Amphetamin là gì

Nghiện là trạng thái lệ thuộc, thèm muốn bất thường, kéo dài, không kiểm soát được đối với chất gây nghiện mà người nghiện sử dụng để tìm kiếm sự khoái cảm, êm dịu hoặc hưng phấn, gây hậu quả nặng nề cho bản thân, gia đình và xã hội.

I. PHÂN LOẠI MA TÚY: có nhiều cách phân loại

1. PHÂN LOẠI THEO PHÁP LUẬT:

Ma túy hợp pháp và bất hợp pháp

2. PHÂN LOẠI THEO NGUỒN GỐC:

    • Ma túy có nguồn gốc thiên nhiên: Thuốc phiện, Cần sa, Cocaine, …
    • Ma túy bán tổng hợp: Morphin, Heroin, Codeine…
    • Ma túy tổng hợp: Dolargan, Promedol, Amphetamine, Ecstasy …

3. PHÂN LOẠI THEO DƯỢC LÝ LÂM SÀNG:

    • Ma túy êm dịu: Thuốc phiện, Morphine, Heroin…
    • Ma túy kích thích: Cocaine, Amphetamin, Ecstasy…
    • Ma túy gây ảo giác: LSD, Mescaline, Phencyclidine…
    • Thuốc giảm đau, gây ngủ: Bezodiazepine, Phénobarbital, Iménoctal …

II. AMPHETAMIN VÀ MỘT SỐ CHẤT GIỐNG AMPHETAMIN:

Amphetamin và các chất giống amphetamin là chất ma túy có nguồn gốc tổng hợp và là chất gây nghiện dạng kích thích.

Các loại ma túy này chủ yếu là chất tổng hợp có cấu trúc hóa học tương tự giống nhau và có tác dụng kích thích ở mức độ khác nhau lên hệ thần kinh trung ương. Dựa trên các cơ sở tác dụng dược lý điển hình ở liều thông thường, nhóm chất này bao gồm các chất kích thích hệ thần kinh trung ương như AMPHETAMIN, METHAMPHETAMIN và METHYLPHNIDAT và các chất Entactogen còn gọi là các chất dạng “Ecstasy” như MDMA, MDA, và MDEA.

Amphetamin là gì
Amphetamin là gì
Amphetamin là gì
Amphetamin là gì

1.AMPHETAMIN CỔ ĐIỂN:

Là một chất thuộc nhóm ma túy tổng hợp lớn có tác dụng kích thích mạnh mẽ lên hệ thần kinh trung ương. Các loại ma túy phổ biến nhất của nhóm này là AMPHETAMIN, METHAMPHETAMIN và METHCATHINON.

Amphetamin bán trên đường phố có nhiều tên gọi khác nhau: các tên phổ biến nhất là “speed” (Amphetamin và methamphetamin), “ice” (methamphetamin), và “cat” (methcathinon). Amphetamin trôi nổi trên thị trường bất hợp pháp dưới các hình thức dạng bột trắng hay bột nhuộm màu, dạng kết tinh (như “ice”), viên nén và dung dịch (như “methcathinon”).

Amphetamin thường sử dụng qua đường miệng, hút, hít hay tiêm chích. Hình thức tiêm qua đường tĩnh mạch (tiêm ven) đang trở nên hết sức phổ biến trên toàn thế giới.

Sở dĩ loại ma túy này được nhiều người ưa chuộng bởi nó đem lại cảm giác hưng phấn mạnh mẽ, tâm trạng phấn khích, lâng lâng khoái cảm, tinh thần mẫn tiệp; không còn cảm giác đói mệt, thiếu ngủ; tăng cường (đôi khi giả tạo) sức lao động chân tay và làm việc trí não. Đây chính là nguyên nhân khiến amphetamin trở nên hết sức phổ biến đối với các đối tượng là sinh viên, vận động viên thể dục thể thao, lái xe đường dài, công nhân ca đêm, binh lính...vv. Ảnh hưởng đặc thù của amphetamin đối với cơ thể người dùng là khi sử dụng liều thấp nó sẽ làm tăng nhịp tim, nhịp thở, tăng huyết áp và thân nhiệt, đổ mồ hôi, giãn đồng tử, ráo miệng, tiêu chảy, ăn kém ngon. Liều cao amphetamin làm cho tất cả các triệu chứng nói trên trở nên cường phát và dẫn đến hậu quả khiến người dùng trở nên lắm lời, hung hăng, táo tợn, mất ngủ và không còn khả năng suy xét. Sử dụng amphetamin lâu ngày thường dẫn đến hậu quả thay đổi hành vi tâm tính, có hành động khác lạ, bồn chồn hiếu động, cảm giác khó chịu, trở nên hung hãn; đôi khi dẫn đến hoảng loạn, tâm thần hoang tưởng. Ngừng sử dụng sau một thời gian dài dùng thuốc hay dùng liều cao sẽ gây phản ứng xuất hiện hội chứng cai: buồn chán, u uất, cơ thể mệt mỏi, ngủ không ngon giấc và hay mê sảng.

