Cách chữa covid cho bầu tại nhà

Căn cứ theo mục 2 Hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc COVID-19 ban hành kèm theo Quyết định 604/QĐ-BYT năm 2022 về việc ban hành "Hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc Covid-19" quy định về tiêu chí đối với người Covid-19" tại nhà cụ thể như sau:

*Tiêu chí lâm sàng

- Là người mắc COVID-19 được khẳng định nhiễm SARS-CoV-2 bằng xét nghiệm realtime RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên do bản thân hoặc người chăm sóc tự làm tại nhà hoặc do nhân viên y tế, cơ sở y tế thực hiện:

+ Không có triệu chứng hoặc có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ như sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, tê lưỡi, tiêu chảy, chảy mũi, mất khứu giác, mất vị giác; nhịp thở bình thường theo tuổi, SpO2 ≥ 96% khi thở khí trời, không có dấu hiệu khó thở, không suy hô hấp;

+ Không mắc bệnh nền, hoặc mắc bệnh nền nhưng đang được điều trị ổn định.

- Là người bệnh COVID-19 đã được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh điều trị nhưng chưa đạt tiêu chuẩn khỏi COVID-19 và đạt tiêu chuẩn quản lý tại nhà thì được chuyển về nhà để tiếp tục chăm sóc.

*Tiêu chí về chăm sóc và theo dõi sức khỏe

- Người mắc COVID-19 có thể tự chăm sóc bản thân (như ăn uống, tắm rửa, giặt quần áo, vệ sinh…) và theo dõi tình trạng sức khỏe;

- Có khả năng liên lạc với nhân viên y tế và sẵn có các phương tiện liên lạc như điện thoại, máy tính…để được nhân viên y tế hướng dẫn và xử trí khi có tình trạng cấp cứu;

- Trường hợp người mắc COVID-19 không có khả năng tự chăm sóc, gia đình phải có người chăm sóc đáp ứng các tiêu chí của mục a, b ở trên.

Cách chữa covid cho bầu tại nhà

Phụ nữ có thai khi mắc COVID-19 thì phải chăm sóc sức khỏe tại nhà như thế nào?

Các vật dụng cần thiết nên chuẩn bị tại nhà

Tại mục 4 Hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc COVID-19 ban hành kèm theo Quyết định 604/QĐ-BYT năm 2022 về việc ban hành "Hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc Covid-19" quy định về tiêu chí đối với người Covid-19" quy định về các vật dụng cần thiết nên chuẩn bị tại nhà cụ thể như sau:

- Nhiệt kế;

- Máy đo SpO2 cá nhân (nếu có);

- Khẩu trang y tế;

- Phương tiện vệ sinh tay;

- Vật dụng cá nhân cần thiết;

- Thùng chứa chất thải lây nhiễm có nắp đậy.

- Phương tiện liên lạc: Điện thoại, số điện thoại của các cơ sở y tế (trạm y tế, trung tâm y tế quận, huyện, trung tâm vận chuyển cấp cứu, bác sỹ, tổ tư vấn cộng đồng, tổ phản ứng nhanh, bệnh viện…).

Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe tại nhà đối với phụ nữ mang thai

Tại mục 3 Hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc COVID-19 ban hành kèm theo Quyết định 775/QĐ-BYT năm 2022 về việc ban hành Hướng dẫn chăm sóc, quản lý tại nhà đối với phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú và trẻ sơ sinh mắc COVID-19 quy định về cách hướng dẫn chăm sóc sức khỏe tại nhà đối với phụ nữ mang thai cụ thể như sau:

(1) Theo dõi tình trạng sức khỏe:

- Đo thân nhiệt ít nhất 2 lần/ngày vào buổi sáng, buổi chiều và khi có dấu hiệu bất thường. Đếm nhịp thở, đếm mạch, SpO2 và huyết áp (nếu có thể) hàng ngày;

- Các dấu hiệu của thai kỳ: cử động thai; các dấu hiệu bất thường về sản khoa.

- Thông báo ngay với nhân viên y tế hoặc đến khám tại cơ sở y tế khi có một trong các dấu hiệu bất thường tại Mục 5.1.3 của “Hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc COVID-19” hoặc có một trong bất cứ dấu hiệu cấp cứu hoặc bất thường sản khoa như đã nêu tại Mục 1, Phần II của Hướng dẫn này.

