Bị tăng nhãn áp là gì năm 2024

Tại Nhãn khoa Anh Nguyễn, chúng tôi tin rằng phương thuốc tốt nhất là phòng ngừa. Đây là trường hợp với một tình trạng phổ biến được gọi là bệnh tăng nhãn áp. Bệnh tăng nhãn áp, có biệt danh là “kẻ trộm thị giác thầm lặng,” không biểu hiện triệu chứng cho đến khi tình trạng mất thị lực không thể khắc phục đã xảy ra.

Bệnh tăng nhãn áp là một bệnh gây tổn thương vĩnh viễn cho dây thần kinh thị giác. Bên trong mắt của bạn, có một hệ thống phức tạp được thiết lập để giữ cho chất lỏng di chuyển vào và ra khỏi mắt. Khi hệ thống thoát nước này bị tắc nghẽn, chất lỏng không còn có thể rời khỏi mắt đủ nhanh. Điều này dẫn đến áp lực nội nhãn cao nguy hiểm.

Khi mức áp suất bên trong mắt tăng lên, mắt bắt đầu đẩy ngược lên dây thần kinh thị giác, nằm ở phía sau mắt của bạn. Dây thần kinh thị giác chịu trách nhiệm vận chuyển tín hiệu não từ võng mạc. Đây là cách bạn nhìn thấy! Khi dây thần kinh thị giác bị tổn thương, mất thị lực vĩnh viễn có thể xảy ra.

triệu chứng tăng nhãn áp

Dạng phổ biến nhất của bệnh tăng nhãn áp—bệnh tăng nhãn áp góc mở—không biểu hiện triệu chứng. Nhiều người không biết mình mắc bệnh tăng nhãn áp cho đến khi tình trạng mất thị lực đã xảy ra. Cách duy nhất để biết bạn có bị tăng nhãn áp hay không là đi khám mắt hàng năm hoặc hai năm một lần.

Dạng tăng nhãn áp ít phổ biến hơn, tăng nhãn áp góc đóng, là một trường hợp cấp cứu y tế nghiêm trọng hơn nhiều. Các triệu chứng của nó bao gồm đau mắt, buồn nôn, nhức đầu và chảy nước mắt nhiều. Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số này, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.

Ai có nguy cơ?

Nguyên nhân chính xác của bệnh tăng nhãn áp vẫn chưa được biết, tuy nhiên, có một số yếu tố có thể khiến bạn dễ mắc bệnh này. Bạn có thể có nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp cao hơn nếu bạn:

  • Trên 60 tuổi
  • Có tiền sử gia đình mắc bệnh tăng nhãn áp
  • Là người gốc Phi hoặc Châu Á
  • Mắc các bệnh khác như tiểu đường, huyết áp cao hoặc bệnh tim
  • Đã có chấn thương vật lý cho mắt

Điều trị bệnh tăng nhãn áp

Bác sĩ nhãn khoa của bạn tại Nhãn khoa Anh Nguyễn có thể dễ dàng chẩn đoán bệnh tăng nhãn áp khi khám mắt định kỳ. Sau khi được chẩn đoán, việc điều trị của bạn sẽ nhằm mục đích ngăn ngừa mất thị lực thêm. Bất kỳ thị lực nào đã bị mất do bệnh tăng nhãn áp đều không thể điều trị được.

Để ngăn chặn tình trạng mất thị lực thêm nữa, bác sĩ nhãn khoa của bạn sẽ thử các phương pháp khác nhau để ổn định nhãn áp của bạn. Điều này sẽ khác với mọi người. Các phương pháp phổ biến bao gồm:

Thuốc: Bệnh tăng nhãn áp có thể được kiểm soát thông qua thuốc nhỏ mắt. Những giọt này được sử dụng hàng ngày và hạ nhãn áp để ngăn ngừa mất thị lực.

