Cách chưa bệnh dịch tả lợn cổ điển

Dịch tả heo cổ điển, hay còn gọi là dịch tả heo (lợn), bệnh sốt heo, là một loại bệnh do virus chỉ gây bệnh trên heo. Đây là căn bệnh được quan tâm nhất ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Tầm quan trọng của Dịch tả heo (CSF)

Dịch tả heo là một trong những bệnh do virus gây ra gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng trên thế giới. Rất nhiều chính phủ rất thận trọng và đưa ra những biện pháp kiểm soát chặt chẽ, bao gồm cả việc bắt buộc tiêm phòng và tiêu hủy khi có dịch (tại Việt Nam cũng vậy).

Trong những bầy không được tiêm phòng, gần như tất cả những con heo đều bị nhiễm bệnh. Biểu hiện các triệu chứng chung giống các bệnh khác như sốt cao, ủ rủ, chán ăn, tiêu chảy, liệt, sảy thai, thai khô và heo con bị run rẩy khi sinh. Tử số thường cao.

Một điều may mắn là chỉ có duy nhất một serotype virus gây bệnh duy nhất và vaccine nhược độc thường có hiệu quả cao. Ngoài ra, nó cũng không lây lan theo gió, các vector truyền bệnh như côn trùng hoặc chim nên các biện pháp đảm bảo an toàn sinh học thông thường cũng có thể phòng tránh được bệnh. Tuy nhiên mầm bệnh vẫn tồn tại trong thịt chưa nấu chín kĩ hoặc thịt của những con đã chữa khỏi, không nên cho heo ăn phải những loại thịt này.

Bạn có nên quan tâm đến Dịch tả heo?

Nếu trại của bạn ở các quốc gia như Mỹ, Canada, Chile, Úc, New Zealand hoặc Ireland, những quốc gia đã loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh thì không cần quan tâm đến.

Virus này thường tồn tại ở phần còn lại ở Trung tâm và Đông Âu, Châu Á và Châu Phi, do đó nếu bạn đang có ý định chăn nuôi heo tại những khu vực này thì bạn cần phải tiêm vaccine định kì.

Dấu hiệu lâm sàng

Virus gây bệnh dịch tả heo có độc tính đa dạng. Một số chủng độc lực cao gây bệnh thể cấp tính. Một số chủng độc lực thấp và gây bệnh thể mãn tính, một số khác trung tính gây bệnh thể á cấp tính.

Thể cấp tính

Dấu hiệu lâm sàng thường xuất hiện đầu tiên ở một vài con trong bầy, biểu hiện triệu chứng không đặc trưng như ủ rủ, ngủ li bì, miễn cưỡng ăn uống. Nếu đuổi chúng lên chúng có thể đi đến máng ăn nhưng ăn rất ít hoặc chỉ ngửi chứ không ăn, sau đó lại quay về chỗ nằm. Heo đi, đứng với đầu rủ xuống và cụp đuôi. Vài ngày sau dấu hiệu trở nên tệ hơn và nhiều con trong bầy bị nhiễm bệnh.

Những con heo nhỏ có thể run rẩy và nằm chồng lên nhau.

Ban đầu những con heo bị bệnh có thể táo bón, sau đó chuyển sang tiêu chảy phân vàng. Thường giai đoạn sớm heo có biểu hiện viêm kết mạc mắt, có dịch tiết quanh mí mắt. Bệnh trầm trọng hơn, dịch ghèn quanh mắt dày đến nổi heo không thể mở mắt ra.

Cách chưa bệnh dịch tả lợn cổ điển
Xuât huyết dưới da trong bệnh dịch tả
Cách chưa bệnh dịch tả lợn cổ điển
Xuất huyết dưới vùng da mỏng
Cách chưa bệnh dịch tả lợn cổ điển
Mí mắt đổ ghèn, xuất huyết
Cách chưa bệnh dịch tả lợn cổ điển
Xuất huyết tai
Cách chưa bệnh dịch tả lợn cổ điển
Tiêu chảy phân vàng

Dấu hiệu nhận biết sớm, cũng là dấu hiệu tồn tại dai dẵn trong suốt kì bệnh cho đến chết là sốt cao, trên 42ºC. Kiểm tra nhiệt độ trực tràng nếu nghi ngờ heo mắc dịch tả.

Bệnh tiến triển làm những con heo bệnh trở nên gầy ốm và đi loạng choạng. Ban đầu có thể là do cơ thể suy kiệt nên loạng choạng nhưng sau đó nguyên nhân chính là do chúng bị nhiễm trùng và tổn thương thần kinh tủy sống. Liệt phần thân sau là kết quả của việc đi xiêu vẹo và heo có xu hướng té ngồi hoặc nằm. Tiêu chảy trầm trọng và một số con nôn ra cả mật vàng. Tím da ở các vùng như tai, đuôi, sau đó là mũi, chân sau, bụng và lưng. Những con heo bị bệnh chết trong vòng 10-20 ngày. Một số con co giật trước khi chết.

Thể á cấp tính

Dấu hiệu ở heo cai sữa cũng tương tự nhưng tiến trình bệnh chậm và ít dữ dội hơn. Những con heo bị nhiễm có thể bệnh đến 30 ngày trước khi chết.

Virus có thể truyền qua nhau thai và nhiễm bệnh cho heo con trong tử cung heo nái. Những con nái được tiêm phòng không đầy đủ có thể bị nhiễm bệnh hoặc những con nái bị nhiễm virus có độc lực thấp, biểu hiện bên ngoài bình thường nhưng sinh ra những ổ heo con run rẩy dẫn đến tử vong trên heo con do không bú được (có nhiều nguyên nhân khác cũng làm cho heo con bị run rẩy khi sinh).