Ngay từ những năm 1930, nhiều loại Amphetamin đã được sử dụng trong y học nhằm mục đích điều trị. Sau đó có rất nhiều người phủ nhận tác dụng chữa bệnh của nó, bởi lẽ có quá nhiều bằng chứng hiển nhiên cho thấy amphetamin có ảnh hưởng độc hại rất lớn, thậm chí cả gây nghiện cho người sử dụng. Nhiều nước trên thế giới nhận thấy sở dĩ xảy ra tình trạng lạm dụng tràn lan loại ma túy này là do thiếu quản lý chặt chẽ việc kê toa thuốc, cũng như do thất thoát từ các nguồn phân phối hợp pháp. Hiện nay, amphetamin và các chất liên quan chỉ được hạn chế sử dụng để điều trị bệnh ngủ lịm và chứng rối loạn hiếu động thiếu tập trung. Nhiều nước đã khuyến nghị không nên dùng amphetamin để làm thuốc biếng ăn chữa bệnh béo phì.

2. AMPHETAMIN MỚI:

2.1 MDMA/ THUỐC LẮC

Methylendioxymethylamphetamin, còn gọi là “ecstasy” là chất kích thích tổng hợp dòng amphetamin. Lần đầu tiên được tổng hợp năm 1914 để dùng làm thuốc giảm ngon miệng, nhưng chưa bao giờ được công nhận là thuốc đã đăng k‎ý. MDMA được dùng thử nghiệm trong điều trị bệnh tâm thần. Ecstasy là loại ma túy ăn chơi phổ biến đầu tiên ở Mỹ, sau đó là Châu Âu và ngày càng lan rộng ra những nơi khác trên thế giới. MDMA bị quốc tế kiểm soát.

MDMA được chế tạo tại những địa điểm bí mật dưới dạng bột hay viên nén có nhiều màu sắc và hình ảnh khác nhau; cũng có khi làm thành viên nhộng nhưng ít hơn. Liều dùng từ 75 đến 150 mg.

Ecstasy là một chất kích thích tuy có khác so với các chất kích thích dạng amphetamin cổ điển. Nó có tác dụng gây ảo giác nhẹ. Gây cảm giác khỏe khoắn, thể lực cường tráng, ân cần săn sóc mọi người, xúc động mạnh mẽ, phấn khích, thích giao đãi, tiếp xúc trò chuyện.

MDMA liều thấp gây bồn chồn, lo lắng; khi dùng liều cao gây ảo giác về hình ảnh và âm thanh rất rõ. Nó cũng làm tăng huyết áp và nhịp đập tim, gây buồn nôn, ói mửa. Dùng thường xuyên trong một thời gian dài gây nên những ảnh hưởng nguy hại như các chất kích thích tổng hợp khác như ngộ độc thần kinh, tổn thương não và gan.

Ít thấy các trường hợp ngộ độc cấp MDMA; tử vong do sử dụng ecstasy cũng rất hiếm. Tuy nhiên đã có báo cáo về các trường hợp tử vong sau khi dùng thuốc ở vũ trường, hộp đêm; những trường hợp này xảy ra là do cơ thể không đáp ứng kịp thời với nhiệt độ xung quanh quá cao (khả năng điều nhiệt kém), kết hợp với tình trạng cơ thể thiếu nước nghiêm trọng.