Phẫu thuật bằng tia la-ze: Có hai loại phẫu thuật tăng nhãn áp chính: tạo hình bè và phẫu thuật mống mắt. Cả hai đều giúp dẫn lưu chất lỏng ra khỏi mắt. Những ca phẫu thuật này thường được thực hiện tại văn phòng bác sĩ nhãn khoa của bạn.

Phẫu thuật phòng mổ: Một số ca phẫu thuật tăng nhãn áp sẽ được thực hiện trong phòng mổ. Hai ví dụ là phẫu thuật cắt bỏ bè và đặt thiết bị dẫn lưu bệnh tăng nhãn áp. Cả hai quy trình này đều tạo ra các kênh thoát nước mới trong mắt để chất lỏng chảy qua.

Nếu bạn đã kiểm soát các triệu chứng bệnh tăng nhãn áp bằng thuốc và hiện đang chuẩn bị cho phẫu thuật đục thủy tinh thể, MIGS có thể là một lựa chọn lý tưởng cho bạn. MIGS là một mô cấy nhỏ đã giúp hàng nghìn người mắc bệnh tăng nhãn áp kiểm soát thành công nhãn áp của họ. Bằng cách tận dụng cơ hội chỉ có một lần trong đời này khi phẫu thuật đục thủy tinh thể, bạn có thể giúp giải quyết cả hai tình trạng này cùng một lúc. Với MIGS, hầu hết bệnh nhân có thể duy trì nhãn áp bình thường sau thủ thuật. MIGS có một hồ sơ an toàn tuyệt vời. MIGS được bảo hiểm bởi Medicare và hầu hết các công ty bảo hiểm tư nhân.

Lên lịch tư vấn

Bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh tăng nhãn áp? Bạn muốn đặt lịch khám mắt quá hạn? Chắc chắn rằng liên lạc Anh Nguyễn Ophthalmology ngay hôm nay để đặt lịch hẹn với bạn!

Tăng nhãn áp glocom (thiên đầu thống) là bệnh thường gặp, là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây mù lòa vĩnh viễn trên thế giới cũng như ở Việt Nam, có tác động rất lớn đến sức khỏe cộng đồng.

Tăng nhãn áp glocom (thiên đầu thống) là thuật ngữ dùng để chỉ một nhóm bệnh lý của đầu dây thần kinh thị giác, tiến triển mạn tính, biểu hiện đặc trưng bởi tổn hại thị trường, lõm teo đĩa thị và liên quan đến tình trạng nhãn áp cao.

Glocom có nhiều cách phân loại, hiện ở Việt Nam thường phân loại thành:

Glocom nguyên phát (được quan tâm nhiều nhất), bao gồm:

  • Glocom góc đóng nguyên phát (hay gặp ở Việt Nam).
  • Glocom góc mở nguyên phát.

Glocom thứ phát: xuất hiện sau những rối loạn tại mắt và toàn thân, như glocom do chấn thư­ơng, do viêm màng bồ đào, do bệnh lý của thể thuỷ tinh,...

Glocom nguy hiểm ở chỗ nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, sẽ không có thuốc điều trị hoặc can thiệp phẫu thuật nào phục hồi lại được những tổn thương mà glocom đã gây ra.

2. Dấu hiệu khi mắc glocom là gì?

Bị tăng nhãn áp là gì năm 2024

Mắt đau nhức đột ngột, dữ dội, đau lan lên đỉnh đầu là dấu hiệu mắc Glocom

Với mỗi thể bệnh, bệnh nhân sẽ có những triệu chứng khác nhau:

Glocom góc đóng cơn cấp điển hình: các triệu chứng xuất hiện đột ngột, dữ dội:

  • Mắt đau nhức đột ngột, dữ dội, đau lan lên đỉnh đầu.
  • Nhãn cầu căng cứng như hòn bi.
  • Mắt đỏ, mi nề, chảy nước mắt, sợ ánh sáng.
  • Thị lực bệnh nhân giảm nhanh thậm chí mất hẳn, nhìn mờ như qua màn sương, nhìn vào các vật phát sáng thấy có quầng xanh đỏ.
  • Những dấu hiệu toàn thân có thể có: đau bụng, nôn, buồn nôn, ỉa chảy, vã mồ hôi.... khiến người bệnh lầm t­ưởng là cảm sốt, chủ quan tự chữa trị, khi tới viện thì đã mù hoàn toàn.

