Ý nghĩa nhân văn là gì

Chủ nghĩa nhân văn (hay chủ nghĩa nhân bản nhưng lưu ý từ nhân bản còn có các nghĩa khác) là một nhánh triết học luân lý lớn cũng như một thế giới quan chuyên chú vào lợi ích, giá trị và phẩm cách của con người, cổ xúy giáo dục nhân văn, tôn trọng giá trị con người. Theo chủ nghĩa nhân văn, bao dung, bất bạo động và tự do lương tâm là những nguyên tắc quan trọng cho sự cộng sinh của nhân loại.

Thời hiện đại, các phong trào nhân văn chủ nghĩa hầu hết là phi tôn giáo, gắn với chủ nghĩa thế tục và một nhân sinh quan phi thần. Chủ nghĩa nhân văn đề cử việc đảm trách đi tìm chân lý và đạo đức bằng những phương tiện của con người để phục vụ lợi ích của con người. Trong khi chú trọng đến khả năng tự quyết định của loài người, chủ nghĩa nhân văn bác bỏ những biện hộ tiên nghiệm như sự hệ thuộc vào tín ngưỡng, vào cái siêu tự nhiên hoặc những văn bản được xem là thiên khải. Những người chủ trương nhân văn tán đồng việc nhận thức được một đạo đức phổ cập lập cơ sở trên tính công cộng của bản chất loài người.

Thuật từ này đề cập đến các truyền thống cải cách giáo dục và văn hóa bởi các chức sắc dân sự và giáo hội, nhà sưu tập sách, nhà giáo dục, và các văn sĩ, bắt đầu từ Ý và lan sang các nước Tây Âu, trong các thế kỷ 14, 15 và 16, trong thời Phục hưng.

Quan niệm phi thần

Chủ nghĩa nhân văn thế tục

Các dạng triệt để của chủ nghĩa nhân văn thuộc loại chủ nghĩa vô thần và chủ nghĩa bất khả tri (và thường phản bác sự tồn tại của cái siêu tự nhiên).

Hai học thuyết của chủ nghĩa nhân văn được thừa nhận rộng rãi được công báo trong Biểu minh nhân văn (tiếng Anh: Humanist Manifesto)[1] và bản Tuyên bố chủ nghĩa nhân văn thế tục (A Secular Humanist Declaration)[2].
Chủ nghĩa Nhân văn dựa trên những niềm tin căn bản dưới đây:

  1. Hạnh phúc và phúc lợi của mỗi người riêng biệt và của xã hội cộng lại là những tiêu chuẩn tối ưu, những hành động phải dựa vào đó mà xét đoán.
  2. Nhân phẩm của con người, và những đặc tính cá nhân của họ phải được tôn trọng.
  3. Mỗi người đều có khả năng, để học hỏi và phát triển.
  4. Tính sáng tạo của mỗi người phải có được cơ hội để bộc phát.
  5. Xã hội Nhân bản càng phát triển lên cao càng phải đảm bảo được nhân phẩm và tự do của mỗi người.

Chủ nghĩa nhân văn tôn giáo

Trong khi kiểu chủ nghĩa nhân văn này, trên một vài khía cạnh nào đó, thực hiện hoặc bổ sung vai trò của tôn giáo trong cuộc sống con người, và vì vậy được xem như giữ một vị trí tôn giáo, chính nó lại không là một tôn giáo. Nó hoàn toàn tương hợp với Chủ nghĩa tự nhiên trong riêng khía cạnh này, nhưng không phụ thuộc vào một loại nào trong những loại chủ nghĩa này; và nó cũng thực sự tương hợp với một vài tôn giáo. Tuy nhiên, chủ nghĩa nhân văn phủ nhận sự quan trọng của cái siêu tự nhiên trong những vấn đề của con người, cho dù nó tồn tại hay không tồn tại. Về mặt này, chủ nghĩa nhân văn không tất nhiên bài trừ một vài dạng của thuyết hữu thần (theism) hoặc thần giáo tự nhiên (deism).

  1. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2006.
  2. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2006.

  • Chủ nghĩa nhân văn Kitô giáo
  • Chủ nghĩa duy con người
  • Nhân văn học
  • Chủ nghĩa nhân đạo
  • Chủ nghĩa hậu thần

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Chủ_nghĩa_nhân_văn&oldid=66134710”

Thuật ngữ “nhân văn” được nhắc tới khá nhiều trong các tác phẩm văn học hay trong đời sống hiện nay. Vậy, nhân văn là gì? Ý nghĩa và biểu hiện như thế nào? Cùng tìm hiểu các nội dung thông tin chi tiết có trong bài viết dưới đây của ruaxetudong.org!

Nhân văn là gì?

Ý nghĩa nhân văn là gì
Nhân văn là gì?

Theo từ điển Hán Nôm, nhân văn là từ dùng để chỉ lễ nhạc giáo hóa (Dịch Kinh 易經: “Quan hồ nhân văn dĩ hóa thành thiên hạ” 觀乎人文以化成天下 (Bí quái 賁卦) (Thánh nhân) quan sát thi thư lễ nhạc mà giáo hóa thành thiên hạ). Khái niệm nhân văn là gì cũng được sử dụng để chỉ các hiện tượng văn hóa ở trong xã hội.

