Cách chữa dị ứng sơn nhà

Với tình trạng này em cần khám tại bệnh viện Da liễu, bác sĩ cần đánh giá mức độ tổn thương da do viêm da tiếp xúc của em và tiền căn sử dụng thuốc trước đây rồi mới kê thuốc cho em được. Thông thường để điều trị tình trạng này là sẽ cần "trong uống ngoài thoa", tức là vừa thuốc uống vừa thuốc tắm nữa đó em.

Cách chữa dị ứng sơn nhà
Ảnh minh họa - Nguồn Internet


Chào bạn,

Không rõ các triệu chứng của bạn ra sao? Vì phản ứng dị ứng có nhiều mức độ:

+ Mức độ nhẹ: đỏ da, mề đay, ngứa… bạn chỉ cần uống thuốc chống dị ứng.

+ Mức độ nặng nguy hiểm tính mạng: tụt huyết áp, co thắt phế quản gây khó thở, đỏ da toàn thân, mệt nhiều… bạn nên đến BV cấp cứu để được chữa trị kịp thời.

Bạn cần tìm hiểu xem bạn dị ứng với loại sơn nào và hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng nhé.

Thân ái!

AloBacsi.vn
Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí

AloBacsi.vn - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa.

AloBacsi.vn giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe.
Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: [email protected].

Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết.
Để chính xác về nội dung cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode).

Chân thành cảm ơn.


Lần cập nhật cuối: 13:21 22/08/2016 GMT+7

Đặt câu hỏi

Cách chữa dị ứng sơn nhà
Cách chữa dị ứng sơn nhà
Rất hữu ích

Cách chữa dị ứng sơn nhà
Cách chữa dị ứng sơn nhà
Hữu ích

Cách chữa dị ứng sơn nhà
Cách chữa dị ứng sơn nhà
Bình thường

Dị ứng là một hiện tượng phản ứng của hệ thống miễn dịch trong cơ thể với các tác nhân gây hại. Người bị dị ứng phải chịu đựng cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Hãy xem ngay những thông tin dưới đây để “loại bỏ” bệnh một cách hiệu quả nhất.

Nội dung bài viết bao gồm:

I. Dị ứng là gì?

Dị ứng là phản ứng của hệ thống miễn dịch của cơ thể đối với các chất vô hại thông thường, chẳng hạn như phấn hoa, thực phẩm và mạt bụi nhà. Trong khi ở hầu hết mọi người, những chất này (chất dị ứng) thường không gây ra vấn đề gì, nhưng ở những người bị dị ứng, hệ miễn dịch của họ xác định chúng là “mối đe dọa” và tạo ra một phản ứng dị ứng.

Cách chữa dị ứng sơn nhà
Dị ứng là bệnh lý rất phổ biến trong cuộc sống

Phản ứng dị ứng này là do “sai lầm” của hệ miễn dịch. Hệ thống này chịu trách nhiệm giám sát hoạt động đúng đắn của cơ thể. Nó bảo vệ cơ thể bằng cách chống lại các tác nhân có hại từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể như vi khuẩn, virus hoặc chống lại các tế bào trong cơ thể đang có xu hướng phát triển không bình thường, chẳng hạn như các tế bào khối u. Tuy nhiên, khi hệ thống miễn dịch bị rối loạn, hệ miễn dịch có thể nhầm lẫn những chất có lợi đi vào cơ thể là độc hại và bắt đầu tấn công chúng.

Có hai loại phản ứng dị ứng chính:

  • Phản ứng quá mẫn ngay lập tức: Đây là điều mà chúng ta thường gọi là dị ứng. Phản ứng này được trung gian bởi một kháng thể gọi là immunoglobullin (IgE) và nó xảy ra nhanh chóng (dưới 30 – 60 phút) sau khi cơ thể tiếp xúc với chất dị ứng. Cơ chế này thường liên quan đến các rối loạn như viêm mũi hoặc dị ứng thực phẩm.
  • Trì hoãn quá mẫn: Phản ứng được trung gian bởi một số tế bào (tế bào T) và nó xảy ra sau vài giờ (thường là 24 – 48h) sau khi tiếp xúc với chất dị ứng. Cơ chế này liên quan đến các rối loạn như eczema tiếp xúc (viêm da tiếp xúc).

