Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ là gì

Thơ » Việt Nam » Hiện đại » Giang Nam » Tháng Tám ngày mai (1962)

Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ là gì

Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trườngYêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:“”Tôi mơ màng nghe chim hót trên caoNhững ngày trốn họcĐuổi bướm cầu aoMẹ bắt được...Chưa đánh roi nào đã khóc!Có cô bé nhà bênNhìn tôi cười khúc khích...***Cách mạng bùng lênRồi kháng chiến trường kỳQuê tôi đầy bóng giặcTừ biệt mẹ tôi điCô bé nhà bên - (có ai ngờ!)Cũng vào du kíchHôm gặp tôi vẫn cười khúc khíchMắt đen tròn (thương thương quá đi thôi!)Giữa cuộc hành quân không nói được một lờiĐơn vị đi qua, tôi ngoái đầu nhìn lại...Mưa đầy trời nhưng lòng tôi ấm mãi...***Hoà bình tôi trở về đâyVới mái trường xưa, bãi mía, luống càyLại gặp emThẹn thùng nép sau cánh cửa...Vẫn khúc khích cười khi tôi hỏi nhỏChuyện chồng con (khó nói lắm anh ơi!)Tôi nắm bàn tay nhỏ nhắn ngậm ngùiEm vẫn để yên trong tay tôi nóng bỏng...Hôm nay nhận được tin emKhông tin được dù đó là sự thậtGiặc bắn em rồi quăng mất xácChỉ vì em là du kích, em ơi!Đau xé lòng anh, chết nửa con người!Xưa yêu quê hương vì có chim có bướmCó những ngày trốn học bị đòn roi...Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất

Có một phần xương thịt của em tôi

1960Bài thơ này đã được nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu phổ nhạc.

Nguồn: Giang Nam, Tháng Tám ngày mai, NXB Văn học, 1962

Xếp theo: Ngày gửi Mới cập nhật

Trang 12345 trong tổng số 5 trang (49 bài trả lời)
[1] [2] [3] [4] ... ›Trang sau »Trang cuối

Em là một học sinh lớp 9. trong chương trình em học cấp 2,có 2 bài tên quê hương, không chỉ có vậy mà còn có rất nhiều bài thơ khác nói nvề quê hương nữa. Những bài ấy làm em xúc động thật sự. Và trong một buổi học, em nghe cô giáo đọc một bài thơ làm em nhớ mãi. Chính là bài Quê hương của nhà thơ Giang Nam. Bài thơ không có trong chương trình lớp 9 nên em đã hỏi cô tiêu đề bài thơ.
 Trong bài, những kỉ niệm tuổi thơ của nhà thơ hiện lên rất đẹp, có cả những lần thể hiện đó là một cậu bế nghịch ngợm, nhưng đó đều là những kỉ niệm khó quên trong cuộc đời.cuộc sóng miền quê thủa ngày xưa ấy, thật là thanh bình, đưa tâm hồn của một cậu bé đến một cảm xúc chân thành, thấy yêu quê hương qua từng trang sách. Những cảm xúc ấy là chân thật, xuất phát từ tâm hồn của một cậu bé ngây thơ, tinh nghịch nhưng cũng rất giàu tình yuê với cuộc sống.


* Em xin lỗi vì đây là bài viết tranh thủ lúc ở thư viện trường nên cảm nhận còn xơ xài, thiếu sót nhiều. Mong mọi người cho em ý kiến để em có dũng khí viết tiếp những phần sau. Em xin cảm ơn.

Hoa dạy cho ta nhiều điều và là người bạn tốt. Mỗi loài hoa có vẻ đẹp và hương thơm riêng, con người cũng vậy, sống sao cho có ích là được

Cảm xúc của mình có gì sai đâu mà phải xin lỗi hả em. Những học sinh còn trẻ mà tự đi tìm hiểu về bài thơ này giờ chắc cũng không nhiều đâu, phải hãnh diện vì điều đó chứ. Mong em tiếp tục tham gia với mọi người trong TV :-)

Không biết bài này đã từng bao giờ có trong chương trình phổ thông chưa, nhưng hồi anh học cũng không có, mà cũng chỉ thỉnh thoảng được nghe thầy cô giáo đọc một vài câu.

Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.

Em xin cảm ơn lời đọng viên của anh. Vậy là em đã có đủ dũng khí để có thể nghĩ tiếp về bài thơ này. Dúng là lần đầu em nghe bài thơ nhưng em lại có một cảm xúc rất đặc biệt vì nó thanh bình lắm.( Đúng theo cuộc sống mà em muốn chứ không phải ở một thành phố tiện nghi nhưng phức tạp).
Bài thơ này không có trong chương trình phổ thông đâu. Mà em cũng không biết lên cấp 3 có trong chương trình cải cách không nữa. Nghe anh nói có không nhiều học sinh tự tìm hiểu về bài thơ này, có lẽ là vì họ chưa được biết đến thôi, chứ em nghĩ là nột khi biết thì họ cũng sẽ tìm hiểu như em thôi.


Em muốn hỏi mọi người có biết một bài thơ của Viễn Phương trong đó có câu:'khi tôi đi đất bỗng hoá tâm hồn"? Nếu ai biết làm ơn chỉ hộ em tiêu đề của bài này. Em xin cảm ơn.

Hoa dạy cho ta nhiều điều và là người bạn tốt. Mỗi loài hoa có vẻ đẹp và hương thơm riêng, con người cũng vậy, sống sao cho có ích là được

Khi ta ở chỉ là nơi đất ởKhi ta đi đất bỗng hoá tâm hồnHai câu này trong bài "Tiếng hát con tàu" của Chế Lan Viên. Em đợi học đến lớp 12 chắc bài này vẫn còn trong chương trình đấy.

Tiếng hát con tàu: http://www.thivien.net/Ch...em-hknC8jeqgFrNsYbo9fQ5dg

Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.

Cảm ơn anh đã chỉ cho em tiêu dề bài thơ. Đã tìm thấy bài thơ đó rồi. Mà em thắc mắc là : có pahỉ anh là một người rất yêu thơ văn và giỏi Văn học không? Em thấy anh biết khá nhiều bài thơ và đã post rất nhiều bài lên rồi. Em cũng là người rất thích văn học và có lẽ là thiên về môn đó nhất. Em có yêu cầu này: Anh có thể cho em tôn làm sư phụ không?
À, anh chỉ cho em cách đưa bài lên trang này với. Em có khá nhiều bài cả thơ và văn muốn đưa lên cho mội người cùng thưởng thức.


Em xin cảm ơn.

Hoa dạy cho ta nhiều điều và là người bạn tốt. Mỗi loài hoa có vẻ đẹp và hương thơm riêng, con người cũng vậy, sống sao cho có ích là được

Mời làm sư phụ thì anh không dám rồi, em hãy tham gia vào diễn đàn: http://www.thivien.net/forum

Có gì mọi người sẽ cùng giải đáp hoặc thảo luận với em.

Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.

Sao lại không dám hả anh? Em rất phục những ai học giỏi, đặc biệt là môn văn.
Em vào forum rồi nhưng mới chỉ vào mục xin làm quen thôi. Có vẻ mọi người đều yêu thơ văn quá.


Cảm ơn anh đã cho em trang đó.

Hoa dạy cho ta nhiều điều và là người bạn tốt. Mỗi loài hoa có vẻ đẹp và hương thơm riêng, con người cũng vậy, sống sao cho có ích là được

Đơn giản vì anh ko phải là người học giỏi văn, chắc phải trông chờ vào em thôi. :p

Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.

Hì, sao chị lại được học nhỉ các em nhỉ?:-P

Như vậy là sau khi cải cách sách giáo khoa, người ta đã bỏ đi một số bài hay rồi chăng?

"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."

Anh Điệp Luyên hoa à, Anh nói anh không giỏi Văn mà sao em thấy anh biết nhiều bài thơ thế? Chắc anh lại khiêm tốn rồi. Mà anh bảo trông vào em là sao?
Chị Hoa Xuyên Tuyết , chị nói đúng hay sao ấy. Bây giờ chương trình bọn em học bị bỏ nhiều bài hay lắm(Em nghe anh em nói vậy). Ngày xưa chị học lớp mấy thì có bài này hả chị?