2.2 MDA:

Methylenedioxyamphetamine là chất ma túy tổng hợp dòng amphetamin rất giống ecstasy (MDMA). Lần đầu tiên được tổng hợp vào năm 1910 để làm thuốc giảm ngon miệng. Tuy nhiên do có tác dụng nguy hại đối với tâm thần, MDA đã không được tung ra thị trường như một loại thuốc hợp pháp. Tác dụng của nó đối với hành vi nhân cách đã được nghiên cứu vào thập niên 1960, và bắt đầu từ đó xuất hiện trên thị trường bất hợp pháp đầu tiên ở Mỹ rồi lan ra toàn thế giới. Tác dụng giống như tác dụng của MDMA, tuy có hơi khác một chút. Nó gây ảo giác mãnh liệt hơn MDMA và có thời gian tác dụng gấp đôi (từ 8 – 12 tiếng so với MDMA chỉ có 3 – 5 tiếng). MDA thường được chế tạo tại những địa điểm bí mật để thay thế cho MDMA và tung ra thị trường dưới dạng độc lập hay kết hợp với các loại ma túy khác.

2.3 MDEA:

Methylendioxyethylamphetamin là chất tổng hợp dòng amphetamin có tác dụng tương tự như ecstasy (MDMA). Chất này chưa bao giờ được công nhận là thuốc hợp pháp. Tiếng lóng gọi là “Eve”, MDEA nổi tiếng là một loại ma túy của vũ trường ở một số nước. Nó được chế tạo bí mật để thay thế MDMA, trốn tránh kiểm soát và buôn bán dưới dạng viên nén thuần chất hay kết hợp với một số ma túy khác. Tác dụng chính của MDEA cũng giống tác dụng của MDMA, nhưng kém phần hấp dẫn hơn. Để đối phó với dịch ecstasy ở Mỹ và Châu Âu, MDEA được liệt kê vào trong bảng xếp hạng các chất bị quốc tế kiểm soát.

III. DỊCH TỄ HỌC

Nghiện Amphetamin thấy ở mọi tầng lớp xã hội.

Phổ biến hơn ở nhóm “nghề nghiệp áo trắng”: sinh viên học thi, lái xe tải đường dài, vận động viên thể thao trong thi đấu, các doanh nghiệp trước các công việc quan trọng…

Lúc đầu, dùng APT để tăng sự tỉnh táo, tăng năng xuất công việc, chống mệt mỏi… rồi nhanh chóng trở thành lạm dụng và nghiện APT.

Ở Mỹ:

  • Sử dụng ATS trong chiến tranh thế giới lần thứ 2.
  • Quân đội Mỹ: Phi công được sử dụng để giúp họ tỉnh táo.
  • Quân đội Đức: Sử dụng thuốc ATS sản xuất trong nước với tên biệt dược là Pervitin. Hitle được bác sĩ riêng, Theodore Morell tiêm hàng ngày.
    • Sử dụng ATS trong các cuộc chiến gần đây.
  • Binh lính được khuyến khích dùng Amphetamin cả trong chiến tranh Việt Nam và chiến tranh Triều Tiên.
  • Hiện nay ATS vẫn được phép sử dụng trong quân đội Mỹ.
  • 57% phi công Mỹ trở về sau chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 họ nói thường xuyên sử dụng ATS.

Năm 1991: 7% dân số dùng APT ít nhất 1 lần/ năm và 1% nghiện. Nhóm tuổi từ 18 – 25 có tỷ lệ cao nhất, nhóm 12- 17 có tỷ lệ nghiện đáng bao động (tỷ lệ tiêm chích chiếm 22%).

Năm 1992: 13,9% sinh viên đại học và cao đẳng nghiện APT và năm 1994: tăng đến 15,7%.

Ở Nhật:

Năm 1948 có 50% người tuổi từ 18 – 25  nghiện APT và APT hiện vẫn là chất ma túy chủ yếu.

Năm 1994 – 1995: số người nghiện APT ở Thụy Sĩ là 8%., Đức 2,8%, Tiệp Khắc 1,6%. Australia 25% nam, 12% nữ tuổi từ 20 – 24 đã thử dùng APT...

5% sinh viên ở Sao Paolo, Brazil nghiện APT. Chi Lê 4,5% dân tuổi 12 – 64 nghiện APT...

