Bệnh gan có nên hoạt động manh

Lựa chọn thời điểm là rất quan trọng. Điều tốt để tập luyện là bấy kỳ thời gian nào trong ngày mà tiện lợi cho từng cá nhân, nhưng nên chọn buổi sáng. Việc tập luyện vào buổi sáng sẽ giúp đem lại cho họ một sự gia tăng đặc biệt về sức khỏe được tạo ra suốt cả ngày. Cuối cùng, không được làm quá sức.

Tập thể dục nhịp điệu

Bệnh gan có nên hoạt động manh

Ảnh chỉ mang tính minh họa 

Tập thể dục nhịp điệu thì huấn luyện cho tim, phổi và toàn bộ hệ mạch máu tim để thực hiện và phân phát oxygen nhanh và hiệu quả hơn đến mọi nơi trong cơ thể. Lọai thể dục này tác động đến bơm quả tim.

Khi một người trở nên thích hợp với thể dục nhịp điệu hơn thì quả tim sẽ không phải làm việc vất vả để bơm máu đến phần còn lại của cơ thể bao gồm cả gan. Mạch sẽ bắt đầu chậm hơn, khiến dễ dàng hơn cho gan để gửi trả lại phần còn lại của cơ thể lượng máu nó đã lọc.

Điều thuận lợi này ở một người tập thể dục nhịp điệu nhuần nhuyễn bao gồm một mức sức lực được cải thiện một cách tòan bộ, mà được hiểu là giảm sự mệt mỏi. Cũng có thể đi bộ nhanh, đạp xe đạp (cả tại chỗ và đều đặn), bơi…

Tập luyện thể lực

Tập luyện thể lực xây đắp cả xương và cơ. Vì nhiều lý do, nó quan trọng đối với tất cả những người mắc bệnh gan để sát nhập việc tập thể lực thành những thói quen tập luyện hàng ngày của họ.

Đầu tiên, bởi vì họ có xu hướng loãng xương nên những người mắc bệnh gan cần bộ xương mạnh khỏe. Việc tập luyện thể lực là các tốt nhất để đấu tranh chống lại việc này, vì cơ mạnh thì tương đương xương mạnh.

Thứ hai, ở những giai đọan tiến triển của bệnh gan, cơ thể sẽ bị áp lực của việc sử dụng cơ như một nguồn năng lượng. Những người này có nguy cơ gia tăng sự mất cơ nghiêm trọng và sức khỏe bị giảm sút nhiều.

Tuy nhiên, nếu một người có một nguồn dự trữ cơ đã được tích lũy trong cơ thể thì nó sẽ phải mất nhiều thời gian hơn để các biến chứng của bệnh gan phát triển.

Thứ ba, những người có quá nhiều mỡ trong cơ thể thì có nguy cơ tình trạng gan cơ bản của họ bị xấu đi bởi sự phát triển của bệnh gan nhiễm mỡ của phải do rượu (NAFLD). Việc tập luyện thể lực làm giảm số lượng mỡ trên cơ thể và gia tăng khối cơ. Vì thế, khả năng của sự phát trỉên của NAFLD sẽ được giảm xuống.

Cuối cùng, vì cơ nặng hơn mỡ nên việc tập luyện thể lực sẽ có ý nghĩa tốt hơn để đạt được sức khỏe săn chắc đối với những người này mà ở tình trạng ít cân.

Cần lưu ý, những người bị xơ gan đã có biến chứng giãn tĩnh mạch thực quản nên tránh tập luyện thể lực. Điều này là do trương lực của thành thực quản có thể gia tăng mạnh với việc tập thể lực, mà điều đó sẽ đẩy nhóm này đến nguy cơ vỡ dãn tĩnh mạch thực quản và chảy máu.

Một người mắc bệnh gan không nên tập quá sức. Điều quan trọng phải nhớ là luyện tập nhiều một phần của cơ thể bằng nhau. Bạn có biết là có mười một phần cơ thể riêng biệt phải luyện tập không? Bằng cách này, những khả năng bị tổn thương sẽ giảm xuống. Một vài bài tập kéo căng nên luôn luôn được thực hiện đầu tiên để làm ấm cơ trước khi thực hiện những bài tập thể lực.

Số lần cân nặng được nâng nên cho phép từ 8 đến 12 lần. Mỗi một lần lập lại được xác định như một lần thực hiện riêng biệt và đầy đủ từng động tác của một bài tập nâng riêng biệt. Một bài tập là  một nhóm riêng những động tác tập lại, được theo sau bởi một sự nghỉ ngơi ngắn có chu kỳ. Ba bài tập của thể loại tập này nên được thực hiện. Mục đích để tập luyện mỗi phần của cơ thể ít nhất một lần một tuần. Hai lần mỗi tuần là lý tưởng.

