Cách dẫn biển công ty

Trả lời:

Khi cá nhân, cơ quan, tổ chức hay các doanh nghiệp muốn quảng bá thương hiệu của mình, nâng cao uy tín cũng như mong muốn đưa sản phẩm, hàng hóa đến với công chúng thì một hoạt động không thể thiếu đó là hoạt động quảng cáo. Quảng cáo chính là việc cá nhân, tổ chức dùng các phương tiện theo mục đích của mình để đưa sản đến mọi người để nhằm mục đích mang lại lợi nhuận cho chủ thể thực hiện việc quảng cáo. Trong đó, hình thức quảng cáo bằng biển hiệu là hình thức đã tồn tại từ lâu đời thậm chí có thể coi là một nét văn hóa trong kinh doanh. Tuy nhiên, việc treo biển hiệu, biển quảng cáo như thế nào cũng cần phải có tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể, tránh việc lạm dụng quảng cáo gây mất mỹ quan, thiếu văn hóa. Những điều kiện này bao gồm:

Thứ nhất, về hình thức biển hiệu

Theo quy định tại Điều 22 Quy chế hoặt động văn hóa và kinh doanh văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định 103/2009/NĐ-CP, Biển hiệu tại trụ sở, nơi kinh doanh của tổ chức, cá nhân có thể được phép thể hiện dưới các hình thức bảng, biển, hộp đèn, hệ thống đèn led uốn chữ hoặc các hình thức khác, nhằm giới thiệu tên gọi, địa chỉ giao dịch của tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam

Thứ hai, về nội dung của biển hiệu

Nếu như là biển hiệu của doanh nghiệp, theo quy định tại Điều 3 Luật Quảng cáo hiện hành, biển hiệu phải có các nội dung sau:

- Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có);

- Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; 

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

- Địa chỉ, điện thoại.

Trên biển hiệu được thể hiện biểu tượng (logo) đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền, diện tích logo không quá 20% diện tích biển hiệu, không được thể hiện thông tin, hình ảnh quảng cáo cho bất cứ loại hàng hóa, dịch vụ nào (Điều 23 Quy chế hoặt động văn hóa và kinh doanh văn hóa công cộng).

Thứ ba, chữ viết trên biển hiệu

Chữ viết trên biển hiệu của doanh nghiệp cũng phải tuân thủ quy định tại Điều 34 Luật Quảng cáo hiện hành, theo đó biển hiệu phải có nội dung thể hiện bằng tiếng Việt trừ trường hợp Nhãn hiệu hàng hoá, khẩu hiệu, thương hiệu, tên riêng bằng tiếng nước ngoài hoặc các từ ngữ đã được quốc tế hoá không thể thay thế bằng tiếng Việt.

Trong trường hợp sử dụng cả tiếng Việt, tiếng nước ngoài trên Biển hiệu thì khổ chữ nước ngoài không được quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt và phải đặt bên dưới chữ tiếng Việt.

Thứ tư, kích thước biển hiệu

Cũng theo Điều 34 Luật Quảng cáo hiện hành, kích thước biển hiệu của doanh nghiệp phải đảm bảo như sau:

- Đối với biển hiệu ngang thì chiều cao tối đa là 02 mét (m), chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà.

- Đối với biển hiệu dọc thì chiều ngang tối đa là 01 mét (m), chiều cao tối đa là 04 mét (m) nhưng không vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.

Thứ năm, vị trí treo biển hiệu

Vị trí lắp đặt biển hiệu không được che chắn không gian thoát hiểm, cứu hoả; không được lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng.

Theo quy định tại Điều 23 Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định 103/2009/NĐ-CP:

- Biển hiệu chỉ được viết, đặt sát cổng, hoặc mặt trước của trụ sở hoặc nơi kinh doanh của tổ chức, cá nhân;

- Mỗi cơ quan, tổ chức chỉ được viết, đặt một biển hiệu tại cổng;

- Tại trụ sở hoặc nơi kinh doanh độc lập với tổ chức, cá nhân khác chỉ viết, đặt một biển hiệu ngang và không quá hai biển hiệu dọc.

Ngoài ra, doanh nghiệp không chỉ cần phải tuân thủ các quy định của pháp luật hay quy chế hoạt động văn hóa kinh doanh công cộng mà còn phải cân nhắc đến các quy định về lấp biển hiệu của Tòa nhà văn phòng nơi doanh nghiệp bạn thuê, đặt trụ sở. Bởi lẽ, ở một Tòa nhà cho thuê văn phòng có rất nhiều doanh nghiệp và các doanh nghiệp đều cần phải đặt biển hiệu, biển quảng cáo.

Quý khách có bất kỳ vấn đề nào cần tư vấn, hãy đặt câu hỏi cho các luật sư để được tư vấn một cách nhanh chóng nhất!

Hướng dẫn cách treo biển hiệu doanh nghiệp đúng quy định pháp luật để vừa có một biển hiệu bắt mắt, ấn tượng, đầy thu hút đối với khách hàng vừa để cơ quan chức năng chấp nhận. Bởi lẽ, việc treo biển hiệu, bảng hiệu đúng quy định của pháp luật là quyền và nghĩa vụ của mỗi doanh nghiệp. Sau đây sẽ là những tư vấn của Chuyên Tư Vấn Luật giúp bạn giải đáp các thắc mắc này.