Xuất hiện bất hợp pháp tại Việt Nam từ cuối những năm 90 của Thế kỷ trước, hiện ATS đã có mặt ở tất cả các tỉnh, thành phố.

ATS được dùng phổ biến ở Việt Nam là Methamphetamine và Ectasy với các tên lóng như: đá, thuốc lắc, hồng phiến, viên nữ hoàng, ngọc điên, yaba..

ATS được dùng phổ biến trong nhóm người nghiện ma túy là những thanh niên con nhà khá giả ở những thành phố lớn.

  • Thống kê tại bệnh viện Tâm thần Hà Nội cho thấy cả năm 2010 chỉ có 9 bệnh nhân sử dụng nhóm ATS nhập viện thì năm 2011 số bệnh nhân tăng hơn 10 lần (93 người). Riêng 3 tháng đầu năm 2012 nguyên số bệnh nhân ra viện sau điều trị bệnh lý đã là 15 người.
  • Tại Trung tâm Điều dưỡng & Cai nghiện Ma túy Thanh Đa, thống kê cho thấy số học viên sử dụng nhóm ATS như sau:

Thời gian

Số học viên sử dụng ATS

Số học viên

sử dụng ATS

 

 

          Tổng số  học viên nhập

Trung tâm

Số học viên được Bệnh viện Tâm thần điều trị

Số học viên

được Bệnh viện

Tâm thần

điều trị

 

Tổng

số  học viên

sử dụng ATS

2005

04

0,56%

00

0%

2006

05

0.9%

00

0%

2007

22

2.1%

00

0%

2008

43

2,93%

02

 

4.65%

 

2009

69

4.75%

04

 

5.79%

 

2010

140

9.7%

29

20.71%

2011

255

16.95 %

55

21.57%

2012

361

22,83%

67

18.56%

Kết quả trên cho thấy:

  • Số học viên sử dụng ma túy ATS tăng đều mỗi năm. Hiện nay khoảng 17% so với tổng số học viên cai nghiện ma túy tại Trung tâm.
  • Số học viên có vấn đề tâm thần buộc điều trị từ 20 – 25 % trên tổng số học viên sử dụng ma túy nhóm ATS.

IV. CƠ CHẾ TÁC DỤNG:

Tất cả các loại Amphetamin đều hấp thu nhanh qua đường uống và tác động lên hệ thần kinh trung ương xảy ra nhanh trong vòng 1 giờ sau khi uống. Các Amphetamin cổ điển cũng được sử dụng đường tiêm tĩnh mạch do nó có hiệu quả ngay lập tức. Ngoài ra Amphetamin mới cũng như loại không được kê đơn cũng được sử dụng hít qua đường mũi. Sự dung nạp cũng được xảy  ra với 2 loại Amphetamin nói trên, mặc dù người sử dụng Amphetamin thường vượt qua sự dung nạp bằng cách sử dụng nhiều ma túy hơn. Amphetamin gây nghiện yếu hơn cocaine.

  • Các loại Amphetamin cổ điển (dextroamphetamine, methamphetamine và methylphenidate) có hiệu quả ban đầu của nó bằng cách gây tăng phóng thích cathecoliamine, đặc biệt dopamine ở tận cùng tiền synapse. Các hiệu quả đặc biệt mạnh với các nơ ron dopaminergic ở vùng nhân tegment, nhân bụng của vỏ não và vùng hồi viền. Đường này đã được xác định là đường củng cố tích cực và sự kích hoạt nó hiển nhiên là cơ chế gây nghiện mạnh đối với các Amphetamine.
  • Các loại amphetamine mới ( MDMA, MDEA. MNDA, và DOM) gây ra sự phóng thích Cathecholamine (dopamine và norepinephrine) và serotonin. Serotonin là chất vận chuyển thần kinh được chứng tỏ như là đường hóa học thần kinh chủ yếu liên quan đến tác động gây ảo giác. Tuy nhiên hiệu quả lâm sàng của các Amphetamine mới cũng gây dung nạp chéo với các Amphetamine cổ điển và gây ảo giác. Dược lý của MDMA (thuốc lắc) được biết rất rõ trong nhóm này, nó có ái lực với các nơ ron serotoninergic qua việc chịu trách nhiệm vận chuyển serotonin, qua việc thu hồi serotonin. Khi vào tế bào thần kinh, MDMA gây ra một sự phóng thích nhanh serotonin và ức chế sản xuất ra các enzyme phân hủy serotonin.
  • MDMA còn có tên gọi khác là Ectasy, thuốc lắc, XTC, E, Eva & Adam …

V. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG:

    1. VỀ CƠ THỂ:
  • Hiệu quả trên mạch máu não, tim, dạ dày và ruột là một trong những tác dụng không mong muốn nghiêm trọng nhất khi sử dụng amphetamine.
  • Tình trạng đe dọa cuộc sống đặc trưng là nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp kịch phát, bệnh lý mạch máu não và viêm đại tràng thiếu máu. Những người lạm dụng amphetamine thường có hành vi tình dục không an toàn.
  • Các tác dụng không mong muốn ít đe dọa cuộc sống hơn bao gồm nóng bừng mặt, xanh xao, tím tái thiếu ô xy, sốt, đau đầu, nhịp tim nhanh, buồn nôn, nôn, mất men răng, thở hụt hơi, run, loạng choạng.
  • Ở phụ nữ có thai lạm dụng amphetamine thường có thai nhi nhẹ cân, vòng đầu nhỏ, đẻ non, thai chậm lớn.
    1. VỀ TÂM THẦN:

Tác dụng không mong muốn về tâm thần liên quan tới sử dụng amphetamin bao gồm bồn chồn, loạn khí sắc, mất ngủ, cáu kỉnh, trở nên thù địch và lú lẫn. các triệu chứng của rối loạn lo âu như rối loạn lo âu toàn thể và rối loạn hoảng sợ có thể do amphetamin gây ra. Ý tưởng liên hệ, hoang tưởng paranoid và các ảo giác cũng có thể do sử dụng amphetamin gây ra.

  • Đối với người sử dụng các loại Amphetamin mới, còn có các tác dụng sau:

Hiệu quả ngắn hạn: cảm giác quan hệ với người khác, co cơ, nhịp tim nhanh, mất men răng, khô miệng, hay giật mình, nhìn thấy đồ vật lấp lánh, run, đánh trống ngực, vã mồ hôi, dị cảm, khó tập trung, mất ngủ, có cơn nóng lạnh, tăng nhạy cảm với lạnh, choáng váng hoặc chóng mặt, ảo thị, nhìn mờ.

Hiệu quả trung hạn: tình trạng ngủ lơ mơ, uể oải, đau cơ hoặc mệt mỏi, cảm giác thân thiện với người khác, trầm cảm, căng cơ hàm (nghiến răng), khó tập trung chú ý, đau đầu, khô miệng, lo âu, buồn rầu, sợ hãi, dễ cáu kỉnh.

Amphetamin viết tắt là gì?

Amphetamine là chữ viết tắt từ công thức hóa học alpha-methylphenethylamine, một hợp chất có 2 đồng phân đối hình và có tính chất kích thích hệ thần kinh trung ương. Đây một loại thuốc được kê toa ở nhiều quốc gia.

Amphetamin thuốc nhóm gì?

Amphetamine thuộc một nhóm thuốc được gọi là chất kích thích. Thuốc có thể giúp bạn tăng khả năng chú ý, tập trung vào một hoạt động và kiểm soát các vấn đề về hành vi.

Các chất ma túy Almetamin là gì?

Amphetamin một loại ma túy kích thích thần kinh trung ương, tạo cảm giác hưng phấn thần kinh, khiến bạn cảm thấy không còn mệt mỏi, căng thẳng nhưng thực chất sẽ gây mê sảng, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt và có thể gây động kinh,... Cơ chế gây khoái cảm này trái ngược lại với thuốc phiện (heroin).

Stimulants là thuốc gì?

Chất kích thích (cũng thường được gọi chất kích thích tâm lý) một thuật ngữ bao quát bao gồm nhiều loại thuốc làm tăng hoạt động của hệ thống thần kinh trung ương và cơ thể, thuốc tạo cảm giác đê mê và tăng sinh lực, hoặc các loại thuốc có tác dụng lên thần kinh giao cảm.