Cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập là gì

Cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập là gì
Nghị định số 60 đã bổ sung quy định về tự chủ về tài chính của đơn vị SNCL trong lĩnh vực y tế. Ảnh: ST

Nâng cao tính tự chủ cho đơn vị SNCL

Theo ông Nguyễn Trường Giang, Vụ trưởng Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp (Bộ Tài chính), Nghị định số 60 đã cụ thể hóa chủ trương, định hướng về cải cách tiền lương. Trước đây, Nghị định số 16/2015/NĐ-CP quy định đơn vị SNCL chi trả tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp do Nhà nước quy định. Việc chi trả thu nhập tăng thêm của người lao động sẽ căn cứ vào kết quả hoạt động tài chính trong năm. Quy định này chưa khuyến khích đơn vị SNCL và người lao động tăng cường khai thác nguồn thu ngoài ngân sách nhà nước.

Những nội dung tại Nghị định số 60 đã đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của việc đổi mới cơ chế quản lý và đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công; khắc phục một số tồn tại, hạn chế trong triển khai khi thực hiện Nghị định số 16/2015/NĐ-CP. Đặc biệt, gắn việc phân bổ, quản lý kinh phí ngân sách nhà nước với cơ chế đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cung ứng dịch vụ sự nghiệp công để thúc đẩy mạnh hơn việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị SNCL trong thời gian tới.

Với quy định tại Nghị định số 60, kể từ thời điểm thực hiện chế độ tiền lương mới theo Nghị quyết số 27-NQ/TW, đơn vị SNCL tự chủ ở mức cao, được trả lương theo kết quả hoạt động như doanh nghiệp. Đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên hoặc đơn vị do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên thì chi trả tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp theo quy định hiện hành. Nội dung này nhằm tạo động lực khuyến khích đơn vị SNCL khai thác nguồn thu, nâng cao mức độ tự chủ tài chính.

Cũng theo lãnh đạo Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp, Nghị định số 60 cũng sửa đổi, bổ sung quy định về xác định mức độ tự chủ tài chính của đơn vị SNCL. Trước đây, việc xác định mức độ tự chủ tài chính của đơn vị chưa phân biệt theo mức độ tự chủ về nguồn thu và nhiệm vụ chi của các hoạt động dịnh vụ. Với Nghị định số 60, việc phân loại mức độ tự chủ tài chính của đơn vị SNCL được thực hiện trên cơ sở tách bạch rõ hoạt động thực hiện nhiệm vụ chính trị do Nhà nước giao và hoạt động kinh doanh dịch vụ của đơn vị SNCL.

Bên cạnh đó, Nghị định số 60 cũng bổ sung quy định cụ thể về tự chủ trong hoạt động liên doanh, liên kết mà Nghị định số 16 chưa có. Theo ông Nguyễn Trường Giang, quy định này cũng để đảm bảo tính đồng bộ và thống nhất chung về việc phân phối kết quả từ hoạt động liên doanh liên kết của đơn vị SNCL theo Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; đồng thời góp phần huy động mọi nguồn lực xã hội đầu tư cho lĩnh vực dịch vụ SNCL.

Một điểm mới nữa của Nghị định này chính là việc bổ sung quy định về tự chủ tài chính của đơn vị SNCL trong lĩnh vực y tế - dân số và lĩnh vực giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp. Đây là lĩnh vực phức tạp với những đặc thù riêng. Nếu như trước đây Chính phủ yêu cầu các bộ quản lý ngành, lĩnh vực chủ trì, xây dựng cơ chế tự chủ riêng thì đến nay sau 5 năm thực hiện, hầu hết các bộ quản lý ngành, lĩnh vực đều chưa hoàn thành nhiệm vụ này. Do đó, lần này, Chính phủ đưa những quy định cụ thể đó vào ngay Nghị định chung.

Đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công

Theo ông Nguyễn Trường Giang, chủ trương về đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động của đơn vị SNCL, trọng tâm là cơ chế tài chính đã được Đảng, Quốc hội, Chính phủ đặt ra từ lâu nay. Đến nay, với việc Chính phủ ban hành Nghị định số 60 góp phần hoàn thiện đầy đủ cơ sở pháp lý theo hướng trao quyền tự chủ đầy đủ về tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính; khuyến khích đơn vị SNCL đủ điều kiện thực hiện cổ phần hóa. Trong đó, việc xác định mức độ tự chủ tài chính của đơn vị SNCL đã được tách bạch rõ hoạt động thực hiện nhiệm vụ chính trị do Nhà nước giao và hoạt động kinh doanh dịch vụ; trên cơ sở đó, xác định mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước chỉ sau khi đơn vị đã sử dụng nguồn thu sự nghiệp.

Hiện nay, các đơn vị SNCL tự chủ tài chính ở mức cao (tự đảm bảo chi đầu tư và chi thường xuyên hoặc tự đảm bảo chi thường xuyên) đã được chủ động hơn trong quyết định mức chi hoạt động chuyên môn, quản lý phù hợp với nguồn tài chính của đơn vị và phải quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ. Đơn cử như việc để đầu tư, nâng cao chất lượng và tăng quy mô hoạt động sự nghiệp, từng bước hoàn thiện việc tổ chức hoạt động dịch vụ, đơn vị được vay vốn của các tổ chức tín dụng để đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất; vay vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước hoặc được hỗ trợ lãi suất cho các dự án đầu tư sử dụng vốn vay của các tổ chức tín dụng; được huy động vốn của viên chức, người lao động trong đơn vị phù hợp với chức năng.

Đáng chú ý, đối với đơn vị SNCL tự bảo đảm một phần chi thường xuyên, Nghị định số 60 đã bổ sung quy định thành 3 nhóm gồm: đơn vị tự bảo đảm trên 70% chi thường xuyên; đơn vị tự bảo đảm từ 30 đến dưới 70% chi thường xuyên; đơn vị tự bảo đảm dưới 30% chi thường xuyên. Ông Nguyễn Trường Giang khẳng định, việc phân loại nhóm này đảm bảo công bằng trong việc quy định mức chi, trích lập và sử dụng các Quỹ phù hợp với nguồn lực tài chính của đơn vị. Đặc biệt, nhóm đơn vị tự bảo đảm từ 70% đến dưới 100% chi thường xuyên sẽ được khuyến khích hơn để nâng dần mức độ tự chủ lên bảo đảm chi thường xuyên.

Nghị định cũng đã quy định đơn vị tự bảo đảm chi đầu tư và chi thường xuyên. Đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên được mở tài khoản tại ngân hàng thương mại với các khoản thu từ hoạt động sự nghiệp, kinh doanh, dịch vụ. Đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên được mở tài khoản tại ngân hàng thương mại với các khoản thu, chi hoạt động dịch vụ không sử dụng ngân sách nhà nước.

Hiện nay, nhiều người còn chưa biết đến khái niệm đơn vị sự nghiệp hoặc vẫn còn khá mơ hồ về khái niệm này. Cùng chúng tôi tìm hiểu đơn vị sự nghiệp công lập là gì qua bài viết dưới đây.

  • Đơn vị sự nghiệp công lập là gì?
  • Đơn vị sự nghiệp công lập gồm những đơn vị nào?
  • Phương án tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập
  • Đơn vị sự nghiệp công lập giải thể trong trường hợp nào?

Đơn vị sự nghiệp công lập là gì?

Theo khoản 1 Điều 9 Luật Viên chức 2010, đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý Nhà nước trong các lĩnh vực như: Giáo dục, đào tạo, y tế, nghiên cứu khoa học, văn hóa, thể dục thể thao, du lịch, lao động - thương binh và xã hội, thông tin truyền thông và các lĩnh vực sự nghiệp khác được pháp luật quy định.

Theo Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015, một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;

- Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;

- Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;

- Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Chẳng hạn, trường Đại học Luật Hà Nội là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Tư pháp, có chức năng đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ luật học và các ngành khác có liên quan phù hợp với mục tiêu và phương hướng phát triển của Trường; nghiên cứu khoa học pháp lý; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và tư vấn pháp luật. Trường chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Bộ Tư pháp, sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng tại Kho bạc nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, Điều 3 Nghị định 120/2020/NĐ-CP quy định đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ngoài là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ, cơ quan ngang bộ hoặc thuộc cơ quan thuộc Chính phủ do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước thành lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng theo quy định của pháp luật và đặt trụ sở ở nước ngoài.

