Cách xử lý bọ trĩ

Bọ trĩ thường bay theo hướng gió nên khả năng phát tán nhanh. Thức ăn chính của chúng là hút nhựa non của lá, chồi, nụ hoa, trái non. Biển hiện cây bị bọ trĩ chích là lá non bị biến dạng xoăn lại, sức sống cây kém. Cùng tìm hiểu cách phòng và trị bọ trĩ qua bài viết dưới đây nhé.

1. Tổng quan về bọ trĩ

Bọ trĩ là loại côn trùng chích hút, gây hại cho cây trồng. Bọ trĩ có kích thước rất nhỏ, chỉ khoảng 1mm, đôi khi chúng ta có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Thường rất khó để phát hiện chúng tấn công gây hại cây trồng. Bọ trĩ có thời gian sinh trưởng ngắn, khoảng 2 tuần, gồm 5 giai đoạn: trứng, ấu trùng, tiền nhộng, nhộng và trưởng thành.

Cách xử lý bọ trĩ

Bọ trĩ

Bọ trĩ thường bay theo hướng gió nên khả năng phát tán nhanh. Thức ăn chính của chúng là hút nhựa non của lá, chồi, nụ hoa, trái non. Biển hiện cây bị bọ trĩ chích là lá non bị biến dạng xoăn lại, sức sống cây kém. Khi bị nặng chồi non nhú ra lập tức bị cháy đen, đầu hoa teo tóp lại, hoa nở biến dị, teo nhỏ, kích thước bằng 1/5 hoặc 1/10 hoa bình thường. Mặt dưới lá trưởng thành xuất hiện quầng đen loang lỗ màu nâu đồng. Lá vàng, rụng nhiều lá, ảnh hưởng đến khả năng quang hợp, cây kiệt sức dần và chết.

Cách xử lý bọ trĩ

Cây hoa hồng bị bọ trĩ gây hại

Thời tiết nhiều nắng và nóng là điều kiện lý tưởng cho bọ trĩ phát triển. Vườn trồng dày, nhiều tàn dư thực vật, là điều kiện tốt lây lan và phát sinh bọ trĩ.

Việc phòng trừ bọ trĩ cần thường xuyên và luân phiên, để bảo vệ cây trồng kịp thời, và tránh tình trạng kháng thuốc.

2. Các biện pháp phòng trị Bọ Trĩ

a. Phòng ngừa bọ trĩ

Bọ trĩ ghét nước nên cần tưới nước đầy đủ cho cây trồng. Thường xuyên cắt tỉa các cành lá vô hiệu, dọn dẹp sạch tàn dư thực vật, hạn chế nơi trú ẩn của bọ trĩ.

Cách xử lý bọ trĩ

Cây hoa hồng bị bọ trĩ gây hại

Trồng cây với mật độ hợp lý, không quá dày. Phun thuốc phòng ngừa bọ trĩ khoảng 7 -10 ngày /lần. Các loại thuốc để phun phòng bọ trĩ hiệu quả như: Radiant, Confidor, Yamida,…

b. Trị bọ trĩ

Khi cây có biểu hiện do bọ trĩ chích hút, chúng ta tiến hành trị bọ trĩ. Ngưng việc bón phân vì nguồn dinh dưỡng này chỉ làm tăng nguồn dinh dưỡng cho bọ trĩ gây hại.

Cắt tỉa toàn bộ hoa trên cây, các lá già. Dọn dẹp sạch tàn dư thực vật, cỏ dại trong vườn để hạn chế tối đa nơi trú ẩn của bọ trĩ.

Cách xử lý bọ trĩ

Cắt tỉa bỏ hoa nơi trú ẩn của bọ trĩ

Đối với cây hoa hồng khi bị bọ trĩ lần đầu, bạn có thể phun các thuốc như Radiant, Confidor, Yamida… Khi cây trong vườn bị tái nhiễm bạn phun 2-3 loại trên kết hợp với nhau. Tuy nhiên nên sử dụng thuốc với liều lượng hợp lý như trong hướng dẫn. Tránh phun quá liều nhiều lần liên tiếp dẫn đến việc bọ trĩ kháng thuốc.

Khi phun thuốc cho cây nên phun ướt đều cả hai mặt lá, nên sử dụng thêm thuốc bám dính Tobon_ST để tăng tác dụng của thuốc. Nên phun thuốc vào lúc trời mát, lúc chiều tối hoặc sáng sớm, tránh phun khi có mù sương.

Cách xử lý bọ trĩ

Phun thuốc phòng trừ bọ trĩ

Đây là loại côn trùng gây hại nghiêm trọng, gây nhiều tổn thất cho hoa đặc biệt là hoa hồng. Nên có biện pháp phòng trừ sớm và đúng cách để tránh gây hiện tượng kháng thuốc. Bên cạnh đó cần thường xuyên bổ sung các loại phân hữu cơ cho cây trồng để tăng sức đề kháng cho cây. Các loại phân hữu cơ tốt cho cây trồng như: trùn quế, phân bò đã xử lý, phân gà vi sinh…

Phòng trừ bọ trĩ không đơn giản, nhưng với những thông tin như trên Vườn Sài Gòn chúc bạn có khu vườn hoa hồng xinh đẹp, sạch bệnh.

Vườn Sài Gòn