(2) Quản lý thai, chăm sóc thai nghén

- Duy trì khám thai định kỳ theo Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ Chăm sóc sức khỏe sinh sản. Ngoài ra, khám thai vào bất kỳ thời điểm nào nếu phát hiện dấu hiệu bất thường hoặc khi có chỉ định của nhân viên y tế;

- Nếu thai phụ đến ngày hẹn khám thai và không có các dấu hiệu bất thường về sản khoa, có thể khám thai từ xa hoặc tư vấn thai phụ đợi đến ngày hết cách ly;

- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, vận động và tập thể dục, bổ sung vi chất dinh dưỡng, không sử dụng thuốc lá và tiếp xúc với khói thuốc thụ động, không sử dụng rượu, bia và các chất kích thích, chất gây nghiện khác;

- Duy trì bổ sung sắt/axit folic hoặc viên đa vi chất theo hướng dẫn của nhân viên y tế (tạm dừng khi có các triệu chứng nôn, tiêu chảy).

Trên đây là quy định về chăm sóc sức khỏe tại nhà dành cho phụ nữ có thai khi mắc COVID-19 và một số thông tin liên quan tới COVID-19 chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Nếu có vấn đề không ổn, hãy liên lạc ngay với cơ sở y tế gần nhất để được đảm bảo an toàn về sức khỏe cho cả mẹ và bé. Trân trọng!

hệ thống miễn dịch của bà bầu thường giảm nên cơ thể dễ bị tổn thương hơn khi bị các loại virus hô hấp tấn công. Bên cạnh đó, bà bầu mắc COVID có nguy cơ chuyển nặng cao hơn, bao gồm cả nguy hỗ trợ hô hấp bằng máy thở, chạy ECMO hay sử dụng kháng sinh liều cao... Bà bầu mắc COVID thậm chí có nguy cơ đe dọa đến tính mạng, riêng đối với sức khỏe thai nhi là khả năng sinh non, sảy thai, lây nhiễm virus từ mẹ...

Đặc biệt, theo các chuyên gia, bà bầu mắc COVID có tiền sử hoặc mới bị tăng huyết áp, đái tháo đường... trong thai kỳ có khả năng nhập viện cao hơn. Ngoài ra, còn có nguy cơ diễn tiến nặng, sinh non, thai chết lưu... Tại từng thời điểm cụ thể và dựa vào các yếu tố kèm theo như tình trạng hô hấp, khả năng sống còn của bà bầu và thai nhi mà bác sĩ sẽ cân nhắc chấm dứt hay duy trì thai kỳ.

Do những nguy hiểm cho sức khỏe bản thân và thai nhi, phụ nữ mang thai nên chủ động tuân thủ các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ bản thân trước virus SARS CoV 2. Thực hiện đúng quy tắc 5K, chủ động tiêm đủ liều vắc xin Covid-19, xây dựng và duy trì lối sống lành mạnh cân bằng, chế độ dinh dưỡng đầy đủ để tăng cường sức đề kháng...

Nếu chẳng may bà bầu mắc COVID thì vấn đề quan trọng đầu tiên là không được lo lắng hay hoảng sợ, thay vào đó cố gắng tuân thủ đúng hướng dẫn điều trị của bác sĩ.

Khi bà bầu có các triệu chứng gợi ý COVID- 19 như sốt, ớn lạnh, ho, đau họng, mệt mỏi... thì cần phải tiến hành test nhanh và liên hệ với y tế địa phương để được hướng dẫn tự cách ly tại nhà. Lưu ý là bà bầu và người thân trong gia đình phải đảm bảo một số yêu cầu để giảm nguy cơ lây nhiễm chéo virus trong gia đình, cũng như lây lan cho người xung quanh.

  • Thường xuyên đeo khẩu trang, thay đổi 2 lần/ngày và khử khuẩn bằng cồn khi loại bỏ khẩu trang cũ;
  • Thường xuyên sát khuẩn tay, lau bằng cồn các vật dụng và bề mặt tiếp xúc nhiều như mặt bàn, tay nắm cửa, bồn cầu, bồn rửa mặt...;
  • Đo thân nhiệt ít nhất 2 lần trong ngày, đặc biệt có có dấu hiệu sốt. Thân nhiệt bình thường là 36 - 37.5oC, sốt nhẹ từ 37 - 38oC, sốt vừa từ 38 - 39oC, sốt cao 39 - 40oC, sốt quá cao khi thân nhiệt vượt quá 40oC;
  • Tuy bà bầu mắc COVID-19 điều trị tại nhà có triệu chứng nhẹ nhưng vẫn phải đo chỉ số SpO2 ít nhất 2 lần/ngày. SpO2 > 96% sẽ giúp duy trì cung cấp đầy đủ oxy cho mẹ và thai nhi;
  • Bà bầu mắc COVID uống thuốc gì? Mẹ có thể uống các loại thuốc hạ sốt, có thể tự dùng hoặc theo ý kiến bác sĩ như Paracetamol hay Ibuprofen nhưng cần đặc biệt lưu ý khi mang thai 3 tháng cuối. Nếu sốt trên 38,5oC nhưng dị ứng với Paracetamol và Ibuprofen có thể sử dụng các thuốc khác theo kê đơn của bác sĩ như Aspirin, Celecoxib, Diclofenac;

