Chủ thể kiểm toán là gì năm 2024

Kiểm toán nhà nước là loại hình kiểm toán luôn tồn tại ở mỗi quốc gia, mang lại lợi ích chung cho toàn thể nhân dân. Kiểm toán nhà nước phục vụ cho việc phản ánh tình trạng sử dụng ngân sách và tài sản công. Bài viết sau đây của MISA MeInvoice sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm, vai trò và quyền hạn của kiểm toán nhà nước.

Chủ thể kiểm toán là gì năm 2024

Lưu ý: Trước khi tìm hiểu về kiểm toán Nhà nước, bạn có thể sẽ muốn tìm hiểu thông tin tổng quan về kiểm toán trước. Hãy click vào bài viết xem thêm dưới đây.

1. Khái niệm kiểm toán Nhà nước là gì?

Kiểm toán nhà nước là khái niệm dùng để chỉ hoạt động kiểm tra, xác nhận tính đúng đắn và hợp pháp của các tài liệu, số liệu kế toán, báo cáo quyết toán của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị kinh tế nhà nước, đoàn thể quần chúng và các tổ chức xã hội có sử dụng kinh phí do ngân sách nhà nước cấp.

Các công chức của cơ quan kiểm toán nhà nước là người thực hiện hoạt động kiểm toán nhà nước. Tại Việt Nam, cơ quan kiểm toán Nhà nước do Quốc hội lập ra, hoạt động độc lập và chỉ tuân thủ các quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ chính của kiểm toán nhà nước là thực hiện công tác kiểm toán việc sử dụng và quản lý tài chính cũng như tài sản công. Từ đó, đảm bảo tính minh bạch của các vấn đề tài chính của nhà nước, đồng thời giúp hạn chế vấn nạn tham nhũng.

Doanh nghiệp, kế toán viên quan tâm phần mềm MISA meInvoice & có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm với đầy đủ tính năng trong 7 ngày, vui lòng ĐĂNG KÝ tại đây:

Kiểm toán (Audit) là thuật ngữ được dùng để chỉ hoạt động thu thập, xác minh và đánh giá những bằng chứng về thông tin tài chính của một tổ chức, công ty. Từ đó lập báo cáo về tính phù hợp của các thông tin tài chính đã xác thực khi đối chiếu với những chuẩn mực do pháp luật quy định.

Hiểu một cách đơn giản hơn, kiểm toán là quá trình kiểm tra những số liệu, thông tin có trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp, công ty. Đó là những thông tin như chính sách kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo thu nhập, bảng cân đối kế toán… Thông qua kiểm toán và báo cáo kiểm toán, doanh nghiệp có thể minh bạch hóa tình hình tài chính hiện tại của mình.

Vai trò của kiểm toán với các đối tượng có liên quan

  • Đối với nhà nước: Kiểm toán cho biết sự lưu chuyển của tài sản và ngân quỹ quốc gia. Là căn cứ để các cơ quan nhà nước thực hiện các quyết định, giải pháp nhằm quản lý kinh tế, tài chính đất nước một cách tối ưu nhất.
  • Đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế: Kiểm toán giúp kiểm tra, xác minh và đánh giá những dữ liệu về tài chính – kế toán. Đồng thời đưa ra những tư vấn hữu ích để doanh nghiệp có những quyết định đầu tư kinh doanh đúng đắn.
  • Đối với nhà đầu tư, đối tác, khách hàng: Kiểm toán là cơ sở để đánh giá tình hình hoạt động và tài chính của doanh nghiệp được kiểm toán. Dựa trên kết quả kiểm toán, các nhà đầu tư, khách hàng, đối tác… sẽ biết được doanh nghiệp đó có đáng tin cậy hay không.

Các loại kiểm toán chủ yếu hiện nay, dựa trên chủ thể kiểm toán, sẽ có 3 hình thức kiểm toán chủ yếu đó là:

Kiểm toán nhà nước

Đây là loại hình kiểm toán do các cơ quan kiểm toán Nhà nước thực hiện. Kiểm toán nhà nước được tiến hành theo luật định và doanh nghiệp được kiểm toán không phải chịu chi phí. Thông thường, các doanh nghiệp nhà nước sẽ là những đối tượng được kiểm toán.