Sắp xếp với nhau thành một chương trình luyện tập

Một chế độ bắt đầu tốt có thể bao gồm 10 đến 20 phút tập thể dục nhịp điệu, sau đó một vài phút tập thể dục thể lực ba lần mỗi tuần. Mỗi một người nên tập luyện bước đi bộ nhanh của riêng mình cho đến khi tập luyện mỗi ngày hay ít nhất 3 đến 5 lần mỗi tuần. Nhưng thậm chí nếu một người có thể chỉ có thể tập luyện cho vài phút mỗi lần thì cũng không cần thất vọng. Thực hiện một bài tập nhỏ thì tốt hơn là không làm gì cả. Nó sẽ dễ dàng hơn theo thời gian.

Khi một người ở một giai đoạn cấp tính của viêm gan hay đang trải qua sự trầm trọng hay suy sụp của bệnh tật thì bất kỳ sự cố gắng quá sức nào cũng nên tránh.

Tuy nhiên, không cần phải ép buộc nghỉ ngơi trên giường. Một người nên lắng nghe cơ thể của mình. Nếu thấy mệt, cần nghỉ ngơi. Gan chỉ có một số năng lượng để phân phối đến toàn bộ phần còn lại của cơ thể vì thế thật không thông minh để làm việc quá sức của nó. Nhắc lại một lần nữa là vai trò chủ yếu phải bàn bạc với bác sĩ của bạn trước khi bắt đầu bất kỳ một chương trình tập luyện nào.

SKĐS - Gan đảm nhận thực hiện khoảng 500 chức năng quan trọng. Trong đó có 3 chức năng đáng chú ý nhất, đó là: Tiết ra dịch mật giúp tiêu hóa thức ăn; thanh lọc độc tố cho máu đi nuôi cơ thể; dự trữ glucose để tạo năng lượng khi cần thiết.


Dưới đây là 10 dấu hiệu cảnh báo bạn có thể mắc bệnh gan, tuy nhiên, bạn cần phải thăm khám bởi bác sĩ để xác định có mắc bệnh gan hay không. Bài viết này chỉ có ý nghĩa tham khảo, không thể thay thế ý kiến tư vấn của bác sĩ.


Uống quá nhiều rượu
Tình trạng này được gọi với thuật ngữ y học là ARLD (Alcohol Related Liver Disease - Bệnh gan liên quan đến rượu). Khi mắc phải tình trạng này, có thể các triệu chứng bệnh vẫn còn ẩn, chưa biểu hiện rõ ra bên ngoài hoặc các triệu chứng ở giai đoạn sớm. Tuy nhiên, nếu bạn uống quá nhiều rượu, bạn cần phải kiểm tra sức khỏe thường xuyên để phát hiện kịp thời nếu gan của bạn bị tổn thương. Các xét nghiệm máu sẽ phát hiện tình trạng men gan bất thường nếu gan có vấn đề. Trong giai đoạn sau của bệnh này, các triệu chứng như lơ mơ, lú lẫn và nôn ra máu... Là các dấu hiệu chắc chắn là bạn đang bị ARLD.


Bệnh gan có nên hoạt động manh


Nhiễm virut viêm gan
Có 5 loại chính của bệnh viêm gan bị gây nên bởi virut tấn công gan. Trong đó có 3 loại quan trọng nhất là viêm gan A, B và C.
Bạn có thể mắc viêm gan A bởi ăn phải thức ăn hoặc nguồn nước bị nhiễm virut này. Viêm gan B thường lây nhiễm qua tiếp xúc tình dục với người bị bệnh, hoặc do dùng chung bơm kim tiêm không được tiệt trùng. Viêm gan C thường bị lây nhiễm do việc tiếp xúc trực tiếp với máu của người bệnh.
Dấu hiệu sớm của bệnh viêm gan có thể là những triệu chứng giống như khi bị cảm cúm nhẹ: mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, sút cân... Tình trạng xấu hơn có thể là chóng mặt, suy giảm tuần hoàn, nước tiểu sẫm màu...
Khi bị viêm gan, việc điều trị chủ yếu là chỉ nhằm tạo cơ hội giúp gan phục hồi và duy trì hoạt động trở lại.

Buồn nôn và chán ăn

Bạn có thể cảm thấy buồn nôn và chán ăn hoặc mất cảm giác ngon miệng khi ăn. Đây cũng có thể là dấu hiệu của bệnh khác, nhưng nó có liên quan đến việc sản xuất và bài tiết mật của gan. Mật giúp nhũ hóa và cắt nhỏ lipid (chất béo) giúp cho chúng có thể được tiêu hóa. Khi gan gặp sự cố, cảm giác buồn nôn và chán ăn là một trong những dấu hiệu cảnh báo.