Đơn vị sự nghiệp công lập tiếng Anh được gọi là Public administrative units.

Đơn vị sự nghiệp công lập thường mang những đặc điểm sau:

– Thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị;

– Mục đích đơn vị sự nghiệp công lập là hướng tới cung cấp dịch vụ trong các lĩnh vực nhà nước chịu trách nhiệm cung cứng cho người dân như y tế, giáo dục, văn hóa, du lịch…

– Cơ chế hoạt động của các đơn vụ sự nghiệp công lập đang ngày càng được đổi mới theo hướng tự chủ và được thực hiện hạch toán một cách độc lập;

– Nhân sự tại các đơn vị sự nghiệp công lập thông thường được tuyển dụng theo vị trí việc làm, theo hợp đồng làm việc (một số theo hợp đồng lao động) và được quản lý, sử dụng tư cách là viên chức. 

Trái ngược với đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập là những đơn vị, tổ chức sự nghiệp không nằm trong khu vực nhà nước mà được thành lập bởi các cá nhân, doanh nghiệp hoặc tổ chức xã hội... Những đơn vị này cũng có tư cách pháp nhân, hoạt động theo mô hình doanh nghiệp. Chẳng hạn, các bệnh viện tư nhân, trường tư thục như bệnh viện đa khoa tư nhân Tràng An; trường mầm non tư thục Ngôi sao sáng...
 

Cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập là gì

Đơn vị sự nghiệp công lập là gì, gồm những đơn vị nào? (Ảnh minh họa)
 

Đơn vị sự nghiệp công lập gồm những đơn vị nào?

Khoản 2 Điều 9 Luật Viên chức 2010 quy định, đơn vị sự nghiệp công lập gồm:

- Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ).

- Đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ). Chủ yếu là các Viện nghiên cứu, Bệnh viện… trực thuộc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Cụ thể, tại Điều 2 Nghị định 120/2020/NĐ-CP quy định đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm:

- Đơn vị sự nghiệp công lập (trừ đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Công an và Bộ Quốc phòng) thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan ngang bộ;

+ Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ (bao gồm: Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ cấu tổ chức của bộ, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc bộ và đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ngoài);

Ví dụ:

- Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Trường Đại học Sư phạm Hà Nội trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo;

-  Viện Nghiên cứu Thiết kế trường học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Trung tâm Đào tạo khu vực của SEAMEO tại Việt Nam trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nhân lực trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Trung tâm khu vực về học tập suốt đời của tổ chức SEAMEO tại Việt Nam trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo…

+ Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tổng cục và tổ chức tương đương tổng cục thuộc bộ (sau đây gọi chung là tổng cục thuộc bộ);

+ Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cục, thuộc chi cục thuộc cục thuộc bộ;

+ Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Văn phòng thuộc bộ;

+ Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cục thuộc tổng cục thuộc bộ.

- Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ quan thuộc Chính phủ (bao gồm cả đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ngoài).

- Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập.

- Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm:

+ Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Ví dụ:

- Đài Phát thanh và Truyền hình thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là đơn vị sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh…

+ Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau đây gọi chung là sở)

Ví dụ:

- Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn trực thuộc Sở Y tế Hà Nội

- Bệnh viện Thanh Nhàn trực thuộc Sở Y tế Hà Nội

+ Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc chi cục và tương đương thuộc sở;

+ Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương.
 

Phương án tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập

Theo Điều 35 Nghị định 60/2021/NĐ-CP:

1. Đơn vị sự nghiệp công xây dựng phương án tự chủ tài chính trong giai đoạn ổn định 05 (năm) năm, phù hợp với giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội do Chính phủ quy định; dự toán thu, chi năm đầu thời kỳ ổn định và đề xuất phân loại mức độ tự chủ tài chính của đơn vị, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao (theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này), báo cáo cơ quan quản lý cấp trên (bộ, cơ quan trung ương đối với đơn vị thuộc trung ương quản lý; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện đối với đơn vị thuộc địa phương quản lý). Nội dung của phương án tự chủ tài chính cần xác định rõ mức độ tự chủ tài chính theo 04 nhóm đơn vị quy định tại Nghị định này.

