Gmp thực hành thuốc tốt là gì

Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp Dược Việt Nam đã có những chuyển biến rõ rệt, các xí nghiệp đạt tiêu chuẩn GMP đã sản xuất nhiều thuốc đảm bảo chất lượng đến tay người sử dụng và xuất khẩu, thực hiện tốt các mục tiêu cơ bản của chính sách Quốc gia về thuốc của Việt Nam. Đầu tư dây chuyền sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP được xem là sự lựa chọn tối ưu cho các công ty sản xuất dược phẩm tại Việt Nam. Vậy tiêu chuẩn GMP là gì? Ý nghĩa của chúng ra sao?

Tiêu chuẩn GMP ( viết tắt của “Good Manufacturing Practices”) được hiểu là tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt. Là hệ thống quy định chung hoặc những hướng dẫn đảm bảo nhà sản xuất luôn làm ra sản phẩm đạt chất lượng đăng ký và an toàn cho người sử dụng.

Gmp thực hành thuốc tốt là gì
GMP Tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt

GMP là một tiêu chuẩn cơ bản, là điều kiện để phát triển hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000. Tại Việt Nam năm 2004, Bộ Y tế ban hành Quyết định 3886/2004/QĐ-BYT Triển khai áp dụng nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất thuốc” đối với thuốc tân dược đến hết năm 2010 tất cả các doanh nghiệp sản xuất thuốc dùng ngoài và thuốc dược liệu phải đạt GMP-WHO.

Hiện nay, các tiêu chuẩn GMP được áp dụng trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, kinh doanh các sản phẩm có yêu cầu cao về điều kiện vệ sinh như:

  • Dược phẩm
  • Thực phẩm
  • Mỹ phẩm
  • Thiết bị y tế
  • Trong lĩnh vực thực phẩm, nhà hàng, khách sạn cũng rất thích hợp cho việc áp dụng GMP

Gmp thực hành thuốc tốt là gì
Thực hành sản xuất tốt GMP là tiêu chuẩn bắt buộc với các doanh nghiệp sản xuất thuốc

Ở Việt Nam, theo quyết định của Bộ Y tế, tiêu chuẩn GMP là tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng đối với tất cả các cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo tiêu chuẩn GMP, khu nhà xưởng và các phương tiện phục vụ việc chế biến sản phẩm phải được thiết kế, lắp đặt theo đúng trình tự dây chuyền công nghệ sản xuất. Nhà xưởng phải được phân thành các khu chức năng khác nhau: khu chứa nguyên liệu, khu chế biến, khu đóng gói, khu bảo quản… Những quy định này nhằm không gây lẫn lộn giữa sản phẩm thành phẩm, bán thành phẩm, nguyên liệu; giữa bao bì, phế liệu, hóa chất với sản phẩm.

Không gian nhà xưởng, các thiết bị – dụng cụ phục vụ sản xuất, các phương tiện vất chất phải đảm bảo điều kiện vệ sinh tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, hệ thống cấp thoát nước, các bề mặt trực tiếp tiếp xúc với sản phẩm, phụ phẩm, chất thải… phải hoạt động tốt và đáp ứng yêu cầu vệ sinh cơ bản.

Các doanh nghiệp sản xuất phải có những biện pháp cụ thể để kiểm soát chất lượng nguyên liệu, quá trình chế biến; giám sát các hoạt động vệ sinh; triển khai các biện pháp phòng ngừa nguy cơ nhiễm bẩn; thử nghiệm các chỉ tiêu vi sinh, hóa học ở các công đoạn cần thiết để xác định nguy cơ lây nhiễm.

Gmp thực hành thuốc tốt là gì
Yêu cầu quá trình chế biến đạt chuẩn GMP

Các đơn vị sản xuất phải triển khai các chương trình khám sức khỏe định kỳ cho người lao động để chủ động phát hiện, hỗ trợ điều trị và cách ly những lao động mắc những căn bệnh truyền nhiễm, có thể lây lan sang sản phẩm, ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Những lao động trực tiếp tiếp xúc với sản phẩm phải trang bị trang phục bảo hộ. Tuân thủ nghiêm các quy định an toàn vệ sinh.

