Vị trí vai trò của vua hàm nghi và tôn thất thuyết trong phong trào cần vương là gì

Phong trào Cần Vương nổ ra vào cuối thế kỷ XIX do đại thần nhà Nguyễn là Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi đề xướng trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp. Ý nghĩa lịch sử của phong trào cần vương là câu hỏi được nhiều độc giả quan tâm theo dõi.

Nguyên nhân bùng nổ phong trào Cần Vương

Tại triều đình Huế, sau khi vua Tự Đức mất (tháng 7 năm 1883) thì sự phân hóa trong nội bộ đình thần, quan lại nhà Nguyễn càng sâu sắc. Bấy giờ tại triều đình phân hóa thành 2 phe rõ rệt – phe chủ chiến và phe chủ hòa. Trong khi phía phe chủ chiến kiên quyết không khuất phục thực dân Pháp, muốn cứu lấy sự tồn tại của đất nước, của triều đình thì phe chủ hòa sẵn sàng quy thuận và hợp tác với Pháp để bảo vệ quyền lợi giai cấp.

Vào năm 1884, thực dân Pháp chính thức xác lập ách thống trị đô hộ trên toàn Việt Nam. Dưới sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân, phe chủ chiến đã sẵn sàng hành động. Đứng đầu phe chủ chiến là Tôn Thất Thuyết. Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi phản đối việc 300 quân Pháp kéo vào Huế lập căn cứ Mang Cá ngay trong Hoàng thành. Đáp lại Pháp cho tăng thêm số quân đóng ở Mang Cá lên hàng ngàn tên. Tôn Thất Thuyết huy động số quân còn lại ở các địa phương tập trung về Huế, bí mật tổ chức một cuộc phản công.

Cuộc phản công dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Thất Thuyết vào rạng sáng ngày mồng 05 tháng 07 năm 1885. Cuộc phản công của phái chủ chiến thất bại, khiến vua Hàm Nghi buộc phải chạy. Tôn Thất Thuyết đã đưa vua Hàm Nghi cùng đoàn tùy tùng đời kinh đô Huế chạy ra sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị). Tại đây, ngày 13 tháng 7 năm 1885, Tôn Thất Thuyết, lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi, đã hạ chiếu Cần Vương lần thứ nhất. Ở Quảng Trị một thời gian, để tránh sự truy lùng gắt gao của quân Pháp, Tôn Thất Thuyết lại đưa Hàm Nghi vượt qua đất Lào đến sơn phòng Ấu Sơn (Hương Khê, Hà Tĩnh). Tại đây, Hàm Nghi lại xuống chiếu Cần Vương lần hai ngày 20 tháng 9 năm 1885.

Nội dung cơ bản của chiếu Cần Vương

Một số nội dung cơ bản của chiếu Cần Vương là:

Thứ nhất, chiếu Cần Vương đã tố cáo tội ác xâm lược của thực dân Pháp.

Thứ hai, chiếu Cần Vương lên án tính bất hợp pháp của triều đình do Pháp dựng lên, tố cáo sự phản bội của một số quan lại bấy giờ.

Thứ ba, chiếu Cần Vương khẳng định quyết tâm kháng chiến của triều đình mà đứng đầu là vua Hàm Nghi. Thứ tư, thôi thúc, kêu gọi và khích lệ sĩ phu, văn thân cũng như nhân dân cả nước cùng tham gia cuộc chiến giúp vua khôi phục quốc gia phong kiến độc lập.

Vị trí vai trò của vua hàm nghi và tôn thất thuyết trong phong trào cần vương là gì

Phong trào Cần vương

Phong trào Cần vương được chia thành 2 giai đoạn:

– Giai đoạn 1: 1885 – 1888, phong trào bùng nổ khắp cả nước nhất là Trung Kỳ, Bắc Kỳ. Trong giai đoạn này là các hoạt động chỉ dừng lại ở phạm vi nhất định, còn lẻ tẻ riêng rẽ.

Rất nhiều văn thân sĩ phu và nhân dân yêu nước đã hưởng ứng qua việc tập hợp các nghĩa binh, xây dựng lên căn cứ để cùng nhau đấu tranh mạnh mẽ đầy quyết liệt trước thực dân Pháp cùng bè lũ tay sai trên đại bàn rộng lớn thuộc Bắc và Trung Bộ.

Ở Bắc Kì có nhiều cuộc khởi nghĩa được biết đến như cuộc khởi nghĩa Cai Kinh ở Bắc Giang, khởi nghĩa Đốc Tít ở Đông Triều, khởi nghĩa Nguyễn Quang Bích, khởi nghĩa Tạ Hiện ở Thái Bình và Nam Định, khởi nghĩa Nguyễn Thiện Thuận ở Hưng Yên và Hải Dương, khởi nghĩa Đinh Công Tráng và Phạm Bành ở Thanh Hóa, khởi nghĩa của Phan Đình Phùng và Lê Ninh ở Hương Khê – Hà Tĩnh…

Khu vực Trung Kỳ là khởi nghĩa của Lê Trực và Nguyễn Phạm Tuân ở Quảng Bình, khởi nghĩa của Trần Quang Dự, Nguyễn Duy Hiệu và Nguyễn Hàm ở Quảng Nam, khởi nghĩa của Lê Trung Đình ở Quảng Ngãi, khởi nghĩa Mai Xuân Thưởng ở Bình Định….

Đến cuối năm 1888, do sự phản bội của Trương Quang Ngọc nên vua Hàm Nghi bị bắt và đày đi Angieri, giai đoạn thứ nhất của khởi nghĩa Cần Vương kết thúc.

– Giai đoạn 2: 1888 – 1896, sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, phong trào quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn có quy mô và trình độ tổ chức cao hơn, tiêu biểu nhất là khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896).

