Bụng kêu rột rột là bệnh gì

Thường thì hiện tượng sôi bụng không ảnh hưởng nhiều tới sức khoẻ. Sôi bụng xuất hiện khi chúng ta cảm thấy đói hay ngửi hoặc trông thấy những món ăn hấp dẫn. Bởi theo phản xạ thì lúc này bụng chúng ta sẽ tăng tiết dịch vị, co bóp gây ra những tiếng sôi bụng.

Sôi bụng còn do bạn có chế độ ăn uống thiếu khoa học như: Ăn quá nhanh, ăn phải những loại thực phẩm gây đầy bụng khó tiêu như thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, có hàm lượng đường cao, thức uống có chứa caffeine.

Bụng kêu rột rột là bệnh gì

Ảnh minh họa

Sôi bụng còn do tư thế ngồi, nằm có thể làm tăng nhu động ruột. Hoặc do bụng bị nịt quá chặt, như khi dùng thắt lưng, mặc quần chật hay quấn đai nịt bụng.

Ngoài ra, sôi bụng có thể là một dấu hiệu rất phổ biến bất thường ở hệ tiêu hóa khiến ruột tăng cường hoạt động đẩy thức ăn, dịch qua chỗ tắc nghẽn, tạo âm thanh sôi ùng ục.

Nếu sôi bụng kèm các dấu hiệu dưới đây, tốt nhất cần được đi khám sớm:

Sôi bụng do tắc ruột

Là một trong những nguyên nhân nguy hiểm gây sôi bụng. Tình trạng này có thể xảy ra do khối u ruột hoặc sẹo của vết mổ cũ trong ổ bụng. Người bệnh tắc ruột còn cảm thấy chướng bụng, đầy hơi, nôn ói có dịch màu rêu hoặc màu nâu đen, đau bụng, tiêu chảy, không xì hơi... Nếu không được phát hiện kịp thời, vị trí tắc ruột có thể vỡ ra, đe dọa tính mạng.

Do viêm dạ dày ruột

Xảy ra khi các virus như rotavirus, norovirus và các mầm bệnh truyền nhiễm khác xâm nhập vào cơ thể. Lúc này, dạ dày và ruột bị viêm, phù nề đường tiêu hóa. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sôi bụng kèm theo nôn ói và tiêu chảy nghiêm trọng. Tùy từng virus cụ thể mà người bệnh có thể cảm thấy đau bụng, mệt mỏi, sốt, đau nhức toàn thân... Các triệu chứng có thể kéo dài từ 1-10 ngày. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm dạ dày ruột có thể dẫn đến mất nước và làm trầm trọng thêm các triệu chứng vốn có.

Do xuất huyết tiêu hóa

Xuất huyết tiêu hóa là nguyên nhân hiếm gặp gây sôi bụng nhưng có thể đe dọa tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời. Dấu hiệu sớm để nhận biết tình trạng này là đại tiện phân có mùi hắc và màu đen. Trường hợp bệnh nặng sẽ xuất hiện thêm các triệu chứng nôn ra máu, đại tiện có máu tươi, chướng bụng...

Do hội chứng ruột kích thích

Đây là một loại rối loạn hệ tiêu hóa, ảnh hưởng trực tiếp đến đại tràng và dẫn đến nhiều triệu chứng như sôi bụng, đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón...

5 việc nên làm để cải thiện chứng sôi bụng

- Không nên ăn những loại thực phẩm lạ, đặc biệt là những thực phẩm có nguy cơ cao gây dị ứng.

- Nên duy trì một chế độ ăn uống khoa học: Lựa chọn những loại thực phẩm tươi ngon, dễ tiêu, ăn uống đầy đủ dưỡng chất, ưu tiên các loại rau củ quả có chứa nhiều chất xơ để phòng tránh nguy cơ táo bón.

- Rửa sạch thực phẩm trước khi chế biến và bảo quản thực phẩm đúng cách. Không nên ăn những loại đồ ăn có chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng,… Loại bỏ thói quen uống rượu bia và thuốc lá.

