Xướng ca vô loài có nghĩa là gì năm 2024

- Dưới thời phong kiến, “xướng ca vô loài” là cụm từ ám chỉ những người làm nghề ca hát với nghĩa khinh bỉ, miệt thị.

Nhà nghiên cứu Toan Ánh trong Phong tục Việt Nam (NXB Khai Trí, Sài Gòn, 1969, tr.429) cho rằng “vô loài” liên quan tới quan niệm “vô luân” của người xưa như sau:

“Xã hội ta xưa quan niệm lũ xướng ca vô loài là một tầng lớp vô luân. Họ bị coi là vô luân không phải vì họ sa đọa, chính sự sống của họ cũng không phải là sa đọa, mà chỉ vì những vai trò của họ đóng khi xướng hát: họ bị coi là vô luân ở đây vì người con có thể đóng một vai vua và người cha đóng vai bầy tôi quỳ lạy, anh em ruột có thể đóng đôi vợ chồng, và vợ chồng lại có thể đóng vai mẹ con hoặc cha con... Tất cả cái vô luân là ở đây, ở đấy luân thường đã không còn nữa, mặc dầu chỉ trong những lúc trình diễn”.

Tác giả Thanh Thủy trong bài viết Nguồn gốc của định kiến “xướng ca vô loài” thì cho thành ngữ này có xuất xứ từ Trung Quốc qua câu chuyện dưới đây:

Theo sử cổ Trung Hoa, Nhà Thương (1766 - 1402 TCN) về sau đổi thành Nhà Ân (1401 - 1123 TCN) với vị vua cuối cùng là Trụ Vương bị một bộ tộc khác là Nhà Châu, một nước chư hầu, lật đổ sau 643 năm trị vì thiên hạ. Dĩ nhiên, con dân Nhà Thương (Ân) phải ôm một mối hận nhà tan và mối nhục mất nước, trong khi đó thì nhóm đàn bà con gái trong làng ca nhi của Nhà Thương, vì miếng ăn, manh áo, cùng nhau tụ tập ở các tửu điếm bên sông Tần Hoài, dùng lời ca, tiếng hát của mình để phục vụ cho quan quân và người của chế độ mới (tức là người của bộ tộc Nhà Châu) mà quên đi nỗi nhục nước mất, nhà tan của mình.

Làng ca nhi nầy của Nhà Thương đã làm ô nhục cho đất nước họ, một mối nhục muôn đời không gội rửa được, có lẽ vì thế mà người của Nhà Thương đã loại bỏ loại người hành nghề xướng ca nầy ra ngoài lề xã hội sinh hoạt của họ. Việc làm ô nhục của giới ca nhi nầy đã bị người đời mỉa mai, khinh bỉ. Gần 2 ngàn năm sau, đến đời Nhà Đường (618 - 907 sau Công Nguyên), thi hào Đỗ Mục đã phải viết lên bài thơ Bạc Tần Hoài, được Lệ Thần Trần Trọng Kim dịch như sau:

Khói lồng nước bóng trăng lồng cát

Bến Tần Hoài thuyền sát tửu gia

Gái ca đâu nghĩ nước nhà

Cách sông vẫn hát khúc ca Hậu Đình

Trong đó, nguyên văn chữ Hán của hai câu sau đã được người đời nhắc nhở: Thương nữ bất tri vong quốc hận/ Cách giang do xướng Hậu Đình hoa.

Theo chúng tôi, “xướng ca vô loài” có xuất xứ từ Việt Nam, bởi người Việt theo luân lý Nho giáo, có cái nhìn rất khắt khe đối với sự “vô luân”, “vô loài” của các “bọn phường chèo” hay “con hát” ngày xưa, như nhận định của Toan Ánh. Việt Nam đã từng có nhiều nhân vật nổi tiếng bị gian truân vì quan điểm khắt khe, cổ hủ ấy. Trong đó, nổi tiếng nhất là trường hợp Đào Duy Từ (1572 - 1634) vì có cha làm nghề ca hát, nên ông không được đi thi để ra làm quan dưới triều vua Lê - chúa Trịnh.

Cơ quan chủ quản: Công ty cổ phần Truyền thông Việt Nam. Địa chỉ: Tầng 16 VTCOnline, 18 Tam Trinh, Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội Điện thoại: 04-9743410. Fax: 04-9743413.

Liên hệ Tài trợ & Hợp tác nội dung Hotline: 0942 079 358 Email: [email protected]

Trong bài đăng về câu “Ăn cơm chúa, múa tối ngày”, mình có dùng cụm từ “xướng ca vô loài”. Vì chỉ loáng thoáng biết nó nói về giới nghệ sĩ thời trước, chứ không biết rõ nên mình đã tìm hiểu và biết thêm những thông tin rất thú vị.