Kiểm toán độc lập

Hình thức kiểm toán này do các công ty độc lập tư nhân tiến hành. Công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán độc lập phải được cấp phép và có đội ngũ kiểm toán viên được cấp chứng chỉ hành nghề. Ngoài dịch vụ kiểm toán thì những công ty độc lập này còn hỗ trợ khách hàng một số dịch vụ kinh tế – tài chính khác. Công ty kiểm toán độc lập thường được sự tín nhiệm của nhà đầu tư hoặc bên thứ ba.

Kiểm toán nội bộ

Đây được hiểu là hình thức kiểm toán mà chủ thể thực hiện là các kiểm toán viên thuộc nội bộ doanh nghiệp, tổ chức. Kiểm toán nội bộ sẽ được tiến hành dựa trên yêu cầu và chỉ đạo của Ban Giám đốc, Ban Quản trị Doanh nghiệp.

Chủ thể kiểm toán là gì năm 2024

Quy trình kiểm toán là gì? Gồm những bước nào?

Bước 1: Trước hết, đơn vị được kiểm toán sẽ lập báo cáo tài chính dựa trên các chuẩn và quy định của pháp luật hiện hành. Sau đó báo cáo tài chính sẽ được trình lên ban lãnh đạo, giám đốc của doanh nghiệp để phê duyệt.

Bước 2: Kiểm toán viên sẽ tiến hành thu thập thông tin, tìm hiểu hoạt động của doanh nghiệp được kiểm toán. Các vấn đề có thể tác động tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian làm báo cáo cũng sẽ được kiểm toán viên xem xét.

Bước 3: Mọi hoạt động được nêu trong báo cáo tài chính đều phải được kiểm toán viên xác minh, kiểm tra và đánh giá. Kiểm toán viên cũng cần nhận diện các rủi ro có thể gây ra những tác động tiêu cực đến tình hình hoặc kết quả tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời đánh giá các biện pháp kiểm soát nội bộ mà doanh nghiệp đã áp dụng để hạn chế rủi ro.

Bước 4: Căn cứ vào các rủi ro và những biện pháp kiểm soát, kiểm toán viên sẽ đánh giá thực tế những hoạt động mà lãnh đạo công ty đã thực hiện cùng các bằng chứng hỗ trợ. Điều này nhằm đảm bảo tính trung thực, chính xác của báo cáo tài chính.

Bước 5: Tiếp theo, kiểm toán viên sẽ nhận xét về mức độ trung thực của báo cáo tài chính trong việc phản ánh vị thế, kết quả tài chính của doanh nghiệp. Đánh giá mức độ tuân thủ các quy định pháp luật của báo cáo tài chính.

Bước 6: Cuối cùng, kiểm toán viên sẽ lập dự thảo báo cáo kiểm toán và phát hành báo cáo kiểm toán chính thức. Trong đó nêu ý kiến của người lập báo cáo về quá trình kiểm tra, xác minh đã thực hiện.

Chủ thể kiểm toán là những ai?

Chủ thể kiểm toán là các kiểm toán viên (có thể là kiểm toán viên độc lập, kiểm toán viên nhà nước hay kiểm toán viên nội bộ). Như vậy chủ thể của thanh tra phải là Nhà nước còn chủ thể kiểm toán có thể là nhà nước (kiểm toán viên nhà nước) hoặc phi nhà nước (kiểm toán viên độc lập, kiểm toán viên nội bộ).

Khách thể của kiểm toán độc lập là ai?

- Khách thể bắt buộc là những tổ chức bắt bược phải thuê dịch vụ của các công ty kiểm toán độc lập theo quy định của pháp luật. + Các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tài chính và bảo hiểm, môi giới bảo hiểm. + Các công ty đại chứng, các tổ chức có phát hành và kinh doanh chứng khoán.

Kiểm toán có những chức năng gì?

Chức năng của kiểm toán Chức năng của kiểm toán về cơ bản là xác minh và đưa ra ý kiến khách quan. ➤ Chức năng xác minh: với mục đích xác định tính trung thực của các dữ liệu, tính pháp lý về việc thực hiện nghiệp vụ hay lập báo cáo tài chính.

Kiểm toán do ai thực hiện?

Trong chủ đề Kiểm toán là gì, Kiểm toán viên cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Như thông tin trên, Kiểm toán viên sẽ là người thực hiện các công việc liên quan đến Kiểm toán. Để hành nghề Kiểm toán, họ phải bắt buộc có chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định pháp luật Việt Nam.