Cách nhận xét một bài nghiên cứu

Sau khi thực hiện một công trình nghiên cứu khoa học chắc chắn rằng sẽ cần người đánh giá nhận xét và đưa ra các ý kiến đóng góp của mình. Hôm nay chúng tôi sẽ giúp các bạn đưa ra các cách nhận xét một đề tài nghiên cứu khoa học.

Với một đề tài nghiên cứu khoa học như ‘nền âm nhạc của Việt Nam” thì cần nhận nội dung đề tài theo từng các tiêu chí để nhận xét đề tài theo nội dung từng phần:.

Cách nhận xét một bài nghiên cứu

Về phần mục tiêu đề tài nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu đã tổng lược, so sánh, nhận xét được một lượng thông tin đáng kể về các bài viết nghiên cứu tiêu biểu cho phần nội dung nghiên cứu hay chưa.

Đề tài nghiên cứu đã nêu dẫn và nhận diện về công tác nghiên cứu, lý luận về nền tảng hay chưa.

Đề tài cần tạo tiền đề thuận lợi cho các công trình nghiên cứu mới về sau.

Cách nhận xét một bài nghiên cứu

Về hình thức, tư liệu và các phương pháp dùng để nghiên cứu

Đề tài nghiên được tiến hành dựa theo các  phương pháp tổng lược, so sánh, nhận xét, nêu  ra dẫn chứng và kiến giải các vấn đề về các bài viết nghiên cứu âm nhạc cổ truyền Việt Nam của các tác giả khác nhau trong nửa cuối thế kỷ XX. Đây là một tư liệu đáng quý, cung cấp tài liệu cho hiện tại và hậu thế để có những hiểu biết cơ bản về nền âm nhạc cổ truyền Việt Nam. Ngôn ngữ công trình nghiên cứu phải súc tích và dễ hiểu, có hành văn mạch lạc, tiêu chí và trình tự công trình hết sức khoa học, logic, nhất quán và tất thảy những điều đó đã toát lên một minh chứng giản dị mà sâu sắc rằng tác giả của công trình nghiên cứu này đã tiến hành nghiên cứu và hoàn chỉnh khá công phu, đặt nhiều tâm huyết vào đó.

Về nội dung và kết quả của bài nghiên cứu

Nội dung đề tài cần phải thống nhất được với mục đích, yêu cầu, cung cấp một lượng thông tin tư liệu, cần thiết, đáng quý và những hiểu biết cơ bản về nền âm nhạc cổ truyền của Việt Nam, giúp cho các đối tượng quan tâm hoặc muốn tìm hiểu thêm sẽ hiểu rõ thêm về công tác nghiên cứu, lý luận âm nhạc cổ truyền dân gian và âm nhạc cổ truyền chuyên nghiệp Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ qua. Đặc biệt là có thể hiểu rõ các thế hệ nghiên cứu, lý luận đi trước đã làm được những gì, có ưu điểm, hạn chế ở đâu, điều đó giúp chúng ta và các thế hệ sau này có cơ sở để kế thừa, phát huy công tác nghiên cứu, lý luận âm nhạc dân gian Việt Nam.  Đây vốn là một lĩnh vực vẫn rất mới đối với những người có quá nhiều kiến thức âm nhạc phương Tây và không có nhiều kiến thức âm nhạc cổ truyền Việt Nam.

 Đưa ra các đề xuất

Trong bài nghiên cứu phải giải thích được vì sao lại phải có từ khảo cứu đứng sau cụm từ tổng lược và nhận xét. Các phần tổng lược, so sánh và nhận xét về các bài viết liên quan đến âm nhạc cổ truyền là điều đáng quý, nhưng vẫn cần nêu rõ thêm quan điểm của người nghiên cứu về các vấn đề, tránh tình trạng nêu sự việc, so sánh, nhận xét mà không đưa ra kết luận.

Tính cấp thiết và ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu

Công trì ở phần những suy nghĩ, kiến nghị, đề xuất của tác giả về những bất cập trong công tác sinh NCKH “Tổng lược và nhận xét khảo cứu âm nhạc cổ truyền Việt Nam qua báo chí nửa sau thế kỷ XX’  của Thạc sĩ Bùi Ngọc Phúc là một trong các công trình nghiên cứu có tính cấp thiết trong bối cảnh mà công tác nghiên cứu lý luận về âm nhạc cổ truyền dân tộc Việt Nam hiện vẫn còn đang là vấn đề mới (cho dù nó đã được tiến hành nghiên cứu trong ít nhất một thế kỷ qua, bởi quan điểm nghiên cứu, lý luận về lĩnh vực này còn có nhiều điều bất cập (thuật ngữ cũng còn nhiều điều đáng phải bàn). Trên con đường hội nhập và phát triển, chắc chắn rằng, chúng ta cần khẳng định và phải tái khẳng định rõ giá trị chân thực của nền âm nhạc cổ truyền dân tộc Việt Nam.

Tính khoa học

Đề tài thuộc lĩnh vực nghiên cứu khoa học mang tính cơ bản, thiên về hướng chuyên khảo, bao gồm việc tổng lược và nhận xét, nên ra các vấn đề rồi giải quyết các vấn đề ấy bao hàm việc dẫn dắt các vấn đề đáng quan tâm của từng bài viết, so sánh, đối chiếu, bình luận, đặc biệt là sưu tầm, nghiên cứu, đưa ra các kiến giải và phát huy giá trị của nền âm nhạc cổ truyền dân tộc.

Khả năng ứng dụng vào thực tiễn của đề tài nghiên cứu này

Đề tài nghiên cứu là nguồn tư liệu đáng quý cho những người làm công tác nghiên cứu, lý luận về âm nhạc, đặc biệt là ở trong lĩnh vực nghiên cứu âm nhạc cổ truyền của Việt Nam.  Sau này tính khả thi của đề tài là có thể dùng làm chuyên đề giảng dạy cho sinh viên âm nhạc nói chung và sinh viên khoa Sáng tác – Lý luận – Chỉ huy nói riêng hay không. Đề tài cũng sẽ là một cơ sở khoa học để đồng nghiệp có thể phát huy từ nhiều góc độ khác nhau trong quá trình nghiên cứu, lý luận về nền âm nhạc cổ truyền Việt Nam không.

Cách nhận xét một bài nghiên cứu

Hiệu quả kinh tế, giáo dục

Đề tài cần có hiệu quả về lĩnh vực nghiên cứu, làm nên cơ sở dữ liệu để học tập, giáo dục truyền thống âm nhạc của Việt Nam, trước hết là cung cấp nhiều kinh nghiệm và thông tin về những gì đã tìm hiểu được và đã nghiên cứu âm nhạc cổ truyền – một lĩnh vực đang cần phải được quan tâm nhiều hơn và có thể xây dựng hệ thống lý thuyết âm nhạc người Việt – để nghiên cứu.

Trên đây là những tiêu chí và cách nhận xét một đề tài nghiên cứu khoa học cụ thể. Sau này nếu bạn cần tiêu chí để nhận xét một đề tài nghiên cứu khoa học thì có thể tham khảo bài viết nào rồi suy luận tiếp tục.