Theo tiêu chuẩn GMP, khâu bảo quản, phân phối sản phẩm cũng cần phải tránh các tác nhân lý, hóa, sinh (môi trường, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng)… làm phân hủy, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

        Qua những yêu cầu nêu trên cho thấy, GMP được có thể coi là hệ thống tiền đề, nó đề cập đến tất cả mọi yếu tố tối thiểu có liên quan tới chất lượng vệ sinh trong chế biến thực phẩm. Từ vị trí của cơ sở đến cấu trúc của từng bộ phận, từ dây chuyền công nghệ tới môi trường, từ thiết bị, dụng cụ tới con người, từ chất phế thải tới sản phẩm trung gian, phụ gia, nguyên vật liệu và thành phẩm. Xây dựng thành công GMP sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp chắc chắn có sản phẩm đạt chất lượng cao về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nguyên tắc GMP tuân thủ 8 nguyên tắc của quản lý chất lượng:

1.Định hướng vào khách hàng

2. Vai trò của lãnh đạo

3. Tiếp cận theo quá trình

4. Phương pháp hệ thống

5. Cải tiến liên tục

6. Quyết định dựa trên sự kiện

7. Hợp tác cùng có lợi với nhà cung ứng

Khi doanh nghiệp của bạn áp dụng tiêu chuẩn GMP sẽ cải thiện được cơ bản và toàn diện điều kiện vệ sinh an toàn của cơ sở sản xuất cũng như các hoạt động sản xuất và đáp ứng các yêu cầu của pháp luật về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó các lợi ích theo sau mà GMP đem lại là:

  • Tiêu chuẩn hóa điều kiện vệ sinh và hoạt động kiểm soát vệ sinh nhà xưởng, con người, sản xuất;
  • Tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai HACCP, ISO22000;
  • Giảm phần lớn nguy cơ ngộ độc, kiện cáo, phàn nàn của khách hàng;
  • Tăng cường uy tín, sự tin cậy, sự hài lòng của nhà phân phối, khách hàng;
  • Cải thiện hoạt động tổng thể của doanh nghiệp.

Viet Quality hy vọng rằng những kiến thức chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn hiểu về GMP là gì? từ đó có thể có một giải pháp  giúp hoạt động tổ chức, doanh nghiệp trở nên hiệu quả và năng suất hơn.

GMP là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Good Manufacturing Practices”, được dịch sang tiếng Việt là “Thực hành tốt sản xuất”. Các cơ sở sản xuất thuốc phải đáp ứng được tiêu chuẩn về sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo các tiêu chuẩn chất lượng phù hợp với mục đích sử dụng và yêu cầu của giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc. Giấy chứng nhận thực hành sản xuất thuốc tốt được cấp cho các cơ sở sản xuất thuốc đáp ứng được các tiêu chuẩn, quy định kể trên. Việt Tín sẽ hướng dẫn về quy trình thủ tục xin cấp giấy chứng nhận này trong bài viết dưới đây.

Gmp thực hành thuốc tốt là gì
Giấy chứng nhận thực hành sản xuất thuốc tốt (GMP)

Căn cứ pháp lý

  • Luật dược 2016.
  • Nghị định 54/2017/ NĐ – CP hướng dẫn Luật Dược.
  • Thông tư 35/2018/TT-BYT quy định về Thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc.

Điều kiện xin giấy chứng nhận thực hành sản xuất thuốc tốt (GMP)

Hiện pháp luật Việt Nam có những quy định chặt chẽ về giấy chứng nhận thực hành sản xuất thuốc tốt GMP. Cần phải đáp ứng đủ các điều kiện mà pháp luật quy định mới được cơ quan chức năng xem xét hồ sơ cấp giấy chứng nhận thực hành sản xuất thuốc tốt. Cụ thể:

  • Phải thành lập doanh nghiệp có ngành nghề sản xuất dược theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật có chứng chỉ hành nghề dược và có số năm kinh nghiệm công tác thực tế trong ngành.
  • Có đội ngũ nhân viên chuyên trách cho từng bộ phận đủ trình độ chuyên môn để vận hành từ khâu nguyên liệu đầu vào, đến sản xuất ra thành phầm và khâu cuối cùng là kiểm soát chất lượng khi sản phẩm xuất kho.
  • Cơ sở vật chất kỹ thuật: Có nhà máy đạt chuẩn, có dây chuyền sản xuất phù hợp, hệ thống xử lý chất thải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Phòng lưu trữ hồ sơ, thông số từng lô sản phẩm chuẩn quy trình đã đăng ký.

Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận thực hành sản xuất thuốc tốt (GMP)

Nhiều người gặp vướng mắc trong quá trình soạn thảo hồ sơ do hồ sơ phức tạp, không có kinh nghiệm chuẩn bị tài liệu, soạn thảo hồ sơ, không am hiểu tường tận pháp lý. Chúng tôi là đơn vị chuyên hỗ trợ thực hiện thủ tục pháp lý. Chúng tôi có kinh nghiệm trong soạn thảo hồ sơ. Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận thực hành sản xuất thuốc tốt gồm có:

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ giấy chứng nhận đầu tư (Bản sao có chứng thực).
  • Đơn đề nghị xin cấp giấy chứng nhận thực hành sản xuất thuốc tốt (GM) (Việt Tín hỗ trợ soạn thảo).
  • Bảng kê danh mục trang thiết bị y tế của nhà máy.
  • Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng ISO cho nhà máy dược.
  • Danh sách cán bộ công nhân viên làm việc tại nhà máy kèm hợp đồng lao động, giấy khám sức khỏe của những người này.
  • Chứng chỉ chuyên ngành dược của người chịu trách nhiệm kỹ thuật chính (ít nhất có 1 năm kinh nghiệm trong ngành).
  • Quyết định bổ nhiệm của người chịu trách nhiệm kỹ thuật chính (Việt Tín hỗ trợ soạn thảo).
Gmp thực hành thuốc tốt là gì
Giấy chứng nhận thực hành sản xuất thuốc tốt (GMP)

Quy trình xin cấp giấy chứng nhận thực hành sản xuất thuốc tốt (GMP)

Bước 1: Sau khi hoàn thiện hồ sơ theo quy địn tại mục III doanh nghiệp gửi hồ sơ đến Cục quản lý dược – Bộ y tế.

Bước 2: Chuyên viên tiếp nhận hồ sơ, thẩm định hồ sơ và thông báo đạt hay không đạt đối với hồ sơ doanh nghiệp đã nộp.

Nếu hồ sơ hợp lệ thành lập đoàn kiểm tra; hồ sơ chưa hợp lệ ra công văn tiến hàng sửa đổi bổ sung hồ sơ.

Bước 3: Đoàn thẩm định xuống thẩm định thực tế cơ sở xin cấp phép. Nếu cơ sở đạt đoàn thẩm định sẽ ra biên bản thẩm định cơ sở đạt. Nếu cơ sở chưa đạt sẽ có biên bản thẩm định chưa đạt nêu rõ lý do cơ sở sai sót. Doanh nghiệp khắc phục lỗi và có công văn gửi Cục về việc đã khắc phục lỗi.

Bước 4: Hồ sơ kèm biên bản thẩm định cơ sở đạt thì doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận GMP.

Dịch vụ xin giấy chứng nhận thực hành sản xuất thuốc tốt (GMP)

Thủ tục xin giấy chứng nhận thục hành sản xuất thuốc tốt khá phức  tạp. Chính vì thế các cơ sở, doanh nghiệp thường nhờ sự hỗ trợ của các đơn vị tư vấn hỗ trợ pháp lý. Việt Tín là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ xin giấy chứng nhận thực hành sản xuất thuốc tốt. Cụ thể, khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi, chúng tôi sẽ:

  • Tư vấn các vấn đề pháp lý có liên quan đến thủ tục xin giấy chứng nhận thực hành sản xuất tốt (GMP).
  • Đánh giá tính pháp lý của hồ sơ khách hàng cung cấp.
  • Thẩm định sơ bộ cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà máy, tư vấn sửa chữa nhà máy nếu chưa hợp lệ.
  • Soạn thảo hồ sơ, sửa hồ sơ, tiếp đoàn thẩm định cùng khách hàng.
  • Tư vấn các vấn đề pháp lý sau cấp phép.

Liên hệ với Việt Tín để được tư vấn, hỗ trợ pháp lý!

Hotline: 0978 635 623
Email: