Bằng chứng tế bào học là gì

Giải Bài Tập Sinh Học 12 – Bài 34: Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử (Nâng Cao) giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời câu hỏi Sinh 12 nâng cao Bài 34 trang 137: Thuyết tế bào đã gợi ra ý tưởng gì về nguồn gốc của sinh giới?

Lời giải:

– Thuyết tế bào học cho rằng: “ Tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến động thực vật đều được cấu tạo từ tế bào”. → Mọi loài sinh vật đều có cùng nguồn gốc: Nguồn gốc thống nhất của sinh giới.

   + Sự khác nhau giữa các dạng tế bào là do trình độ tổ chức khác nhau, thực hiện những chức năng khác nhau, vì vậy đã tiến hóa theo những hướng khác nhau.

   + Theo Vichop: “Mọi tế bào đều sinh ra từ tế bào sống trước nó và không có sự hình thành tế bào ngẫu nhiên từ chất vô sinh”.

   + Các hình thức sinh sản và sự lớn lên của cơ thể đa bào đều liên quan tới sự phân bào – phương thức sinh sản của tế bào:

– Vi khuẩn con được sinh ra từ vi khuẩn mẹ qua trực phân.

– Các cơ thể đa bào được hình thành qua sinh sản vô tính có liên quan với quá trình nguyên phân từ bào tử hay các tế bào sinh dưỡng ban đầu.

– Ở loài sinh sản hữu tính, cơ thể mới phát triển từ hợp tử thông qua nguyên phân. Hợp tử hình thành từ giao tử đực và cái trong thụ tinh.

   + Tế bào không chỉ là đơn vị cấu tạo cơ thể mà còn có vai trò quan trọng đối với sự phát sinh và phát triển của cá thể, chủng loại.

Trả lời câu hỏi Sinh 12 nâng cao Bài 34 trang 138: – Từ các trình tự nuclêôtit nêu trên có thể rút ra những nhận xét gì về mối quan hệ giữa loài người với các loài vượn người?

– Hãy vẽ sơ đồ cây phát sinh phản ánh quan hệ nguồn gốc giữa các loài nói trên.

Lời giải:

– Nhận xét:

   + Tinh tinh có quan hệ họ hàng với người gần nhất vì chỉ khác 1 bộ ba (người có bộ ba thứ nhất là XGA, tinh tinh là XGT), tiếp theo là gorilla (khác 2 bộ ba: Ở người là XGA, TGG còn của gorilla là XGT, TAT), sau cùng là đười ươi (khác 4 bộ ba: Người có các bộ ba là XGA, TGT, GTT, TGG còn của đười ươi là XGT, TGG, GTX, TAT).

   + Sơ đồ cây phát sinh:

Bằng chứng tế bào học là gì

Trả lời câu hỏi Sinh 12 nâng cao Bài 34 trang 139: – Từ bảng 3.4 có thể rút ra những nhận xét gì về mối quan hệ giữa các loài?

– Hãy vẽ sơ đồ cây phát sinh phản ánh quan hệ nguồn gốc giữa các loài nói trên.

Lời giải:

– Nhận xét về mối quan hệ giữa các loài:

   + Giữa người và chó sai khác 16,3% số axit amin (sai khác nhỏ nhất) → Chó có quan hệ gần nhất với người.

   + Giữa người với kì nhông sai khác nhau 44% số axit amin (sai khác số thứ hai) → Kì nhông có quan hệ gần với người sau chó.

   + Giữa người với cá chép sai khác nhau 48,6% số axit amin (sai khác số thứ ba) → cá chép có quan hệ gần với người sau kì nhông.

   + Giữa người với cá mập sai khác 53,2% số axit amin (sai khác xếp thứ tư) → cá mập có quan hệ gần với người sau cá chép.

→ Mối quan hệ từ gần đến xa giữa người với các loài theo trình tự:

Người – chó – kì nhông – cá chép – cá mập.

– Sơ đồ:

Bằng chứng tế bào học là gì

Bài 1 trang 139 sgk Sinh học 12 nâng cao: Trình bày nội dung và ý nghĩa của học thuyết tế bào.

Lời giải:

– Thuyết tế bào học cho rằng: “ Tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến động thực vật đều được cấu tạo từ tế bào”. → Mọi loài sinh vật đều có cùng nguồn gốc: Nguồn gốc thống nhất của sinh giới.

   + Sự khác nhau giữa các dạng tế bào là do trình độ tổ chức khác nhau, thực hiện những chức năng khác nhau, vì vậy đã tiến hóa theo những hướng khác nhau.

   + Theo Vichop: “Mọi tế bào đều sinh ra từ tế bào sống trước nó và không có sự hình thành tế bào ngẫu nhiên từ chất vô sinh”.

   + Các hình thức sinh sản và sự lớn lên của cơ thể đa bào đều liên quan tới sự phân bào – phương thức sinh sản của tế bào:

– Vi khuẩn con được sinh ra từ vi khuẩn mẹ qua trực phân.

– Các cơ thể đa bào được hình thành qua sinh sản vô tính có liên quan với quá trình nguyên phân từ bào tử hay các tế bào sinh dưỡng ban đầu.

– Ở loài sinh sản hữu tính, cơ thể mới phát triển từ hợp tử thông qua nguyên phân. Hợp tử hình thành từ giao tử đực và cái trong thụ tinh.

   + Tế bào không chỉ là đơn vị cấu tạo cơ thể mà còn có vai trò quan trọng đối với sự phát sinh và phát triển của cá thể, chủng loại.

– Ý nghĩa: Thuyết tế bào cho thấy nguồn gốc thống nhất của sinh giới, nghĩa là mọi loài sinh vật đều có cùng nguồn gốc.

Bài 2 trang 139 sgk Sinh học 12 nâng cao: Nguồn gốc thống nhất của sinh giới được thể hiện ở những bằng chứng sinh học phân tử nào?

Lời giải:

Bằng chứng sinh học phân tử cho thấy nguồn gốc thống nhất của sinh giới.

– Bằng phương pháp lai phân tử (lai ADN) người ta xác định sự sai khác nhau về tỉ lệ các nucleôtit giữa các loài.

– Dựa vào mức độ sai khác nhau nhiều hay ít về tỉ lệ các nucleôtit mà xác định mức quan hệ họ hàng giữa các loài.

→ Vậy sự giống và khác nhau nhiều hay ít về thành phần, số lượng, trình tự sắp xếp của các nucleôtit phản ánh mức độ quan hệ họ hàng giữa các loài.

Bài 3 trang 139 sgk Sinh học 12 nâng cao: Mức độ giống và sai khác nhau trong cấu trúc của ADN và prôtêin giữa các loài được giải thích như thế nào?

Lời giải:

– Mức độ giống nhau trong cấu trúc của ADN, prôtêin càng nhiều chứng tỏ quan hệ càng gần.

– Sự sai khác trong cấu trúc của ADN, prôtêin càng nhiều thì quan hệ họ hàng càng xa.

Bài 4 trang 139 sgk Sinh học 12 nâng cao: Sưu tầm những tư liệu về bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử.

Lời giải:

– Năm 1862, Louis Pasteur (Pháp) đã tiến hành thí nghiệm chứng minh chắc chắn rằng sự sống không tự ngẫu sinh. Ông dùng hai bình cầu chứa môi trường dinh dưỡng, một cái cổ hở, một cái cổ cong. Hai bình được đun sôi lâu để diệt vi khuẩn. Sau một thời gian, mầm vi khuẩn rơi vào bình hở làm biến đổi môi trường, còn ở bình cổ cong vi khuẩn không vào được nên không có sự sống, môi trường không đổi. Như vậy, sự sống chỉ phát sinh từ các tế bào có sẵn (vi khuẩn trong không khí rơi vào bình).