Vở bài tập vật lý lớp 6 bài 1

Vở Bài Tập Vật Lí Lớp 6

Cuốn sách Vở Bài Tập Vật Lí Lớp 6 được biên soạn để tạo điều kiện thuận lợi cho các em học sinh trong quá trình học tập. Học sinh có thể sử dụng cuốn sách này trong việc học tập trên lớp và làm bài tập ở nhà.

Phần A là Phần học bài và trả lời câu hỏi trong SGK. Phần này được thiết kế theo dàn bài của Sgk và có chừa các khoảng trống để học sinh điền các thông tin thích hợp theo yêu cầu của các câu lệnh.Phần B là Phần giải bài tập trong sách bài tập. Phần này cũng được thiết kế các bài tập theo thứ tự trong sách bài tập và giúp học sinh thực hiện được nhiều bài tập nhanh, gọn hơn.

Phần C là Phần bài tập ôn luyện. Phần này gồm các bài tập cơ bản giúp học sinh nắm vững kiến thức hơn và có thêm điều kiện rèn luyện các kỹ năng trong học tập.

  • Mục I - Phần A - Trang 3 Vở bài tập Vật lí 6

    Giải trang 3 VBT vật lí 6 Mục I - Đơn vị đo độ dài (Phần A - Học theo SGK) với lời giải chi tiết các câu hỏi và lý thuyết trong bài 1

    Xem lời giải

  • Mục II - Phần A - Trang 3, 4 Vở bài tập Vật lí 6

    Giải trang 3, 4 VBT vật lí 6 Mục II - Đo độ dài (Phần A - Học theo SGK) với lời giải chi tiết các câu hỏi và lý thuyết trong bài 1

    Xem lời giải

  • Quảng cáo

  • Bài 1 - 2.1, 1 - 2.2, 1 - 2.4 phần bài tập SBT - Trang 4,5 vở bài tập vật lí 6

    Giải bài 1 - 2.1, 1 - 2.2, 1 - 2.4 phần bài tập trong SBT – Trang 4,5 VBT Vật lí 6. Cho thước mét trong hình 1.1:......

    Xem lời giải

  • Bài 1a, 1b,1c phần bài tập tương tự - Trang 6 vở bài tập vật lí 6

    Giải bài 1a, 1b, 1c phần bài tập trong SBT – Trang 6 VBT Vật lí 6. GHĐ và ĐCNN của thước vẽ của hình 1.2 là:....

    Xem lời giải

Giải Vở Bài Tập Vật Lí 6 – Bài 1: Đo độ dài giúp HS giải bài tập, nâng cao khả năng tư duy trừu tượng, khái quát, cũng như định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật vật lí:

Lời giải:

1m = 10dm;       1m = 100cm;

1cm = 10mm;       1km = 1000m.

Lời giải:

Dùng thước kiểm tra, em thấy đoạn ước lượng độ dài 1m của em có độ dài là: bằng 6 gang tay (một gang tay của em khoảng 16cm), sau đó em dùng thước có chia khoảng kiểm tra lại ước lượng của em khi dùng gang tay là 96cm.

Lời giải:

Uớc lượng độ dài gang tay của mình là khoảng 15cm.

Dùng thước đo độ dài của gang tay em là: 16cm.

1. Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài.

Lời giải:

a) Thợ mộc dùng thước dây (thước cuộn).

b) Học sinh (HS) dùng thước kẻ.

c) Người bán vải dùng thước mét (thước thẳng).

Lời giải:

GHĐ của thước mà em có là: 20cm hoặc 30cm.

ĐCNN của thước mà em có là: 1mm.

Lời giải:

a) Để đo chiều rộng của cuốn Vật lí 6, nên dùng thước có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm.

b) Để đo chiều dài cuốn sách Vật lí 6, nên dùng thước có GHĐ 30cm và ĐCNN 1mm.

c) Để đo độ dài của bàn học, nên dùng thước thước có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm.

Lời giải:

Để đo chiều dài của mảnh vải, các số đo cơ thể của khách hàng, thợ may thường dùng thước dây có GHĐ 1m hoặc 0,5m.

