Bảng điểm dreem để đánh giá môi trường giáo dục năm 2024

Để đi đến buổi báo cáo, ngay từ đầu học kỳ học sinh được thầy cô trao đổi, cũng như chia nhóm thực hiện dự án, theo đó, tùy theo số lượng thành viên, mỗi lớp sẽ có từ 3 – 4 nhóm, mỗi nhóm bình chọn nhóm trưởng, nhóm phó, sau đó phân công công việc, lên ý tưởng, tìm hiểu kiến thức và thực hành, tiếp theo thầy cô sẽ định hướng, quan sát và hỗ trợ các nhóm trong suốt quá trình “thai nghén” sản phẩm.

Cụ thể, dựa trên nền kiến thức học kỳ 1 môn Công nghệ 11 viết thành dự án, ngoài ra còn tích hợp với các kiến thức của Toán, Tin học, Vật lý, Mỹ thuật, Kỹ năng kinh doanh,… dự án chia làm 4 giai đoạn, trong đó, ở học kỳ này, các bạn sẽ thực hiện 2 giai đoạn: Thách thức vẽ kỹ thuật 3D; Dream house of us.

Đối với giai đoạn 1: Thách thức vẽ kỹ thuật 3D

Học sinh từ tuần đầu sẽ học khóa học nghiên cứu khoa học kỹ thuật và thực hành dự án. Tiếp theo, trải qua các buổi tìm hiểu kiến thức về vẽ kỹ thuật, được phân nhóm và bắt đầu công việc theo nhóm. Sau đó, thực hành bản vẽ tay bằng cách sử dụng kiến thức về bản vẽ kỹ thuật và thực hành làm mô hình dựa vào bản vẽ. Thời điểm gấp rút, các bạn ôn tập và tìm hiểu kiến thức về mạch điện, mạch cảm biến và kiến thức về thiết bị điện, cách vẽ 2D và phần mềm vẽ 3D. Thực hiện lên ý tưởng ngôi nhà, lên bản vẽ 2D và 3D. Ở đây các nhóm tự phân chia công việc để thực hiện, viết nhật ký từng tuần và báo cáo với giáo viên hướng dẫn.

Tiếp theo, hoàn thành bảng vẽ 3D, dựa vào bảng vẽ lập ra danh sách nguyên vật liệu cần dùng để làm nhà và sau cùng đưa ra bảng dự trù kinh phí cho phần mua nguyên vật liệu đấy (với tiêu chí giáo viên đặt ra nguyên vật liệu gần gũi với môi trường, sạch, thông minh và không được vượt quá kinh phí quy định, nếu vượt qua thì trình bày lý do hợp lý), cuối cùng, báo cáo sản phẩm.

Ở giai đoạn 1, cách đánh giá điểm cho các nhóm như sau: Đánh giá hoạt động nhóm, đánh giá chéo các nhóm, đánh giá sản phẩm 3D và đánh giá thuyết trình.

Bảng điểm dreem để đánh giá môi trường giáo dục năm 2024

Học sinh phản biện câu hỏi của Ban giám khảo

Giai đoạn 2: Dream house of us

Các bạn phân công nhiệm vụ, từ bản vẽ 2D/ 3D chia tỉ lệ ngôi nhà phù hợp thực tế với mô hình cần làm sau đó, mua nguyên vật liệu và tiến hành thi công sản phẩm.

Sản phẩm yêu cầu của giai đoạn này: Mô hình nhà hoàn thiện tích hợp hệ thống điện; Video ghi nhận quá trình.

Ở giai đoạn 2, cách đánh giá điểm cho các nhóm như sau: Bảng đánh giá cá nhân, hoạt động nhóm, đánh giá chéo các nhóm, đánh giá sản phẩm kỹ thuật (mô hình nhà), đánh giá sản phẩm kỹ thuật + thuyết trình cuối cùng là đánh giá video quá trình thực hiện.