Căn cứ phương án tự chủ tài chính do các đơn vị sự nghiệp công đề xuất (không bao gồm phương án tự chủ của đơn vị sự nghiệp công tự xây dựng phương án tự chủ tài chính ), cơ quan quản lý cấp trên xem xét, dự kiến phân loại các đơn vị trực thuộc theo mức độ tự chủ tài chính. Đồng thời, tổng hợp phương án phân loại và dự toán thu, chi của các đơn vị sự nghiệp công, có văn bản gửi cơ quan tài chính cùng cấp xem xét, có ý kiến.

Sau khi có ý kiến của cơ quan tài chính cùng cấp, cơ quan quản lý cấp trên xác định phân loại đơn vị và ra quyết định giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công trực thuộc.
 

Đơn vị sự nghiệp công lập thành lập, tổ chức lại, giải thể trong trường hợp nào?

Thành lập đơn vị sự nghiệp công lập​

Theo Điều 5 Nghị định 120/2020/NĐ-CP, đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

- Phù hợp với quy hoạch ngành quốc gia hoặc quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập (nếu có) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Đáp ứng đủ tiêu chí thành lập đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật chuyên ngành;

- Xác định rõ mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của đơn vị cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, phục vụ quản lý nhà nước;

- Đảm bảo số lượng người làm việc tối thiểu là 15 người (trừ các đơn vị sự nghiệp công lập cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu được thành lập theo quy định của pháp luật chuyên ngành).

Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, khi thành lập các đơn vị này thì số lượng người làm việc là viên chức tối thiểu được xác định theo Đề án thành lập. Đối với các đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp thì số lượng người làm việc tối thiểu bao gồm viên chức và người làm chuyên môn, nghiệp vụ theo chế độ hợp đồng lao động.

Đối với đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ngoài thì số lượng người làm việc do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Đề án thành lập đơn vị sự nghiệp công lập.

- Có trụ sở làm việc hoặc đề án cấp đất xây dựng trụ sở làm việc đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (trường hợp xây dựng trụ sở mới); trang thiết bị cần thiết ban đầu; nguồn nhân sự và kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật.
 

Tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập

Đơn vị sự nghiệp công lập được tổ chức lại nếu đáp ứng các điều kiện sau:

- Có điều chỉnh về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn để phù hợp với quy hoạch ngành quốc gia hoặc quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập (nếu có) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động và đáp ứng quy định về số lượng người làm việc tối thiểu;

- Không đáp ứng đủ các tiêu chí thành lập đơn vị sự nghiệp công lập;

- Việc tổ chức lại các đơn vị đảm bảo không làm giảm mức độ tự chủ về tài chính hiện có của đơn vị; trường hợp thực hiện hợp nhất, sáp nhập các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính ở các mức độ khác nhau thì mức độ tự chủ về tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập sau khi hợp nhất, sáp nhập được thực hiện theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
 

Giải thể đơn vị sự nghiệp công lập

Đơn vị sự nghiệp công lập bị giải thể khi đáp ứng các điều kiện sau:

- Không còn chức năng, nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, phục vụ quản lý nhà nước;

- Không đáp ứng đủ tiêu chí thành lập đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật;

- Ba năm liên tiếp hoạt động không hiệu quả theo đánh giá của cơ quan có thẩm quyền;

- Thực hiện theo quy hoạch ngành quốc gia hoặc quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập (nếu có) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Trên đây là khái niệm đơn vị sự nghiệp công lập là gì và các vấn đề liên quan đến đơn vị sự nghiệp công lập. Nếu còn câu hỏi hay vướng mắc bạn hãy gửi cho chúng tôi để được hỗ trợ.

>> Tinh giản biên chế với viên chức khi chuyển đổi đơn vị sự nghiệp