Heo con co giật lúc mới sinh do nhiễm phải virus từ trong bào thai.

Nếu virus xâm nhập qua nhau thai trước khi hệ miễn dịch của heo con được hình thành thì heo con được sinh ra trông vẫn khỏe mặc dù nó đã mắc bệnh và tiếp tục phát triển, mang mầm bệnh mà không có bất cứ dấu hiệu lâm sàng nào. Chúng phát tán virus do đó chúng là mối đe dọa đối với những con heo khác. Đến một vài tuần hoặc hơn một tháng tuổi chúng bắt đầu biểu hiện các dấu hiệu lâm sàng nhưng chúng nhẹ hơn, kéo dài hơn mà không sốt cao.

Virus lây nhiễm cho heo con từ trong tử cung có thể gây các triệu chứng khác như: chết, khô thai, sẩy thay hoặc sinh ra những con heo yếu ớt, dị dạng. Tiêm phòng cho heo nái trong thời kì mang thai bằng vaccine nhược độc dẫn đến lây nhiễm truyền qua nhau thai cho những con heo chưa được sinh ra với kết quả tồi tệ tương tự bên trên. Các vaccine mới ra sau này được cho là an toàn hơn.

Virus chủng độc tố thấp có thể sinh sôi trong ống sinh sản của những con nọc chưa được tiêm phòng hoặc những con nọc được tiêm phòng không đầy đủ. Kết quả là làm cho nái được phối tinh từ những con nọc này lên giống lại hoặc sẩy thai.

Chẩn đoán

Bệnh bùng phát ở thế cấp tính hoặc á cấp tính có thể chẩn đoán hờ thông qua các dấu hiệu lâm sàng đặc trưng và mổ khám, nhưng bệnh sốt heo Châu Phi và bệnh do Salmonella choleraesuis cũng gây ra các triệu chứng và bệnh tích tương tự. Salmonella choleraesuis thường ghép chung với Dịch tả heo.

Ở thể mãn tính hoặc các trường hợp đặc biệt khác, dấu hiệu lâm sàng và bệnh tích ít có tính chẩn đoán hơn nên chỉ có thể nghi ngờ là dịch tả heo. Để chắc ăn thì nên làm xét nghiệm, tốt nhất là đem cả con heo vào trong phòng thí nghiệm để có kết quả chính xác. Khó quá thì đem mẫu bệnh phẩm (hạch amidan) cũng được.

Virus tồn tại gần như toàn bộ cơ thể. Thêm vào đó, các bệnh phẩm tốt nhất sau hạch amidan là lách, thận và một vài đoạn ruột non.

Mổ khám bệnh tích

Một người không chuyên cũng có thể thực hiện việc mổ khám và xác định được bệnh dịch tả dựa vào các đặc điểm dưới đây:

  • Xuất huyết điểm khắp cơ thể và xuất huyết lớn hơn ở một số cơ quan như hạch lympho
  • Xuất huyết phổi và xuất huyết dưới da
  • Thận xuất huyết lốm đốm
  • Lách xuất huyết răng cưa (đặc trưng)
  • Phổi viêm nghiêm trọng, xuất huyết và viêm màng phổi do kế phát các bệnh khác
  • Dạ dày thường trống do heo bỏ ăn, có dịch màu vàng
  • Ruột xuất huyết hình cúc áo (đặc trưng)

Quản lí và ngăn chặn

  • Ở một số quốc gia đã loại bỏ được bệnh dịch tả heo thì việc tiêm phòng vaccine để ngăn ngừa bệnh là không cần thiết và thường bị cấm thực hiện.
  • Ở những vùng có nguy cơ cao, việc tiêm phòng vaccine là bắt buộc.
  • Vaccine chết ngày nay đã được dần thay thế bằng vaccine nhược độc, có tính an toàn và hiệu quả cao hơn. Những con sau khi tiêm sẽ đáp ứng miễn dịch từ một tuần đến 10 ngày sau khi tiêm và hiệu quả vaccine kéo dài từ 2-3 năm (hết vòng đời khai thác cả nái và nọc). Heo con bú mẹ được tiêm vaccine sẽ nhận được kháng thể khoảng 6-8 tuần. Trong suốt thời gian này việc tiêm vaccine cho heo con sẽ không hiệu quả vì kháng thể trong cơ thể heo con sẽ trung hòa vaccine trước khi nó có khả năng tạo được miễn dịch.
  • Ở những khu vực tồn tại virus dịch tả, người ta thường dùng vaccine để tiêm phòng tất cả những con heo được 2 tuần tuổi. Heo con được sinh ra từ những con nái đã được tiêm phòng thì nên được tiêm vaccine lúc được 8 tuần tuổi.
  • Các vaccine phổ biến để ngừa Dịch tả heo tại Việt Nam như: Colapest, pestiffa, Suigen HC, Dịch tả heo Trung ương… đều có hiệu quả miễn dịch đối với bệnh, chi phí mỗi liều đều rẻ dưới <5.000đ nên việc thực hiện tiêm phòng rất dễ dàng, các nhà chăn nuôi không nên bỏ qua bệnh.

Các bạn có thể xem thêm bài viết của VietDVM.com về bệnh tích của dịch tả heo tại đây

Biên dịch, tổng hợp: Hội chăn nuôi Trà Vinh team

Fanpage: https://www.facebook.com/hoichannuoitravinh/