Cách dẫn biển công ty

Hướng dẫn cách treo biển hiệu doanh nghiệp đúng quy định pháp luật

>>>Xem thêm: Điều kiện treo biểu hiệu tại doanh nghiệp

Mục Lục

  • Quy định của pháp luật về treo biển doanh nghiệp
    • Hình thức biển hiệu
    • Nội dung bắt buộc phải có trên biển hiệu
    • Chữ viết trên biển hiệu
    • Kích thước biển hiệu
  • Vị trí treo biển doanh nghiệp
  • Những điều cấm trong việc treo biển hiệu doanh nghiệp
  • Chế tài đối với doanh nghiệp vi phạm về treo biển hiệu

Hình thức biển hiệu

Biển hiệu doanh nghiệp có thể được thể hiện dưới các hình thức bảng, biển, hộp đèn, hệ thống đèn neon uốn chữ (neonsight) hoặc các hình thức khác, nhằm giới thiệu tên gọi, địa chỉ giao dịch của tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.

Nội dung bắt buộc phải có trên biển hiệu

Theo quy định tại Điều 34 Luật Quảng cáo 2012 (có sửa đổi, bổ sung năm 2018) thì biển hiệu của doanh nghiệp phải có các nội dung sau:

  • Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có): Tên gọi đầy đủ bằng tiếng Việt đúng với quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
  • Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Địa chỉ, điện thoại.

Trên biển hiệu được thể hiện biểu tượng (logo) đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền, diện tích logo không quá 20% diện tích biển hiệu, không được thể hiện thông tin, hình ảnh quảng cáo cho bất cứ loại hàng hóa, dịch vụ nào.

Chữ viết trên biển hiệu

  • Nội dung phải được thể hiện bằng tiếng Việt, trừ trường hợp nhãn hiệu hàng hoá, khẩu hiệu, thương hiệu, tên riêng bằng tiếng nước ngoài hoặc các từ ngữ đã được quốc tế hoá không thể thay thế bằng tiếng Việt.
  • Trong trường hợp sử dụng cả tiếng Việt, tiếng nước ngoài trên biển hiệu thì khổ chữ nước ngoài không được quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt và phải đặt bên dưới chữ tiếng Việt.

Kích thước biển hiệu

Theo sự quy định tại Điều 34 Luật Quảng Cáo, kích thước biển hiệu doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định như sau:

  • Đối với biển hiệu ngang thì chiều cao tối đa là 02 mét, chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà.
  • Đối với biển hiệu dọc thì chiều ngang tối đa là 01 mét, chiều cao tối đa là 04 mét nhưng không vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.

Vị trí treo biển doanh nghiệp

  • Biển hiệu chỉ được viết, đặt sát cổng, hoặc mặt trước của trụ sở hoặc nơi kinh doanh của tổ chức, cá nhân.
  • Mỗi cơ quan, tổ chức chỉ được viết, đặt một biển hiệu tại cổng.
  • Tại trụ sở hoặc nơi kinh doanh độc lập với tổ chức, cá nhân khác chỉ viết, đặt một biển hiệu ngang và không quá hai biển hiệu dọc.

Những điều cấm trong việc treo biển hiệu doanh nghiệp

  • Vị trí lắp đặt biển hiệu không được che chắn không gian thoát hiểm, cứu hoả; không được lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng.
  • Đặc biệt, việc treo, lắp đặt biển hiệu còn phải tuân thủ các quy định của Luật Quảng cáo và quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Cách dẫn biển công ty

Vị trí treo biển doanh nghiệp

>>>Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục thay đổi con dấu Công ty/Doanh nghiệp

Chế tài đối với doanh nghiệp vi phạm về treo biển hiệu

Tại Điều 48 Nghị định 38/2021/NĐ-CP đã quy định đối với hành vi vi phạm quy định về biển hiệu bị xử phạt với mức phạt tiền dao động từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Cụ thể, mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi có một trong các hành vi sau:

  • Trên biển hiệu không thể hiện đầy đủ tên cơ quan chủ quản trực tiếp; tên cơ sở sản xuất kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; địa chỉ, điện thoại.
  • Sử dụng biển hiệu có kích thước không đúng theo quy định.

Khi có một trong các hành vi sau, sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng:

  • Ghi không đúng hoặc ghi không đầy đủ tên gọi bằng tiếng Việt trên biển hiệu.
  • Không viết bằng chữ tiếng Việt mà chỉ viết bằng chữ tiếng nước ngoài trên biển hiệu.
  • Thể hiện tên riêng, tên viết tắt, tên giao dịch quốc tế bằng chữ tiếng nước ngoài ở phía trên tên bằng chữ tiếng Việt trên biển hiệu.
  • Thể hiện tên gọi, tên viết tắt, tên giao dịch quốc tế bằng chữ tiếng nước ngoài có khổ chữ quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt trên biển hiệu.
  • Chiều cao của biển hiệu dọc vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.

Khi có một trong các hành vi sau, sẽ bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng:

  • Treo, dựng, đặt, gắn biển hiệu che không gian thoát hiểm, cứu hỏa hoặc lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng hoặc làm mất mỹ quan.

Ngoài ra, còn áp dụng biện pháp khắc phục buộc tháo dỡ biển hiệu đối với các hành vi vi phạm nêu trên.

Cách dẫn biển công ty

Chế tài đối với doanh nghiệp vi phạm về treo biển hiệu

>>>Xem thêm: Thủ tục thay đổi tên công ty

Trên đây là những nội dung hướng dẫn của Chuyên Tư Vấn Luật về việc treo biển hiệu doanh nghiệp đúng quy định của pháp luật. Để được biết thêm  chi tiết và tư vấn các vấn đề pháp lý một cách chi tiết và kịp thời nhất, bạn đọc vui lòng liên hệ trực tiếp với TƯ VẤN LUẬT DOANH NGHIỆP của Chuyên Tư Vấn Luật qua số hotline 1900.63.63.87. Xin cảm ơn!

Bài viết được thực hiện bởi Thạc Sĩ Luật Sư Võ Mộng Thu

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hành Chính, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 09 năm

Tổng số bài viết: 631 bài viết