Hoa dạy cho ta nhiều điều và là người bạn tốt. Mỗi loài hoa có vẻ đẹp và hương thơm riêng, con người cũng vậy, sống sao cho có ích là được

Trang 12345 trong tổng số 5 trang (49 bài trả lời)
[1] [2] [3] [4] ... ›Trang sau »Trang cuối

Phân tích bài thơ Quê hương của Giang Nam ta thấy được câu chuyện nhớ thương của những con người có chung kỷ niệm, chung lý tưởng. 

  • Phân tích bài thơ Quê hương của Giang Nam
  • Lời kết

Bài thơ Quê hương của Giang Nam đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận của thi, ca, nhạc, họa. Đây là bài thơ đánh dấu sự nghiệp thi cả của nhà thơ Giang Nam. Đã có nhiều phân tích bài thơ Quê hương của Giang Nam. Qua những phân tích ấy ta thấy được nỗi lòng nhớ thương giai dẳng của những con người bằng bức tranh quê hương rõ nét.

Phân tích bài thơ Quê hương của Giang Nam

Nhà thơ Giang Nam tên thật là Nguyễn Sung, sinh năm 1929. Ông là một nhà thơ nổi tiếng với nhiều tác phẩm đi vào lòng người. Phong cách thơ của Giang Nam luôn mang bóng hình của quê hương, đất nước. Và Quê hương chính là một trong những tác phẩm thơ nổi bật của Giang Nam. 

Bài thơ được sáng tác năm 1960 khi Giang Nam đang hoạt động ở căn cứ Hòn Du. Bài thơ đậm chất tự sự, đó như là một đoạn ghi chép chân thật nhất về tâm trạng của nhà thơ khi nghe tin người vợ dấu yêu của mình bị giặc bắt và hy sinh. Phân tích bài thơ Quê hương của Giang Nam ta sẽ thấy được nỗi buồn chất chứa sâu thẳm trong từng câu chữ. 

Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ là gì
Quê hương trong những vần thơ của Giang Nam thật đẹp, gần gũi

Qua 35 câu thơ, Giang Nam đã kể rất rõ câu chuyện chứa đựng đầy kỷ niệm, niềm vui và không khỏi xót xa của những người cùng chung lý tưởng. 

  • Luận điểm 1: Phân tích bài thơ Quê hương của Giang Nam – bóng hình quê hương trong ánh mắt tuổi thơ

Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường

Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ

“Ai bảo chăn trâu là khổ?”

Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao

Những ngày trốn học

Đuổi bướm cầu ao

Mẹ bắt được

Chưa đánh roi nào đã khóc

Có cô bé nhà bên

Nhìn tôi cười khúc khích…

Mở đầu bài thơ, bức tranh thiên nhiên mang bóng hình quê hương hiện ra thật nhẹ nhàng mà đầy sâu sắc. Quê hương là những điều gần gũi, thân quen nhất. Tác giả yêu quê hương “qua từng trang sách nhỏ”, đó là nơi nuôi dưỡng tâm hồn và vun đắp cho những ước mơ. Trong mắt tác giả, quê hương luôn là điều hạnh phúc nhất. “Ai bảo chăn trâu là khổ” có lẽ là câu hỏi đặt ra cho người và cũng là cho chính mình. Chăn trâu, cắt cỏ chính là những điều gần gũi, thân thuộc nhất với quê hương. 

Thế rồi, những hình ảnh trữ tình cứ thế xuất hiện. Cậu bé chăn trâu ấy “mơ màng nghe chim hót trên cao”, quê hương lúc ấy sao lại bình yên đến vậy. Không chỉ là không gian gần gũi, thân thuộc, quê hương trong lòng Giang Nam còn là những ngày trốn học “đuổi bướm cầu ao”. Dường như đây là kỷ niệm mà bất cứ đứa trẻ con vùng quê nào cũng từng trải qua. Bằng một câu thơ, Giang Nam đã làm ký ức ùa về trong bao người. Ấy rồi những trận đòn của mẹ trong ký ức của tác giả lại trở nên thân thương đến lạ.

Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ là gì
Quê hương gắn liền với những ký ức tuổi thơ thật đẹp

Hình ảnh cô bé nhà bên “nhìn tôi cười khúc khích” càng làm cho sự gần gũi của quê hương trở nên thân thuộc. Tuổi thơ ai chẳng có một cô bé nhà bên chuyên để chọc ghẹo, cùng làm những điều nghịch ngợm của tuổi thơ. Cô bé nhà bên ấy có lẽ là nhân vật trữ tình gắn bó thân thuộc với tác giả từ trong ký ức tuổi thơ đến khi trưởng thành.  

  • Luận điểm 2: Sự trưởng thành về nhận thức và tình yêu chớm nở của đôi trẻ

Quê hương hiện lên trong mắt trẻ thơ thật nhẹ nhàng. Cùng với những kỷ niệm tuổi thơ ùa về ấy là sự trưởng thành của nhân vật trữ tình. Dường như, dù lớn lên xa quê hương thì hình bóng ấy vẫn mãi theo suốt cuộc đời của nhân vật. 

Cách mạng bùng lên

Rồi kháng chiến trường kỳ

Quê tôi đầy bóng giặc

Từ biệt mẹ, tôi đi

Kháng chiến nổ ra, chàng thanh niên phải từ biệt mẹ, từ biệt quê hương để lên đường chiến đấu. Hình ảnh “quê tôi đầy bóng giặc” thể hiện khát khao chờ một ngày mai không còn bóng thù. Thế nên, bằng ý chí, bằng tình yêu quê hương đất nước da diết, chàng trai ấy sẵn sàng lên đường. Ở đây, Giang Nam đã dùng từ “từ biệt” thay vì “chào” càng khiến người đọc cảm giác một sự khắc nghiệt, xót xa. Có thể lần ra đi ấy sẽ chẳng thể nào quay trở về với mẹ, với quê hương. Nhưng sao nghe “từ biệt” thốt ra nó lại nhẹ tựa lông hồng vậy. Có lẽ vì quê hương, đất nước, chàng trai ấy sẵn sàng chiến đấu, không ngại mưa bom, bão đạn. Thế rồi, trong hoàn cảnh ấy, tác giả lại bất ngờ hơn nữa vì gặp được cô bé nhà bên. 

Cô bé nhà bên (có ai ngờ)

Cũng vào du kích

Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích

Mắt đen tròn (thương quá đi thôi)

Giữa cuộc hành quân không nói được một lời

Đơn vị đi qua tôi ngoái đầu nhìn lại

Mưa đầy trời nhưng lòng tôi ấm mãi

Hình ảnh cô bé nhà bên vẫn hiện lên thật đẹp. Nếu tác giả sẵn sàng lên đường ra trận, thì cô bé nhà bên cũng sẵn sàng vào du kích. Có lẽ đây là điều tác giả chẳng ngờ vì cô gái nhỏ bé, mong manh ấy. Vẫn là nụ cười khúc khích, vẫn là đôi mắt đen tròn sao hôm nay gặp cô bé tác giả lại thương đến lạ. Đó là cảm xúc của một người hàng xóm, hay là cảm xúc của một chàng trai, tác giả cũng không biết nữa. 

Nhưng chính cô bé nhà bên ấy lại mang đến cảm giác ấm áp trong lòng cho tác giả. Dù rằng “giữa cuộc hành quân không nói được một lời”, nhưng có lẽ bao lời chất chứa đã được thể hiện qua ánh mắt nhìn nhau. Cảm xúc ấy đã ghim chặt trong lòng tác giả, thế nên:

Hòa bình tôi trở về đây

Với mái trường xưa, bãi mía, luống cày

Lại gặp em

Thẹn thùng nép sau cánh cửa

Vẫn khúc khích cười khi tôi hỏi nhỏ

Chuyện chồng con (khó nói lắm anh ơi!)