Theo cách chiết tự, “nhân” có nghĩa là người hiểu rộng ra thì đó là đặc trưng con người, bản chất của con người còn “văn” có thể là văn hóa, văn minh hay văn học. Nhân văn là nét đặc trưng thuộc về bản chất của con người, kết hợp với đó là văn hóa, văn minh, tri thức,…được thể hiện qua cách suy nghĩ, giao tiếp,…

Hiểu một cách đơn giản nhất, nhân văn là những tư tưởng, quan điểm, tình cảm hay giá trị sống của con người. Nhân văn thường sẽ gắn liền với phẩm giá, tình cảm, vẻ đẹp, sức mạnh,…

Văn hóa là gì? Khái niệm, vai trò và cho ví dụ về văn hóa

Giá trị nhân văn là gì?

Giá trị nhân văn là một trong những giá trị quan trọng của một tác phẩm văn học. Một tác phẩm có giá trị nhân văn là tác phẩm thể hiện được vẻ đẹp của con người qua nhiều giá trị khác nhau. Tác phẩm có tính nhân văn sẽ luôn hướng tới sự khẳng định, đề cao giá trị con người. Nhân văn là thước đo giá trị văn học, khẳng định tấm lòng, sự trăn trở của tác giả đối với con người. Đồng thời, kết nối được các giá trị, thể hiện đậm nét trong các tác phẩm văn học.

Giá trị nhân văn là giá trị đặc sắc, thể hiện vẻ đẹp của con người là tư tưởng xuyên suốt các câu chuyện. Giá trị nhân văn sẽ mang tới những cảm xúc dạt dào cho tác giả, lôi cuốn người xem.

Đức năng thắng số là gì? 3 câu chuyện về đức năng thắng số

Chủ nghĩa nhân văn là gì?

Chủ nghĩa nhân văn là một lập trường triết học đề cao tiềm năng, quyền tự quyết của con người, xã hội; coi con người là điểm khởi đầu cho sự tìm hiểu nghiêm túc về đạo đức và triết học. Chủ nghĩa nhân văn đề cao khoa học, sự tìm hiểu hợp ý như những phương tiện để khám phá sự thật. Các nhà nhân văn tin rằng giải pháp cho các vấn đề nằm ở trong suy nghĩ, hành động của con người, được thúc đẩy bởi bằng chứng khoa học, sự đổi mới. Chủ nghĩa nhân văn bác bỏ những lập luận siêu nhiên, giáo điều, đề cao giá trị cuộc sống.

Như thế nào là lối sống nhân văn?

Luôn sống chân thật với cảm xúc của mình

Ý nghĩa nhân văn là gì
Luôn sống thành thật với cảm xúc của chính mình

Một người có lối sống nhân văn sẽ biết cách thể hiện tình cảm của mình đối với mọi sự vật, hiện tượng. Họ không biết giả tạo, không thể hiện một thái độ tình cảm sai lệch với những gì họ đang suy nghĩ. Một người có lối sống nhân văn cũng sẽ không có sự ganh ghét, đố kỵ hay tham – san – si hay thể hiện rõ cái tôi của mình. Thay vào đó là biết đồng cảm với những đau khổ, khó khăn của người khác.

Sống độ lượng, khoan dung, vị tha

Lối sống nhân văn còn được thể hiện rõ khi biết buông bỏ đúng lúc, bạn sẽ biết bỏ qua những sai lầm, độ lượng, vị tha để tinh thần được thỏa mái, an yên.

Khát vọng công lý

Lối sống nhân văn sẽ thiếu đi một phần quan trọng nếu như bạn không có khát vọng công lý. Niềm tin, khát vọng hạnh phúc, mong muốn cái thiện chiến thắng chính là cách giúp chúng ta nhận định đúng hơn về cuộc sống, con người.

Ca ngợi phẩm chất con người

Con người ai cũng có phẩm chất tốt, mang tính đặc trưng riêng. Việc quan sát, đánh giá về phẩm chất của con người cũng là lối sống nhân văn mà chúng ta đang hướng tới. Việc tìm thấy phẩm chất tốt của một người, ngợi ca họ cũng là cách để xóa bỏ những điều chưa tốt về người đó.

Luôn có tinh thần tự lực, tự cường

Dân tộc Việt Nam luôn có khát vọng về cuộc sống độc lập, tự cường. Lối sống nhân văn sẽ trở nên vô vị nếu như chúng ta không dành tình cảm cho đất nước, quê hương, mong muốn độc lập, tự cường. Người có lối sống nhân văn luôn đề cao tinh thần bất khuất, bất diệt và sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ kẻ yếu.

Điển tích là gì? Điển cố là gì? Đặc điểm và ý nghĩa trong Văn học

Yêu cái đẹp, yêu thiên nhiên

Ý nghĩa nhân văn là gì
Yêu thiên nhiên, thích khám phá

Lối sống nhân văn còn được thể hiện rõ qua sự cảm nhận cái đẹp, luôn trân trọng, dành tình cảm cho cái đẹp. Lối sống nhân văn còn được thể hiện qua tình yêu thiên nhiên, mong muốn khám phá, chinh phục và giải thích về các hiện tượng thiên nhiên.

Với các nội dung thông tin có trong bài viết trên đây, hy vọng sẽ giúp ích bạn hiểu được khái niệm nhân văn là gì. Cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác bằng cách truy cập website ruaxetudong.org!