II. Các nguyên nhân gây dị ứng thường gặp

Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra phản ứng dị ứng là:

Cách chữa dị ứng sơn nhà
Các tác nhân gây dị ứng cho người
  • Phấn hoa từ cây cỏ
  • Mạt bụi nhà.
  • Thời tiết.
  • Vật nuôi như chó, mèo và các động vật có lông khác như ngựa, thỏ…
  • Vết cắn của côn trùng như ong, nhện, bọ.
  • Thuốc (thuốc có thể gây phản ứng dị ứng bằng cách liên kết với các protein trong máu, sau đó kích hoạt phản ứng).
  • Các loại thực phẩm như ngô, cần tây, bí đỏ, sữa bò, đậu nành, hải sản và trứng.
  • Hóa chất gia dụng.
  • Kim loại như niken, coban, crom và kẽm.
  • Mủ cao su.

Yếu tố được xem là tác nhân làm tăng nguy cơ phát triển dị ứng đó chính là cơ địa nhạy cảm. Nhạy cảm là kết quả của một sự tương tác phức tạp của các yếu tố di truyền và môi trường. Điều này khiến cho cơ thể dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài và gây nên tình trạng dị ứng.

III. Biểu hiện của bệnh dị ứng

Khi một người tiếp xúc với các chất gây dị ứng, một phản ứng xảy ra. Điều này bắt đầu khi chất gây dị ứng (ví dụ như phấn hoa) xâm nhập vào cơ thể, kích hoạt phản ứng kháng thể. Khi chất gây dị ứng tiếp xúc với kháng thể, các tế bào này đáp ứng bằng cách giải phóng một số chất, trong số đó có histamine. Chất này có thể gây sưng, viêm và ngứa các mô xung quanh rất khó chịu.

Cách chữa dị ứng sơn nhà
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh dị ứng

Một số triệu chứng của dị ứng mà bạn có thể gặp phải là:

  • Phát ban đỏ ngứa trên da.
  • Ngứa mũi, chảy nước mũi, nghẹt mũi.
  • Hắt xì hơi liên tục.
  • Ho.
  • Chảy nước mắt hoặc ngứa mắt.
  • Buồn nôn, chóng mặt và mệt mỏi.

Các chất gây dị ứng khác nhau sẽ tạo ra các phản ứng khác nhau ở những người bị dị ứng. Ví dụ, trong khi một bệnh nhân có thể phát triển các triệu chứng nghiêm trọng khi tiếp xúc với phấn hoa, thì một bệnh nhân khác có thể chỉ gặp các triệu chứng nhẹ, không ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống hằng ngày của họ.

➥ Nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng dị ứng mỗi khi tiết trời có sự thay đổi, hãy xem ngay: Bệnh ngứa ngoài da và cách chữa trị tốt nhất, an toàn nhất

IV. 3 Cách chữa dị ứng hiệu quả nhanh chóng

Nếu bạn nghi ngờ rằng cơ thể mình có thể bị dị ứng, tốt nhất là nên nói chuyện với một chuyên gia chăm sóc y tế. Các bác sĩ sẽ giúp bạn chẩn đoán vấn đề và tìm ra một kế hoạch điều trị có khả năng cao nhất giúp làm thuyên giảm hoặc loại bỏ các triệu chứng dị ứng của bạn.

Điều trị dị ứng tốt nhất dựa trên tiền sử bệnh và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng mà bạn gặp phải. Kế hoạch điều trị có thể bao gồm: lựa chọn thuốc đông và tây hoặc các phương pháp chữa dị ứng bằng thiên nhiên, cụ thể như sau:

1/ Cách chữa bệnh dị ứng bằng thuốc tây y

Các thuốc điều trị bệnh dị ứng bằng tây y có khả năng điều trị triệu chứng do dị ứng gây ra. Chúng bao gồm thuốc kê toa và không kê toa. Dưới đây là danh sách các thuốc dành cho người bị dị ứng:

Cách chữa dị ứng sơn nhà
Chữa bệnh dị ứng bằng thuốc tây
  • Thuốc kháng histamin: Các thuốc này có tác dụng ngăn chặn histamine, chất làm phát triển phản ứng dị ứng. Từ đó giúp làm giảm bớt các triệu chứng viêm, sưng, nghẹt mũi, hắt hơi… do dị ứng. Thuốc kháng histamin được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau như thuốc viên, thuốc xịt…
  • Thuốc làm thông mũi: Thuốc này có thể giúp làm thông trong trường hợp mũi bị nghẹt do dị ứng với vật nuôi hoặc mạt bụi. Thuốc này chỉ được sử dụng ngắn hạn theo chỉ định của bác sĩ.
  • Kem bôi hoặc thuốc mỡ có chứa corticosteroid: Có tác dụng làm giảm ngứa và ngăn chặn sự phát tán của phát ban trong dị ứng.
  • Coticosteroid đường uống: Là các thuốc được kê toa có tác dụng giảm sưng và ngăn chặn các phản ứng nghiêm trọng. Những loại thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ, do vậy bạn nên cân nhắc kỹ trước khi sử dụng và tuyệt đối tránh việc lạm dụng thuốc quá mức.
  • Thuốc chứa chất ổn định tế bào mast: Thuốc này có thể giúp giảm ngứa, chảy nước mắt hoặc nước mũi. Thường được bào chế dưới dạng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc xịt mũi.
  • Chất ổn định tế bào mast giữ cho cơ thể bạn giải phóng histamine. Điều này có thể giúp giảm ngứa, chảy nước mắt hoặc ngứa ngáy, chảy nước mũi. Chúng có sẵn dưới dạng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc xịt mũi.
  • Epinephrene (Adrenaline): Đây là loại thuốc quan trọng để cung cấp trong một phản ứng sốc phản vệ đe dọa đến tính mạng. Thuốc này được tiêm vào cơ thể trong vòng vài phát sau khi có dấu hiệu đầu tiên của phản ứng dị ứng nghiêm trọng.

Một số các loại thuốc giảm đau, chống viêm không kê toa như aspirin hoặc các NSAID khác cũng có thể được chỉ định trong trường hợp người bệnh có dấu hiệu đau đớn, sốt, viêm do dị ứng.

→ Thuốc tây y có thể giúp điều trị các triệu chứng của phản ứng dị ứng, nhưng phương pháp này sẽ không can thiệp chữa trị dứt điểm nguyên nhân gây bệnh. Vậy nên, người bệnh có khả năng sẽ gặp lại các triệu chứng bệnh trong tương lại do tái phát. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc trong điều trị dị ứng phải luôn thận trọng, tránh nguy cơ bị ảnh hưởng do các tác dụng phụ không mong muốn do dùng thuốc.

2/ Chữa dị ứng tại nhà bằng các nguyên liệu thiên nhiên

Nếu tình trạng dị ứng, ngứa ngoài da của bạn ở mức độ nhẹ. Các cách chữa bệnh dị ứng bằng thiên nhiên dưới đây có thể giúp bạn:

Cách chữa dị ứng sơn nhà
Đối phó với dị ứng bằng các biện pháp tại nhà

#Dầu ô liu – Sự ưu ái cho làn da bị dị ứng:

+ Công dụng:

  • Dầu ô liu nguyên chất thực sự rất tuyệt vời cho làn da của bạn. Nó đóng vai trò như một loại kem dưỡng với thành phần vitamin E và các chất chống oxy hóa dồi dào.
  • Điều đó có tác dụng chữa lành những tổn thương trên da do dị ứng. Ô liu cũng có tác dụng làm giảm ngứa rất hiệu quả.

+ Cách làm:

  • Sau khi tắm rửa sạch sẽ, hãy thoa một lượng dầu ô liu lên vùng da bị dị ứng.
  • Lưu giữ dầu ô liu trên da để chúng được hấp thu và phát huy khả năng điều trị dị ứng.

#Dấm táo – Nguyên liệu chữa dị ứng bạn nên thử:

+ Công dụng:

  • Dấm táo có nhiều lợi ích cho sức khỏe của người bệnh, một trong số đó là khả năng làm giảm mức độ nghiêm trọng của dị ứng. Dấm táo có tính chất sát trùng và chống kích ứng.
  • Nếu được áp dụng lên da, nó có thể làm dịu, giữ ẩm và làm giảm ngứa da rất hữu hiệu.

+ Cách làm:

  • Dùng bông và nhỏ vào giọt dấm táo vào. Thoa đều lên vùng da bị dị ứng một cách nhẹ nhàng.
  • Bạn có thể rửa sạch da sau vài phát và thực hiện đều đặn hai lần mỗi ngày để có kết quả tốt.

#Bột yến mạch – Làm giảm bớt dị ứng nhanh chóng:

+ Công dụng:

  • Bột yến mạch có chứa chất chống ngứa và làm giảm viêm tự nhiên.
  • Nó hoạt động như một chất dưỡng nhẹ nhàng giúp làm dịu da, ngăn ngừa sưng tấy đỏ do dị ứng.

+ Cách làm:

  • Bạn có pha bột yến mạch với nước và dùng để tắm toàn thân.
  • Nếu vùng da bị dị ứng là nhỏ, bạn có thể đắp tại chỗ da bị tổn thương.
  • Trong quá trình đắp, bạn giữ bột yến mạch trên da khoảng 30 phút rồi rửa sạch với nước.