Thực dân Pháp ra sức tăng cường càn quét các phong trào của ta khi đó, do đó các nghĩa quân đều di chuyển hoạt động ở nhiều vùng khác nhau, từ đồng bằng lên trung du và miền núi.

Phong trào Cần Vương chưa có tính liên kết và thiếu đi sự lãnh đạo thống nhất, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại do sự đàn áp của thực dân Pháp mạnh mẽ. Cho đến năm 1896, phong trào Cần Vương kết thúc.

Phong trào Cần Vương nổ ra vào cuối thế kỷ 19 do đại thần nhà Nguyễn là Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi đề xướng trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp có ý nghĩa lịch sử quan trọng. Có thể thấy một số ý nghĩa lịch sử của phong trào cần vương là:

Cần vương mang nghĩa “giúp vua”. Chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân cùng tham gia chống Pháp, khôi phục nền độc lập, khôi phục chế độ phong kiến có vua là người tài giỏi.

Phong trào Cần Vương thể hiện tinh thần anh dũng, bất khuất của dân tộc, phong trào thôi thúc ngon lửa của tình yêu quê hương đất nước, quyết tâm đấu tranh chống giặc xâm lược.

Thể hiện tinh thần yêu nước chống Pháp của nhân dân. Một phong trào vũ trang chống thực dân Pháp diễn ra sôi nổi và kéo dài hơn 12 năm.

Phong trào Cần Vương cũng để lại nhiều bài học quý báu cho dân tộc ta trong quá trình đấu tranh chống thực dân Pháp.

Không chỉ vậy phong trào Cần Vương cũng góp phần làm chậm quá trình bình định của Pháp ở nước ta.

Trên đây là nội dung đến phong trào Cần Vương cũng như ý nghĩa lịch sử của phong trào cần vương được chúng tôi tìm hiểu và chia sẻ đến độc giả quan tâm và tìm hiểu.

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

làm rõ vai trò của Tôn Thất Thuyết và Tôn Hàm Nghi trong phong trào Cần Vương?

Tại sao sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, Tôn Thất Thuyết trốn sang Trung Quốc, phong trào Cần Vương vẫn phát triển?

cần rất gấp nha các bạn!!!!

Các câu hỏi tương tự

BÀI TẬP BÀI 26 PHONG TRÀO KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TRONG

NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX

CHỌN CÂU TRẢ LỜI ĐÚNG NHẤT Câu 1: Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phái chủ chiến trong triều đình Huế, đại diện là những ai mạnh tay hành động chống Pháp? A. Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn Tường B. Nguyễn Trường Tộ, Phan Thanh Giản C. Tôn Thất Thuyết và vua Hàm Nghi D. Nguyễn Văn Tường và Nguyễn Đức Nhuận. Câu 2: Trước hành động ngày một quyết liệt của Tôn Thất Thuyết thực dân Pháp đã làm gì? A. Mua chuộc Tôn Thất Thuyết B. Tìm mọi cách để tiêu diệt phái chủ chiến. C. Giảng hòa với phái chủ chiến. D. Tìm cách ly gián giữa Tôn Thất Thuyết và quan lại. Câu 3: Phong trào yêu nước chống xâm lược đã dâng lên sôi nổi, kéo dài từ năm 1885 đến cuối thế kỉ XIX được gọi là phong trào gì? A. Phong trào nông dân B. Phong trào nông dân Yên Thế. C. Phong trào Cần vương. D. Phong trào Duy Tân. Câu 4: Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương là cuộc khởi nghĩa nào? A. Khởi nghĩa Ba Đình 1886-1887 B. Khởi nghĩa Bãi Sậy 1883 – 1892 C. Cuộc phản công của phái chủ Chiến ở kinh thành huế 1885 D. Khởi nghĩa Hương Khê 1885 – 1895 Câu 5: Nội dung cơ bản của Chiếu cần vương là gì? A. Kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước B. Kêu gọi văn thân sĩ phu đứng lên cứu nước..

C. Kêu gọi văn thân và nhân dân chống phái chủ hòa.

D. Kêu gọi văn thân sĩ phu lãnh đạo cuộc kháng chiến. Câu 6: Mục tiêu của phong trào yêu nước Cần Vương là gì? A. Lật đổ chế độ phong kiến, giành độc lập dân tộc. B. Đánh đế quốc, giành lại độc lập dân tộc, khôi phục lại chế độ phong kiến. C. Đánh đổ phong kiến, đế quốc giành độc lập. D. Đánh đế quốc thành lập nước cộng hòa. Câu 7: Vì sao phong trào Cần vương thất bại? A. Không được tầng lớp nhân dân ủng hộ. B. Vua Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt. C. Thiếu một giai cấp tiên tiến đủ sức lãnh đạo. D. Địa hình bất lợi trong quá trình đấu tranh. Câu 8: Sự kiện nào đánh dấu sự chấm dứt của phong trào Cần vương ở Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX? A. Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất. B. Khởi nghĩa nông dân Yên Thế thất bại. C. Vua Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt. D. Khởi nghĩa Hương Khê thất bại. Câu 9: Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX đều thất bại là do? A. Triều đình phong kiến đầu hàng thực dân Pháp. B. Nổ ra lẻ tẻ, thiếu liên kết và mang tính chất địa phương. C. Không có sự đoàn kết của nhân dân. D. Thiếu sự chuẩn bị về lực lượng và tổ chức. Câu 10: Vì sao cuộc khởi nghĩa Hương Khê là khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương? A. Có sự lãnh đạo của văn thân sĩ phu yêu nước. B. Thời gian tồn tại hơn 10 năm. C. Quy mô rộng lớn khắp cả nước.

D. Được trang bị vũ khí hiện đại.