Các tiêu chí khi thầy cô chấm điểm sẽ dựa vào: Tính kỹ thuật (bố cục; độ tương thích với bản vẽ 3D); Tính chức năng (mức độ kết cấu bền vững của ngôi nhà và khả năng tích hợp điện vào nhà); Tính ứng dụng (sản phẩm có ứng dụng vào thực tế được hay không); Tính sáng tạo.

Thông qua các quá trình mày mò cùng Dream House, nhà trường mong muốn học sinh sẽ thu nhận được kiến thức như sử dụng và vẽ trên phần mềm 3D, vẽ lắp đặt mạch điện, hình thành quá trình lập kế hoạch, định hướng làm việc, phân công làm việc, quản lý nhóm, quản lý thời gian cũng như tiền bạc.

Bảng điểm dreem để đánh giá môi trường giáo dục năm 2024

Học sinh chăm chút từng chi tiết ngôi nhà

Bạn P.N Gia Hân lớp 11A5 chia sẻ “Dự án Dream House là nơi giúp em nhận ra những điều mà trước giờ em vẫn đang ấp ủ. Em đã từng có những dự án mô hình nhà nhưng nhờ buổi học này đã giúp em có cơ hội được thể hiện niềm đam mê của bản thân. Dù có đôi lúc nhóm có xung đột với nhau nhưng từ đó em nhận ra được rất nhiều điều, nhóm ngày càng trở nên đoàn kết hơn, thấu hiểu nhau nhiều hơn. Cảm ơn thầy cô đã tạo điều kiện cho tụi em có một buổi thuyết trình thật bổ ích và ý nghĩa.”

Bảng điểm dreem để đánh giá môi trường giáo dục năm 2024

Chắc chắn rằng, thông qua chương trình học sinh sẽ thu nhặt được nhiều kiến thức hay ho

Các quá trình của dự án diễn ra từ bậc thấp đến bậc cao, từ việc học vẽ kỹ thuật, đến việc vẽ những hình chiếu cơ bản, dựa vào bản vẽ để làm mô hình cơ bản. Sau đó tiến tới lên ý tưởng mô hình nhà, thực hiện vẽ bản vẽ 2D và sau đó 3D dựa trên các bản vẽ đó ra mô hình. Hình thành quá trình làm việc từ cơ bản đến phức tạp.

Cô Nguyễn Thị Phương Mai – Giáo viên Vật Lý BTC chương trình có nhận xét chung về buổi báo cáo: “Cô và thầy Huy (Giáo viên Vật Lý đồng thực hiện dự án) rất thích các sản phẩm, do các em đa phần tự lên ý tưởng, tự thiết kế, kể cả làm thủ công các chi tiết. Về sản phẩm, các em đã đưa vào các ý tưởng và phong cách thiết kế theo xu hướng và định hướng kiến trúc, chú ý đến cả yếu tố phong thủy. Phối màu hợp lý và cách bố trí mang tính khoa học, tiện lợi. Đây là sản phẩm đậm tính đồng đội, các em hợp tác để làm ra sản phẩm tuyệt vời nhất đối với mỗi nhóm, mỗi sản phẩm mang màu sắc riêng: nhóm thì chú ý đến sự tinh tế của kiến trúc, nhóm thích freestyle, nhóm thể hiện sự ấm cúng.”

STEAM là chương trình học tích hợp dưới dạng viết dự án của bộ Môn Lý – Công nghệ thuộc tổ Khoa học tự nhiên trường Phổ thông FPT Cần Thơ. Mong muốn mang đến một cách học mới mẻ cho học sinh, cách tiếp cận STEAM, vẫn học công nghệ nhưng theo cách học khác, bỏ qua phương pháp truyền thống hướng đến mới mẻ và thách thức cao hơn, nhưng không làm học sinh chán nản mà còn ngược lại gia tăng sự thích thú, đam mê và tâm huyết của học sinh.