#Tỏi – Loại gia vị có công năng chữa dị ứng:

+ Công dụng:

  • Tỏi là loại gia vị chứa nhiều chất kháng histamine và là loại khả sinh tự nhiên có khả năng diệt virus, nhiễm trùng và dị ứng.
  • Ăn tỏi sống mỗi ngày sẽ có tác dụng chống lại tất cả các loại dị ứng vì nó làm tăng cường hệ miễn dịch của bạn. Tỏi có thể loại bỏ các chất gây dị ứng hoàn toàn khỏi dòng máu của bạn.

+ Cách sử dụng:

  • Gọt vỏ và cắt mỏng 3 đến 5 tép tỏi và trộn với 1 – 2 muỗng canh mật ong.
  • Dùng hỗn hợp này để ăn. Lặp lại quá trình này 3 – 4 lần một ngày cho đến khi hết triệu chứng dị ứng.

Bạn có thể áp dụng những cách chữa dị ứng trên đây ngay tại nhà, bởi vì đây hoàn toàn là những cách rất đơn giản, bạn có thể thực hiện trực tiếp tại nhà.

Ưu điểm của những cách chữa bệnh dị ứng bằng thiên nhiên là an toàn, hữu hiệu đối với mức độ dị ứng nhẹ. Tuy nhiên, cũng tùy thuộc vào cơ địa mỗi người mà kết quả mang lại sẽ khác nhau. Điều đặc biệt là các biện pháp tại nhà sẽ không có kết quả đối với tình trạng dị ứng nặng nề, lúc này bạn nên tìm đến các cơ sở y tế để được chăm sóc tốt hơn.

3/ Cách điều trị dị ứng bằng thuốc Đông y

Bên cạnh các thuốc tây y, thuốc đông y hiện nay đang được rất nhiều người bệnh áp dụng. Với mong muốn chữa bệnh tận gốc, hiệu quả lâu dài và hạn chế tình trạng bệnh tái phát của bệnh nhân, thì đông y là lựa chọn được ưu tiên trong điều trị bệnh dị ứng.

Cách chữa dị ứng sơn nhà
Phương pháp điều trị bệnh dị ứng bằng đông y

Một số các bài thuốc đông y chữa dị ứng phổ biến như sau:

+ Bài thuốc chữa dị ứng mẩn ngứa ở người cao tuổi:

  • Thành phần: Thạch cao (20g); Sinh địa (16g); Kinh giới, phòng phong, khổ sâm (12g); Tri mẫu (8g); Huyền thoái (6g).
  • Cách sử dụng: Đem tất cả các vị thuốc trên, sắc thành nước uống cách ngày.

+ Bài thuốc chữa dị ứng phát ban sốt:

  • Thành phần: Huyền sâm, đan bì, mạch môn, bản lam căn, đương quy, cát cánh, sinh địa (12g); Kim ngân hoa, đan sâm (16g); Cát căn (20g).
  • Cách dùng: Sắc các vị thuốc trên để uống, mỗi ngày uống một thang.

+ Bài thuốc chữa dị ứng mẩn ngứa do phong nhiệt:

  • Thành phần: Bồ công anh (15g); Cúc hoa, kim ngân thảo (9g); Sinh cam thảo (5g).
  • Cách dùng: Các vị thuốc trên đem sắc uống mỗi ngày một thang. Uống 2/ 3 lần trong ngày.

Ngoài các bài thuốc đông y chữa bệnh dị ứng trên. Hiện nay, rất nhiều người bệnh đã được chữa khỏi tình trạng dị ứng của mình với bài thuốc “Tiêu ban Giải độc thang”. Đây là bài thuốc được nghiên cứu và ứng dụng do đội ngũ y bác sĩ tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc, một trong những địa chỉ uy tín hàng đầu về công tác nghiên cứu, khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trong nước và nước ngoài.

Với những ưu điểm vượt trội trong việc điều trị dị ứng mang lại kết quả cao, an toàn cho người bệnh và không có trường hợp sử dụng thuốc bị tái phát bệnh. Bài thuốc “Tiêu ban Giải độc thang” đã nhận được những phản hồi tích cực từ đông đảo người bệnh và những đánh giá cao của các chuyên gia y học cổ truyền.

Chính vì vậy, nếu không may gặp phải tình trạng dị ứng dai dẳng kéo dài, bạn hãy áp dụng bài thuốc này để tìm kiếm cơ hội chữa bệnh dứt điểm cho mình và tránh nguy cơ bị tái phát bệnh trong tương lai.