2. Đo độ dài

Vở bài tập vật lý lớp 6 bài 1

Ghi nhớ:

– Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước Việt Nam là mét (m).

1km = 1000m; 1m = 1000mm; 1cm = 10mm.

– Khi dùng thước đo cần biết giới hạn đo (GHĐ) và ĐCNN của thước:

GHĐ là độ dài lớn nhất ghi trên thước. Độ chia nhỏ nhất của thước (ĐCNN) của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

1. Bài tập trong SBT

Vở bài tập vật lý lớp 6 bài 1

Giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước trong hình 1.1 là:

A. 1m và 1mm.

B. 10dm và 0,5cm.

C. 100cm và 1cm.

D. 100cm và 0,2cm.

Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng.

Lời giải:

Chọn B.

Vì thước có độ dài lớn nhất ghi trên thước là 100cm = 10dm nên GHĐ của thước là 10dm.

Độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước là 1 : 2 = 0,5 cm nên ĐCNN của thước là 0,5cm.

A. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm.

B. Thước cuộn có GHĐ 5m và ĐCNN 5mm.

C. Thước dây có GHĐ 150cm và ĐCNN 1mm.

D. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm.

Lời giải:

Chọn B.

Vì độ dài của sân trường tương đối lớn, khoảng vài chục mét nên dùng thước cuộn có GHĐ lớn nhất để đo chiều dài sân trường với số lần đo ít nhất.

Tuy ĐCNN của thước B (là 5mm) lớn hơn thước A và C (là 1mm), nhưng dùng thước B vẫn phù hợp so với chiều dài sân trường (sai số nhỏ hơn 1 % là chấp nhận được).

Lời giải:

– Chọn thước kẻ có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm để đo bề dày cuốn Vật lí 6, vì bề dày của cuốn sách nhỏ, nên dùng thước có ĐCNN càng nhỏ càng thì việc đo và kết quả đo sẽ càng dễ và chính xác hơn.

– Chọn thước thẳng có GHĐ 1,5m và ĐCNN 1cm để đo chiều dài lớp học của em, vì độ dài lớp học tương đối lớn, khoảng vài mét nên dùng thước có GHĐ lớn nhất để đo chiều dài lớp học với số lần đo ít nhất.

– Chọn thước dây có GHĐ 1m và ĐCNN 0,5cm để đo chu vi miệng cốc, vì chu vi miệng cốc là dộ dài cong nên chọn thước dây để đo sẽ chính xác hơn.

2. Bài tập tương tự

A. 50cm và 0,1cm.

B. 5dm và 1mm.

C. 0,5m và 1cm.

D. 50cm và 10cm.

Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng.

Lời giải:

Chọn B.

Thước có GHĐ là 50cm = 5dm và ĐCNN là 1cm : 10 = 0,1cm = 1mm.

2. Bài tập tương tự

A. Thước thẳng có GHĐ 1 m và ĐCNN 1 mm.

B. Thước cuộn có GHĐ 5 m và ĐCNN 5 mm.

C. Thước dây có GHĐ 150cm và ĐCNN 1 mm.

D. Thước thẳng có GHĐ 1 m và ĐCNN 1 cm.

Lời giải:

Chọn C và A.

C. Để đo chu vi đường tròn ta dùng thước dây có GHĐ 150cm và ĐCNN 1 mm.

A. Để đo chiều dài súc vải ta dùng thước thẳng có GHĐ 1 m và ĐCNN 1 mm.

2. Bài tập tương tự

Lời giải:

Đầu tiên ta lấy sợi dây giữ một đầu ở đường tròn (đánh dấu đầu này trên đường tròn), đầu còn lại của sợi dây được di chuyển theo đường tròn sao cho dây luôn căng thẳng, khi đó chọn 1 vị trí mà 2 đầu dây có khoảng cách lớn nhất, ta đánh dấu vị trí này rồi dùng thước kẻ đo khoảng cách 2 đầu sợi dây, đây chính là đường kính vòng tròn.

Chu vi của đường tròn = đường kính x 3,14.

Do đó ta xác định được chu vi của hình tròn.