa học giáo dục và Đào tạo giáo viên (với 64 mã ngành tăng).

Hai nhóm ngành này đã chiếm một nửa số ngành có điểm chuẩn tăng từ 5 điểm trở lên so với năm ngoái. Xếp sau đó là các ngành Kinh doanh & Quản lý, Khoa học xã hội & nhân văn, Pháp luật,…

“Số ngành tăng từ 5 điểm trở lên chiếm 8%, trong đó tăng từ 9 - 11 điểm có khoảng 30 ngành, chưa tới 1%. Số ngành giữ nguyên hoặc tăng/giảm tới 3 điểm chiếm 86% (trong 3.259 mã ngành). Xu hướng chọn khối ngành Kỹ thuật và Công nghệ và Đào tạo giáo viên là một tín hiệu đáng mừng cho hệ thống”, ông Sơn nói.

Nguyên nhân thứ 3, theo ông Sơn, đến từ kết quả bài thi môn tiếng Anh có phần cải thiện so với năm 2020, từ đó góp phần làm tăng điểm chuẩn. Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho rằng, việc điểm tiếng Anh tăng là “một tín hiệu đáng mừng”.

Ngoài ra, số thí sinh đạt tổng điểm từ 27 trở lên (ở tất cả tổ hợp) chiếm 4,7% “cũng là điều hết sức bình thường”.

Thí sinh vẫn còn cơ hội

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn cho rằng, chuyện nhiều thí sinh đạt điểm cao nhưng chưa trúng tuyển đợt 1 là một điều rất đáng tiếc. Tuy nhiên, đó không phải dấu chấm hết do các trường vẫn còn nhiều hình thức xét tuyển; thí sinh vẫn còn cơ hội để trúng tuyển theo những phương thức xét tuyển khác.

“Việc xét tuyển đại học là một câu chuyện cạnh tranh. Khi Bộ GD-ĐT đã đưa ra mô hình để thí sinh có thể xét tuyển vào nhiều trường, nhiều ngành, cơ hội hoàn toàn nằm trong tay thí sinh”, ông Sơn nói.

Theo ông Sơn, năm 2021, trong hoàn cảnh dịch bệnh, một số trường dù đã xây dựng những phương án xét tuyển khác nhau bằng kỳ thi đánh giá năng lực, kỳ thi kiểm tra tư duy, nhưng cuối cùng vẫn không thể tổ chức được.

Trong điều kiện những năm tới, Bộ GD-ĐT sẽ có những phương án để các trường đại học được tăng quyền tự chủ, có thể phối hợp với nhau để đưa ra những phương thức tuyển sinh bổ sung cho kỳ thi tốt nghiệp THPT.

"Điều này nhằm đảm bảo việc tuyển sinh diễn ra nhẹ nhàng nhưng vẫn đánh giá tốt năng lực của thí sinh, giúp các em không phải dự thi nhiều lần mà các trường vẫn có thể vẫn chọn được thí sinh phù hợp với các ngành đào tạo của trường mình”, Thứ trưởng Sơn nói.

Thúy Nga

Điểm thi đại học năm 2022 có cao không

Thống kê tỷ lệ điểm giỏi (8-10 điểm) ở các môn, GS.TSKH. Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội nhận định: “Đề thi tốt nghiệp THPT ngày càng dễ. Nếu không tỉnh táo, 30 điểm vẫn trượt đại học là điều giải thích được”.

Điểm thi đại học năm 2022 có cao không

Trước sự “bùng nổ” điểm chuẩn của các trường đại học trong năm nay, nhiều thí sinh đành phải ngậm ngùi tiếc nuối vì không thể đỗ vào ngành học mình yêu thích, dù mức điểm đạt được cao hơn nhiều so với điểm chuẩn của năm ngoái.

Điểm thi đại học năm 2022 có cao không

Nếu năm 2020, điểm chuẩn đại học ‘bùng nổ’ khiến nhiều thí sinh ngỡ ngàng thì năm nay, điểm chuẩn nhiều ngành tiếp tục xác lập kỷ lục mới. Có những ngành mà điểm chuẩn đã tăng 9 - 11 điểm, mức tăng từ 2- 4 điểm cũng không hiếm.

Điểm thi đại học năm 2022 có cao không

Đợt 1 kỳ thi tốt nghiệp THPT kết thúc với sự nhẹ nhõm của hàng triệu gia đình, không chỉ vì đã “nuôi con thành công” qua 12 năm học, mà còn vì an toàn đi qua bóng ma đe dọa của Covid-19.