V. Một số lưu ý với người bệnh dị ứng

Cách tốt nhất để ngăn ngừa dị ứng là tránh các chất gây dị ứng trên cơ thể bạn. Nghe có vẻ dễ dàng, nhưng không phải lúc nào bạn cũng tránh được những tác nhân đó. Ví dụ như, bạn không thể tránh được tất cả các hoạt động ngoài trời vì bạn bị dị ứng với vết cắn của ong. Tuy nhiên, có những điều bạn có thể thực hiện để làm giảm nguy cơ bị dị ứng bao gồm:

Cách chữa dị ứng sơn nhà
Bảo vệ cơ thể bạn để tránh gặp phải tình trạng dị ứng
  • Vệ sinh giường chiếu và nhà cửa thường xuyên: Bạn có thể làm giảm đáng kể sự tiếp xúc của bạn với mạt bụi và lông thú cưng bằng cách làm sạch giường chiếu và nhà cửa thường xuyên.
  • Ngăn ngừa nấm mốc: Để giảm thiểu các chất gây dị ứng này trong phòng tắm, hãy thay thế giấy dán tường bằng gạch hoặc tường sơn với loại sơn chống nấm mốc. Nên bật quạt thông gió sau khi tắm và thay rèm phòng tắm nếu bạn phát hiện có dấu hiệu nấm mốc.
  • Tránh tiếp xúc với phấn hoa: Nếu vào mùa phấn hoa bắt đầu xuất hiện nhiều lên, bạn hãy cẩn thận khi ra ngoài bằng cách đeo khẩu trang hoặc đóng cửa sổ nếu gần nhà bạn có nhiều hoa.
  • Hạn chế nuôi thú cưng: Nếu bạn có cơ địa nhạy cảm với lông thú, hãy tránh việc nuôi các loại chó, mèo ở trong nhà. Vì điều này có thể làm cho tình trạng của bạn trở nên tồi tệ hơn.
  • Cẩn thận trong ăn uống: Dị ứng thực phẩm là khá phổ biến. Vậy nên, hãy cẩn nhắc khi lựa chọn thực phẩm trong chế độ ăn uống của bạn. Điều này có thể giúp bạn tránh khỏi dị ứng do thức ăn.
  • Thận trọng khi dùng thuốc: một số thuốc có thể gây phản ứng dị ứng. Do đó, nếu bạn cảm thấy khó chịu, sốt hoặc sổ mũi, nổi mẩn ngứa sau khi dùng một loại thuốc nào đó. Điều đầu tiên là nên ngưng lại và nói chuyện với bác sĩ về tình trạng mà bạn gặp phải.
  • Bảo vệ cơ thể khi thời tiết thay đổi: Trời sang đông với khí hậu lạnh lẽo có thể khiến cho da bạn bị khô và kích hoạt phản ứng dị ứng. Hãy đảm bảo cơ thể bạn được giữ ấm để tránh nguy cơ bị dị ứng. Ngược lại, vào mùa hè, nên hạn chế hoạt động nhiều dưới trời nắng gắt, bởi vì đây cũng là một trong những tác nhân gây dị ứng.

Hãy chú ý đến cách cơ thể phản ứng với các chất gây dị ứng khác nhau và nắm bắt mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng đó. Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát tốt hơn tình trạng dị ứng của mình. Đặc biệt là nên trao đổi với bác sĩ về những gì bạn thấy để tạo điều kiện cho việc chẩn đoán và điều trị được dễ dàng và nhanh chóng hơn.

LỜI KẾT:

Dị ứng không phải là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Điều quan trọng là bạn phải học cách lắng nghe cơ thể để nhận biết những dấu hiệu bất thường xảy ra. Từ đó đưa ra kế hoạch đối phó với tình trạng dị ứng sau khi đã được bác sĩ chẩn đoán chắc chắn.

Có rất nhiều lựa chọn để giúp làm giảm bớt tình trạng dị ứng của bạn như dùng thuốc, áp dụng cách chữa từ nguyên liệu thiên nhiên hoặc thay đổi lối sống sinh hoạt cho phù hợp để giúp bạn có thể cải thiện tình trạng và chữa dứt điểm hiện tượng dị ứng trên cơ thể mình.

Hãy nói chuyện với bác sĩ về vấn đề mà bạn gặp phải để được tư vấn kế hoạch kiểm soát dị ứng tốt nhất và tránh nguy cơ gặp phải dị ứng trong tương lai.

➥ Không phải là một điều dễ chịu khi dị ứng xuất hiện trên khuôn mặt của bạn, đừng bỏ lỡ thông tin về 5 Cách chữa bệnh dị ứng da mặt chấm dứt ngay cơn khó chịu nếu bạn đang là “NẠN NHÂN” của tình trạng này.