Tôi nắm bàn tay nhỏ nhắn ngậm ngùi

Em vẫn để yên trong tay tôi nóng bỏng

Cô bé nhà bên đã gắn bó với tác giả từ những ngày tháng tuổi thơ. Đến khi trưởng thành, hòa bình lập lại, cô bé ấy vẫn giữ một vị trí trong lòng tác giả. Cô bé ấy là đại diện cho quê hương, cho những kỷ niệm đẹp đẽ. Hình ảnh “thẹn thùng nép sau cánh cửa” của cô bé sao mà thân thương đến lạ. Đó như một cảm xúc e ấp của một cô thiếu nữ đôi mươi. Trong mắt của tác giả, cô bé nhà bên ấy vẫn mang điệu cười khúc khích của tuổi thơ. Nó càng làm cho hình ảnh quê hương thêm sâu đậm, ý nghĩa. 

Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ là gì
Mối tình với cô bé nhà bên chớm nở thật đẹp

Thế rồi, tác giả chẳng ngại ngần bày tỏ tình cảm với cô bé ấy. Có lẽ tình cảm đó đã được Giang Nam giấu kín từ những ngày tuổi thơ, khi mẹ đánh đòn bị cô bé ấy bắt gặp. Tác giả đã chủ động “nắm lấy bàn tay nhỏ nhắn” để giải bày tâm sự. Và cô bé ấy, có lẽ sâu trong lòng cũng đã gắn bó thân thiết với tác giả rồi, thế nên “em vẫn để yên trong tay tôi nóng bỏng”. Đây là sự phát triển vượt bậc trong tình cảm của đôi nam thanh nữ tú ấy. Đó không chỉ là tình cảm đơn thuần, đó còn là tình yêu của những con người cùng chung chí hướng, cùng mong muốn mang đến những điều tốt đẹp cho quê hương. 

  • Luận điểm 3: Sự đau xót đến tột cùng khi người yêu thương nhất hy sinh

Tình cảm mới chớm nở của đôi trai gái ấy lại bỗng hóa thành những điều đau đớn, xót xa. Vì chiến tranh, vì bom đạn, cô gái nhỏ của tác giả đã hy sinh.

Hôm nay nhận được tin em

Không tin được dù đó là sự thật

Giặc bắn em rồi, quăng mất xác

Chỉ vì em là du kích em ơi!

Đau xé lòng tôi, chết nửa con người

Sự hy sinh của em gái hàng xóm là một cú sốc với tác giả. Dường như tác giả không tin vào mắt mình. Nỗi đau ấy đã quá sức chịu đựng của con người, không một lời nào có thể diễn tả nổi. Đau đớn hơn khi em hy sinh còn bị “quăng mất xác”. Đó là nỗi đau chất chứa không thể nào nguôi ngoài. “Chỉ vì em là du kích em ơi” dường như ẩn chứa bao điều. Nó không chỉ là nỗi đau xé lòng, nó còn như lời than trách cuộc đời. Vì chiến tranh, và vì em là du kích nên mới xảy ra cớ sự như vậy. Nỗi đau ấy làm tác giả “chết nửa con người”. 

Và từ khi “em” ra đi, quê hương không còn những điều vui vẻ, lạ thường nữa. Trước kia, tác giả yêu quê hương vì những điều thân thuộc, vì thiên nhiên mênh mang có chim, có bướm và có cả đòn roi của mẹ. Nhưng nay, tác giả yêu quê hương “vì trong từng nắm đất/ Có một phần xương thịt của em tôi”. Đó là tình yêu bao la trời bể, tình yêu ấy chất chứa kỷ niệm và hơn hết, quê hương ấy có “em” nằm đấy. 

Lời kết

Quê hương của Giang Nam mang đầy đủ nỗi niềm. Bằng việc sử dụng từ ngữ sinh động, nghệ thuật miêu tả tinh tế, tác giả đã mở ra bức tranh quê hương thật gần gũi, thân thuộc nhưng cũng thật day dứt. Phân tích bài thơ Quê hương của Giang Nam làm ta càng yêu hơn mảnh đất mình đang sống, trân quý những điều gọi là kỷ niệm.