Chế độ ăn khiến gan nhiễm mỡ

Bệnh này không phải do uống quá nhiều rượu, thuật ngữ y học gọi là NAFLD (bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu). Nó có thể bị gây nên bởi chế độ ăn không lành mạnh, có quá nhiều chất béo dư thừa trong gan. Nếu không được điều trị, có thể dẫn đến xơ gan, suy gan, đau tim và đột quỵ.
Dấu hiệu ban đầu có thể là cảm giác khó chịu và đau tức hạ sườn phải, nhưng đôi khi triệu chứng không rõ ràng.
Điều trị bệnh này thường là ngủ đủ giấc, vì nhiều nghiên cứu cho thấy bất thường hoặc thiếu ngủ gây ảnh hưởng lớn đến chức năng gan. Thay đổi lối sống, điều chỉnh chế độ ăn hợp lý và tập thể dục thường xuyên là rất cần thiết.

Bối rối và mất phương hướng

Như đã nói ở trên, một trong những chức năng quan trọng nhất của gan là thanh lọc các chất độc ra khỏi máu. Ví dụ khi chúng ta uống thuốc, gan có thể chuyển hóa chúng thành chất vô hại và loại bỏ chúng. Ngoài ra khi chúng ta ăn các chất đạm (protid), quá trình tiêu hóa sẽ tạo ra chất amoniac gây độc, gan sẽ chuyển hóa và làm cho chúng trở nên vô hại. Tuy nhiên, khi gan hoạt động không tốt, các chất độc sẽ tích tụ và thậm chí gây ra các vấn đề cho não. Tình trạng này còn được gọi là bệnh não gan (Hepatic Encephalopathy). Người bệnh sẽ hay nhầm lẫn và mất phương hướng.

Mệt mỏi

Mệt mỏi và kiệt sức thường được cho là dấu hiệu liên quan đến các vấn đề về gan. Khi gan không khỏe mạnh, việc loại bỏ các độc tố trong máu sẽ không được hiệu quả. Một trong các phương pháp hay được các bác sĩ ở Anh thực hiện để xác định xem sự mệt mỏi này có phải do gan bị bệnh gây ra hay không, đó là phương pháp “Fatigue Impact Scale”. Nó đánh giá tác động gây mệt mỏi của những hoạt động thể chất và tinh thần. Thường được sử dụng để đánh giá mức độ hồi phục của gan khi điều trị.

U nang ở gan

Thật may mắn vì thông thường, điều này không phải là tình trạng nghiêm trọng. Vấn đề này phát sinh khi gan bị bệnh mà có một số tế bào tăng sản xuất và tiết chất lỏng tạo thành túi nước như u nang. Sẽ không có dấu hiệu cảnh báo nào cho đến khi các u nang phát triển to và có thể gây đau đớn và khó chịu.
Phải thường xuyên đi kiểm tra chụp chiếu, siêu âm và làm các xét nghiệm khác để xác định tình trạng bệnh.

Phù do xơ gan

Điều này có thể xảy ra khi bạn bị viêm gan C hoặc biến chứng của bệnh viêm gan do rượu (ARLD) ở các nước phát triển. Vấn đề nghiêm trọng là bị suy giảm mạnh chức năng gan, các tổ chức gan bị xơ hóa, chai lại và sẹo. Chân và bàn chân bị phù do ứ nước, bàn tay bàn chân bị ngứa, dễ bị bầm tím, gan trở nên rất nhạy cảm khi va chạm.

Nước tiểu đậm màu hơn

Nước tiểu sẫm màu hơn có thể là do bạn uống thuốc gì đó gây nên, hoặc đơn giản có thể chỉ do bạn uống không đủ lượng nước hàng ngày. Nhưng khi tự dưng thấy màu nước tiểu đậm hơn nhiều so với bình thường và nhất là bạn thấy phân có màu trắng, điều này có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị bệnh gan. Trong trường hợp này, bạn cần phải khẩn trương đến bệnh viện để được chữa trị khẩn cấp, vì có thể chức năng gan của bạn đă bị suy giảm nghiêm trọng.

Vàng da

Một dấu hiệu cảnh báo cổ điển cho bệnh gan là vàng da và lòng trắng mắt chuyển sang màu vàng. Vàng da, vàng mắt là dấu hiệu đặc hiệu của bệnh gan, do gan không chuyển hóa và thanh thải được sắc tố mật có tên là bilirubin.
Khi chức năng gan bình thường thì lượng bilirubin tự do trong máu sẽ được gan chuyển hóa thành dạng kết hợp và thải trừ ra ngoài, khi chức năng gan suy giảm, lượng bilirubin tự do dư thừa nhiều trong máu, gây nên tình trạng vàng da, vàng mắt này.

Làm gì để có một lá gan khỏe mạnh?

Chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc là 3 yếu tố quan trọng để có được lá gan khỏe mạnh. Tránh thái quá trong việc sử dụng những thực phẩm ảnh hưởng đến gan như: rượu, bia, thuốc lá, cà phê, ngũ cốc tinh chế...
Uống một ly nước chanh mỗi ngày có thể giúp thanh thải độc tố và giúp cho gan phải làm việc ít hơn. Ăn nhiều rau tươi có màu xanh đậm như rau bina, bắp cải xanh, rau ngót. Và ăn các loại quả như: quả óc chó, quả bơ, quả mọng... và uống nhiều nước là rất có lợi.