Glocom góc đóng bán cấp: Các triệu chứng giống như glocom góc đóng cơn cấp, nhưng ít dữ dội hơn, thỉnh thoảng xuất hiện những cơn đau nhức mắt, nhức đầu thoáng qua kèm nhìn mờ, qua cơn thị lực trở lại bình thường, nhưng tần suất, mức độ các cơn tăng dần, đồng thời thị lực ngày càng giảm.

Glocom góc đóng mạn tính: Rất ít gặp, thường không có triệu chứng, đa số bệnh nhân khi đến khám thị lực đã giảm nặng hoặc mất hoàn toàn.

Glocom góc mở: Bệnh âm thầm tiến triển mạn tính, lần lượt qua từng giai đoạn, người bệnh không nhận thấy sự giảm sút thị lực, do đó thường đến khám ở giai đoạn muộn khi bệnh đã nặng. Đa số bệnh nhân không đau nhức mắt hay đau nhức đầu, một số có cảm giác nặng, căng tức mắt thoáng qua, nhìn mờ như qua màn sương, nhìn vật phát sáng thấy có quầng xanh đỏ, các biểu hiện xuất hiện thành từng cơn ngắn rồi tự hết, khiến bệnh nhân chủ quan không đi khám.

3. Chẩn đoán glocom như thế nào?

Bác sĩ sẽ dựa trên những triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân, đồng thời tiến hành:

  • Đánh giá thị lực của bệnh nhân.
  • Soi góc tiền phòng, ước lượng độ sâu góc tiền phòng bằng nghiệm pháp Henrick.
  • Đo nhãn áp.
  • Đo thị trường.
  • Soi đáy mắt hoặc chụp OCT bán phần sau (chụp cắt lớp gai thị, đánh giá lớp sợi thần kinh võng mạc).

Bị tăng nhãn áp là gì năm 2024

Đo nhãn áp là phương pháp chẩn đoán Glocom

4. Phương pháp điều trị glocom?

Điều trị glocom phải xác định chính xác thể bệnh, bởi phương pháp điều trị của mỗi thể bệnh là khác nhau.

Glocom góc đóng cơn cấp là một cấp cứu nhãn khoa, việc điều trị phải tiến hành khẩn trương, tích cực để hạ nhãn áp, giảm đau và an thần cho bệnh nhân:

  • Tại mắt: Tra pilocarpin 1% - 2% 1h/lần, duy trì đến khi nhãn áp hạ thì tra 3 - 4 lần/ngày.
  • Acetazolamid 0,25 g, uống 2 - 4 viên trong 24h.
  • Nếu bệnh nhân nôn nhiều không uống được thì tiêm tĩnh mạch Diamox 500 mg x 1 ống.

Các thuốc trên phải được bác sĩ chỉ định và theo dõi sát sao việc sử dụng thuốc của bệnh nhân.

Điều trị nội khoa chỉ giải quyết tình trạng cấp cứu nhãn khoa nhằm bảo tồn thị lực cho bệnh nhân. Với glocom góc đóng thường cần tới điều trị phẫu thuật. Phương pháp phẫu thuật được lựa chọn phải thích hợp với mức độ và giai đoạn của bệnh.

Hiện nay có 3 phương pháp mổ glocom đang được sử dụng phổ biến. Mỗi phương pháp có ưu và nhược điểm nhất định, bệnh nhân sẽ được bác sĩ thăm khám, tư vấn và chỉ định cụ thể.

  • Mổ glocom bằng phương pháp cắt bè củng giác mạc: Đây là phương pháp ra đời rất sớm, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ một phần bè củng giác mạc và mống mắt tạo đường thoát cho thủy dịch, làm ổn định áp suất trong mắt.
  • Mổ glocom bằng phương pháp cấy ghép ống thoát thủy dịch: Sử dụng một chiếc ống có chiều dài khoảng 1,3 cm từ chất liệu silicon làm ống thoát thủy dịch ghép vào mắt bệnh nhân. Phương pháp này có một số hạn chế, như sau mổ bệnh nhân khá khó chịu do phải băng mắt, và thời gian theo dõi cần tới vài tuần.
  • Mổ glocom bằng laser: Đây là phương pháp không cần sử dụng dao kéo, bác sĩ sử dụng tia laser chiếu vào khu vực bè giác mạc - khu vực thoát thủy dịch, tạo ra khoảng 100 lỗ nhỏ nhằm thoát thủy dịch của mắt. Toàn bộ quá trình rất nhanh chóng (chỉ mất 15 - 20 phút), đem lại hiệu quả cao, ít biến chứng. Mổ glocom bằng laser là bước tiến lớn của y học hiện đại, đang được áp dụng rất phổ biến. Sau khi mổ glocom bằng laser, trong khoảng 2 - 5 năm tiếp theo người bệnh cần được theo dõi, đề phòng trường hợp bệnh tái phát.

Glocom góc mở cần điều trị với mục đích là hạ nhãn áp xuống dưới mức gây tổn hại cho thị thần kinh và chức năng thị giác. Phương pháp điều trị phải an toàn nhất, ít ảnh hưởng nhất đến cuộc sống của bệnh nhân. Các thuốc tra tại chỗ điều trị glocom góc mở có khá nhiều, như: nhóm huỷ beta-adrenergic, nhóm cường adrenergic, nhóm cường cholinergic, nhóm prostaglandin.

Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc phù hợp, tuy nhiên bệnh nhân phải tuân thủ nghiêm ngặt liệu trình điều trị trong suốt cuộc đời dưới sự theo dõi định kỳ của bác sĩ. Nếu điều trị nội khoa không mang lại kết quả, bệnh nhân sẽ cần đến các phương pháp phẫu thuật.

Mục đích điều trị glocom là nhằm ngăn chặn bệnh không tiếp tục tiến triển gây tổn thương thần kinh thị giác. Bệnh nhân sau khi phẫu thuật nên đi kiểm tra mắt, theo dõi nhãn áp 3 tháng/lần trong năm đầu tiên, sau đó định kỳ 6 - 12 tháng/lần.

Với bệnh nhân điều trị glocom góc mở bằng thuốc tra tại mắt, phải khám và tiến hành theo dõi nhãn áp 2 tháng/lần, kiểm tra thị trường và soi đáy mắt 3 - 6 tháng/lần. Theo dõi điều trị là yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả cuối cùng.

Trong nhiều trường hợp, glocom tuy đã được phát hiện và điều trị, song người bệnh cho rằng đã khỏi hẳn nên không đi khám, theo dõi tiếp, hậu quả là bệnh tiếp tục âm ỉ tiến triển dẫn tới mất hoàn toàn thị lực. Vì vậy, bệnh nhân cần tuân thủ theo dõi định kỳ từ khi phát hiện bệnh, kiên trì điều trị suốt đời nhằm kiểm soát diễn biến bệnh, bảo tồn được thị lực của mình.

Có thể phòng tránh được mù lòa do Glôcôm bằng cách phát hiện sớm, điều trị thích hợp và theo dõi thường xuyên.

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán glocom

XEM THÊM:

  • Khả năng hồi phục sau phẫu thuật điều trị glocom có cao không?
  • Công dụng thuốc Dolcontral
  • Đau mắt sau đo nhãn áp có chữa dứt điểm được không và có để lại di chứng không?

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.