- Tạo thói quen ăn chậm và nhai kỹ thức ăn, không nên nói chuyện nhiều trong bữa ăn, không nên ăn quá nhiều cùng một lúc, hãy chia nhỏ thành nhiều bữa ăn, không để bụng quá no hoặc quá đói,…

- Mặc những trang phục thoải mái, không nên mặc những bộ đồ quá chật, bó sát đặc biệt sau khi vừa ăn xong.

Bị sôi bụng liên tục là dấu hiệu của bệnh gì, làm sao hết là thắc mắc chung được nhiều người đặt ra khi gặp phải tình trạng này. Bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả giải đáp thắc mắc trên.

Sôi bụng không phải là hiện tượng hiếm gặp. Sôi bụng có thể đôi khi mới xuất hiện hoặc cũng có thể bị liên tục trong một thời gian dài. Nhiều người khi gặp phải tình trạng này thì hết sức lo lắng.

Bị sôi bụng liên tục là dấu hiệu của bệnh gì?

Sôi bụng liên tục có thể do mắc các bệnh ở đường ruột như:

  • Bệnh viêm đại tràng kích thích

Căn bệnh này thường hay gặp ở độ tuổi từ 20-40. Ngoài dấu hiệu sôi bụng thì thì bị viêm đại tràng kích thích người bệnh còn kèm theo hiện tượng đau bụng, rối loạn đại tiện, đầy hơi chướng bụng, ợ chua, ợ hơi.

  • Hội chứng ruột kích thích

Khi bị hội chứng ruột kích thích người bệnh sẽ có triệu chứng sôi bụng kèm theo tiêu chảy hoặc táo bón, đầy hơi.

Ngoài ra hiện tượng sôi bụng thường xuyên có thể không do mắc bệnh mà xuất phát từ các nguyên nhân như:

  • Rối loạn hệ thống vi khuẩn làm thức ăn khó tiêu hóa, để lâu sinh hơi và gây sôi bụng.
  • Ăn nhiều những thực phẩm dễ gây sôi bụng, đầy hơi như ngũ cốc, tinh bột, hành tỏi.
  • Thói quen ăn nhanh có thể dẫn đến việc nuốt phải hơi vào trong dạ dày. Ăn xong nằm ngay cũng rất dễ gây sôi bụng.

Bụng kêu rột rột là bệnh gì

Thường xuyên sử dụng rượu bia cũng gây ra tình trạng sôi bụng liên tục

  • Những người quen sử dụng rượu bia, nước ngọt có ga… gây sinh hơi trong dạ dày gây hiện tượng đầy bụng, ợ hơi và sôi bụng liên tục.

Bị sôi bụng liên tục làm sao hết?

Sôi bụng có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc một bệnh lý nào đó ở đường ruột nhưng nó cũng có thể do thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Vì thế khi gặp phải tình trạng sôi bụng, bạn cần khắc phục bằng cách:

  • Cần phải có chế độ ăn uống khoa học, ăn chín uống sôi, ăn chậm nhai kĩ.
  • Giảm các thực phẩm có thể gây sôi bụng, thay vào đó là nên ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ như rau xanh.
  • Tránh ăn nhiều chất béo và các loại gia vị như tỏi, ớt, tiêu.
  • Không uống rượu bia và các loại đồ uống có ga.

Bụng kêu rột rột là bệnh gì

Ăn uống đúng cách và khoa học sẽ giúp cải thiện tình trạng sôi bụng

  • Nên vận động hàng ngày bằng cách đi bộ thể dục đều đặn
  • Giữ tinh thần thoải mái, có chế độ làm việc nghỉ ngơi điều độ, tránh stress, mệt mỏi, căng thẳng

Trong trường hợp bị sôi bụng kéo dài kèm theo các triệu chứng khác ở đường tiêu hóa thì người bệnh cần tới ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe. Tùy vào loại bệnh, mức độ bệnh cụ thể của mỗi người, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp chữa trị phù hợp.

Để tìm hiểu thêm về tình trạng bị sôi bụng liên tục là dấu hiệu của bệnh gì, làm sao hết, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài 1900 558892 hoặc hotline 0904 97 0909 để được tư vấn kỹ lưỡng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.