Bài viết “Ôn cố tri tân – Xướng ca vô loài” có đoạn do người tên N.D viết rằng: “Xướng ca vô loài là một quan niệm của Nho giáo và là thành kiến sai lầm thời phong kiến. Ý của câu nói này là những người làm nghề ca hát thì hoàn toàn mất hết nhân phẩm, bị khinh rẻ, không thuộc tầng lớp nào trong xã hội phong kiến”. Còn nhà nghiên cứu Toan Ánh trong cuốn “Phong tục Việt Nam” cho rằng “vô loài” liên quan đến “vô luân” theo quan niệm của người xưa, vì khi diễn tuồng hát xướng, tôn ti trật tự trong gia đình bị đảo lộn. Con có thể đóng vai vua, cha thì đóng vai bề tôi, anh em ruột thì đóng vai vợ chồng… Dù chỉ là diễn thì cũng không còn luân thường đạo lý.

Xướng ca vô loài có nghĩa là gì năm 2024

Giới ca sĩ, nghệ sĩ thời phong kiến còn bị gọi khinh miệt là “bọn phường chèo, con hát”, vì trong bốn giai cấp chính Sĩ, Nông, Công, Thương, họ không thuộc tầng lớp nào cả. Họ thậm chí còn bị xếp dưới Thương – tức là những người buôn bán, vốn đã có vai trò thấp nhất trong xã hội. Lịch sử Việt Nam từng có không ít nhân vật nổi tiếng từng gặp gian truân trong cuộc sống vì định kiến “xướng ca vô loài” khắt khe ấy, trong đó có Đào Duy Từ. Ông là học giả văn hóa, danh thần thời Chúa Nguyễn Phúc Nguyên, vì có cha làm nghề ca hát nên ông không được đi thi để ra làm quan dưới thời Vua Lê – Chúa Trịnh. Sau nhờ khai man họ Vũ của mẹ và nhờ xã trưởng chứng lý lịch nên Đào Duy Từ mới có thể đi thi, đậu thủ khoa kỳ thi Hương. Nhưng vì chuyện sớm vỡ lở nên ông bị lột hết áo mão cử nhân.

Người tiên phong, góp phần xóa bỏ thành kiến “xướng ca vô loài” là nhà báo Trần Tấn Quốc, tên thật là Trần Chí Thành (1914-1987). Khi ông đứng ra thành lập giải Thanh Tâm – giải thưởng dành cho nghệ sĩ sân khấu, người nghệ sĩ đã nhận được sự tôn vinh và đánh giá đúng mực công sức của họ. Cụm từ “xướng ca vô loài” dần trôi vào dĩ vãng và không còn, không nên được sử dụng nữa.

Xướng ca vô loài có nghĩa là gì năm 2024

Ngày nay, giới nghệ sĩ – ca sĩ trở thành thần tượng trong lòng người hâm mộ. Ca sĩ đi lưu diễn nước khác, đến sân bay được hàng trăm nghìn fan đứng xếp hàng chờ dưới mưa. Thế nhưng, trong một bài hát chưa xưa cũ lắm mà chúng ta vẫn luôn ưa thích, có lẽ tác giả cũng bị ảnh hưởng một chút bởi quan niệm “xướng ca vô loài” chăng?

“Khi biết em mang kiếp cầm ca, đêm đêm phòng trà dâng tiếng hát cho người người bỏ tiền mua vui. Hỏi rằng anh ơi còn yêu em nữa không?”

_______________________________________

Nguồn bài viết tổng hợp từ website baodanang, website baobinhphuoc, website nguvan và Từ điển Thành ngữ – Tục ngữ – Ca dao Việt Nam của tác giả Việt Chương.

Xướng ca vô loài ý nghĩa là gì?

Mà phải gọi họ là “bọn phường chèo, con hát”. Đây là loại người đáng bị khinh bỉ, nên có câu ám chỉ họ là bọn “xướng ca vô loài” nghĩa là trong các loại nghề nghiệp hợp pháp, hợp đạo đức trong xã hội thì người hành nghề ca hát không đáng xếp vào loại nào cả!

Xướng ca vô loài tiếng Anh là gì?

It is “xướng ca vô loại” or “xướng ca vô loài”, an old Confucianism prejudice. “Xướng ca” means performer in the ancient days. “Vô” means “No/Not” and “loài”/”loại” means sort of person (relating to level of society).

Ca sĩ thời phong kiến gọi là gì?

Giới ca sĩ, nghệ sĩ thời phong kiến còn bị gọi khinh miệt là “bọn phường chèo, con hát”, vì trong bốn giai cấp chính Sĩ, Nông, Công, Thương, họ không thuộc tầng lớp nào cả. Họ thậm chí còn bị xếp dưới Thương – tức là những người buôn bán, vốn đã có vai trò thấp nhất trong xã hội.

Vô Loài nghĩa là gì?

hoàn toàn mất hết nhân phẩm.