Lưu ý: Phụ nữ mang thai chỉ được dùng Diclofenac khi có lý do chính đáng và chỉ dùng với liều hữu hiệu thấp nhất như đối với những thuốc ức chế tổng hợp prostaglandin khác, đặc biệt khi dùng thuốc trong ba tháng cuối của thai kỳ (do khả năng gây đờ tử cung và/hoặc đóng sớm ống động mạch)

  • Bổ sung đủ nước mỗi ngày với số lượng khoảng 40ml/kg cân nặng/ngày, ưu tiên sử dụng nước có chứa điện giải như dung dịch Oresol;
  • Nghỉ ngơi và dinh dưỡng đầy đủ khoa học, đủ các dưỡng chất cần thiết cho mẹ và thai nhi;
  • Có thể tập thể dục tại chỗ với các bài tập nhẹ nhàng, tập hít thở ít nhất 15 phút mỗi ngày.

Phụ nữ đang mang thai mắc các bệnh lý khác kèm theo như đái tháo đường, tăng huyết áp... khi nhiễm SARS- CoV- 2 có nguy cơ chuyển nặng cao hơn. Đặc biệt, bà bầu mắc COVID-19 nặng cần phải nhập viện ngay để được nhân viên y tế theo dõi đặc biệt, một số trường hợp có thể chủ động giúp thở bằng máy trợ thở.

Bà bầu mắc COVID mức độ nặng có nguy cơ cao phải sinh con trước tuần thứ 37 của thai kỳ (còn gọi là sinh non), bên cạnh các nguy cơ khác như như thai chết lưu hay sảy thai...

Vì những nguy cơ sức khỏe cho cả mẹ và bé, bà bầu mắc COVID cần nhập viện điều trị tích cực khi có các triệu chứng nặng như sau:

  • Nhịp thở trên 20 lần/phút và/hoặc SpO2 dưới 96%, có thể kèm các triệu chứng như cảm giác đau tức ngực, gắng sức để thở, chân tay lạnh;
  • Sốt cao trên 38.5 độ C, đáp ứng kém với các thuốc hạ sốt hay sốt kéo dài quá 3 ngày không cải thiện;
  • Buồn nôn, nôn ói nhiều lần (4 lần/giờ hoặc 6 lần trong 4 giờ);
  • Tiêu chảy kéo dài không cầm, nguy cơ cao bị mất nước;
  • Ho kéo dài, ảnh hưởng đến nghỉ ngơi hoặc sức khỏe thai nhi và kém đáp ứng với các biện pháp hỗ trợ;
  • Có các biểu hiện bất thường như cơn co tử cung, thai cử động nhiều/ít quá mức so với bình thường...;
  • Âm đạo ra dịch hồng hoặc có máu.
  • Theo các chuyên gia, quá tải y tế khiến thắc mắc bà bầu mắc Covid uống thuốc gì không được nhân viên y tế tư vấn đầy đủ. Từ đó dẫn đến tình trạng nhiều thai phụ tìm thông tin hay hướng dẫn điều trị bệnh không chính thống trên mạng internet. Trong đó có việc tự ý sử dụng các thuốc kháng virus như Molnupiravir, Favipiravirg, Abidol... Đây là vấn đề bà bầu mắc Covid 19 cần tránh tuyệt đối, vì việc dùng thuốc sai cách sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe;
  • Không sử dụng các thuốc kháng viêm, ức chế miễn dịch cho bà bầu mắc COVID-19 khi chưa có chỉ định bác sĩ;
  • Không tự ý sử dụng các thuốc chống đông máu;
  • Không dùng các thuốc Đông y, thuốc Nam khi chưa có ý kiến của bác sĩ;
  • Bà bầu mắc COVID không được tự ý mua và sử dụng thuốc theo đơn của người bệnh khác hay nghe ý kiến người xung quanh hoặc thông tin trên mạng...

Vẫn biết rằng, việc tránh lây nhiễm với SARS -CoV -2 luôn là ưu tiên hàng đầu của phụ nữ đang mang thai. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp không may nhiễm virus, bà bầu mắc COVID-19 cần ghi nhớ những việc nên và không nên làm để hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng cho bản thân và thai nhi. Đặc biệt là trong việc sử dụng các loại thuốc, cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ dẫn và tư vấn của bác sĩ.