Vì sao trẻ ho lâu ngày không khỏi

Thời tiết thay đổi đột ngột, tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn gây bệnh phát triển. Trẻ nhỏ, sức đề kháng chưa hoàn thiện nên dễ mắc bệnh về đường hô hấp, triệu chứng phổ biến như ho, hắt hơi, sổ mũi...

Ho là biểu hiện bình thường, một phản xạ sinh lý có tính bảo vệ cơ thể, nhằm làm sạch đường thở, tống xuất đờm, dịch tiết hoặc vật lạ, giúp nhung mao hô hấp hoạt động tốt. Trong nhiều trường hợp ho là tín hiệu về các bệnh: viêm mũi họng, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm tiêu phế quản, viêm phổi...

Vì sao trẻ ho lâu ngày không khỏi

Trẻ bị ho lâu ngày sẽ làm tổn thương thanh quản làm đổi giọng, co thắt thanh quản. Ảnh: Shutterstock

Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thị Diệu Thúy - Trưởng khoa Nhi (Trường Đại học Y Hà Nội) cho biết, ho kéo dài khiến trẻ mất ngủ, mệt mỏi, biếng ăn, suy sụp tinh thần... Bé sẽ sụt cân, hạn chế tăng trưởng chiều cao, chậm phát triển. Sức khỏe không ổn định cũng có thể làm ảnh hưởng đến kết quả học tập đối với các bé đang độ tuổi đến trường. Trẻ bị ho lâu ngày sẽ làm tổn thương thanh quản làm đổi giọng, co thắt thanh quản, tăng nguy cơ bị viêm tai giữa.Ho lâu, trẻ có thể xuất hiện nôn trớ, tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến mất nước, rối loạn điện giải, suy nhược cơ thể.

Vì sao trẻ ho lâu ngày không khỏi

Khi trẻ bị ho, phụ huynh cần theo dõi chặt chẽ, không nên tự ý mua thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Ảnh:Shutterstock


Bác sĩ Thúy khuyên, trẻ bị ho phụ huynh cần theo dõi, không nên tự ý mua thuốc kháng sinh hay loại thuốc truyền miệng nào vì có thể làm tình trạng bệnh nặng thêm hoặc gây tiêu chảy, kháng thuốc. Với những trường hợp trẻ ho kèm theo dấu hiệu bất thường, cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để xác định tình trạng bệnh và điều trị kịp thời.

Ngoài ra, cha mẹ bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, cho bé uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây tươi để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Đồng thời, phụ huynh vệ sinh mũi họng cho con bằng nước muối sinh lý đẳng trương để khai thông đường thở. Mẹ có thể cho bé uống các loại siro ho long đờm, tiêu nhày, giảm ho... có nguồn gốc thảo dược an toàn cho sức khỏe trẻ.

Ngọc Thi

Vì sao trẻ ho lâu ngày không khỏi

Siro ho Prospan sản xuất bởi Engelhard Arzneimittel, Đức, được nghiên cứu lâm sàng về hiệu quả và tin dùng trên 102 quốc gia. Prospan chứa cao khô lá thường xuân chiết xuất theo quy trình đặc biệt, được cấp bằng sáng chế bảo hộ độc quyền.

Sản phẩm chỉ định cho trường hợp viêm đường hô hấp cấp có kèm theo ho, điều trị triệu chứng trong các bệnh lý viêm phế quản mãn tính. Chống chỉ định trường hợp bất dung nạp fructose, phụ nữ có thai và cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng. Số đăng ký: VN-17873 -14, XNQC số 0145 Bộ Y tế cấngày 16/8/2016. Thông tin truy cậpwesitehoặcfacebook. Hotline:094 240 8866.

Ho là một phản xạ có lợi cho cơ thể để tống xuất đờm nhớt, vi trùng ra bên ngoài, giúp đường thở được thông thoáng, bảo vệ đường hô hấp khi khí quản bị kích thích hay viêm. Tuy nhiên, nếu ho kéo dài ở trẻ em xảy ra trong nhiều ngày thì đây có thể là triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh lý ở đường hô hấp.

Nguyên nhân khiến trẻ bị ho kéo dài

Nhiều trẻ em bị ho kéo dài hơn 1 tháng, đã áp dụng cả phương pháp dân gian và dùng thuốc nhưng vẫn không khỏi. Tình trạng này có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

1. Nhiễm trùng đường hô hấp trên

Nhiễm trùng đường hô hấp trên là nguyên nhân phổ biến nhất gây ho kéo dài ở trẻ em. Bệnh xuất hiện do nhiễm virus, nhiễm khuẩn, lây nhiễm từ trường học, nhà trẻ. Trẻ thường bị ho kéo dài trên 6 - 7 ngày. Ngoài triệu chứng ho kéo dài, bệnh nhi còn có các triệu chứng khác như sốt, chảy nước mũi, hắt hơi, đau đầu, mệt mỏi,...

2. Hen phế quản

Hen phế quản (hen suyễn) ở trẻ em là bệnh lý co thắt và viêm mạn tính đường hô hấp dưới, gây viêm khí quản, hạn chế luồng không khí vào phổi, gây triệu chứng thở rít tái phát. Trẻ dưới 3 tuổi thường bị ho kéo dài khi bị hen phế quản. Phấn hoa, lông thú, khí thải, khói thuốc và một số thực phẩm nhất định,... có thể gây hen phế quản ở trẻ. Trẻ thường xuất hiện nhiều đợt ho khan, ho từng cơn tái phát, tức ngực và thở rít. Thường các bé sẽ bị viêm tiểu phế quản trên 3 lần trước 2 tuổi.

Vì sao trẻ ho lâu ngày không khỏi

3. Chảy dịch mũi sau

Khi cơ thể trẻ sản sinh ra lượng chất nhầy quá mức có thể gây chảy dịch mũi sau. Chất nhờn sẽ chảy xuống phía sau cổ họng, kích thích dây thần kinh và các thụ thể, gây ho kéo dài ở trẻ em. Đây là triệu chứng thường gặp của tình trạng dị ứng và nhiễm virus. Loại ho này có đờm hoặc không có đờm, thường nặng hơn vào ban đêm. Trẻ sẽ bị ngứa cổ, hắt hơi, mắt ngứa, chảy nước mắt và có thể bị nổi chàm nếu nguyên nhân là do dị ứng.

4. Trào ngược dạ dày - thực quản

Ợ nóng (hoặc trào ngược dạ dày - thực quản) là nguyên nhân phổ biến gây ho mạn tính ở cả trẻ em và người lớn. Tình trạng này thường xảy ra khi axit từ dạ dày bị rò rỉ ngược trở lại đường ống thực phẩm. Bệnh có thể trở nặng khi trẻ nằm xuống vào buổi tối. Trẻ thường bị trào ngược sau ăn khoảng 30 - 60 phút, khi thay đổi tư thế hoặc trong bữa ăn do cơ thắt dưới thực quản tự mở ra.

5. Ho gà

Ho gà là bệnh do vi khuẩn gây ra, lây lan qua đường hô hấp. Bệnh có thể ảnh hưởng tới mọi lứa tuổi, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ tới người lớn. Các triệu chứng của bệnh xuất hiện sau khi nhiễm trùng khoảng 5 - 10 ngày. Biểu hiện điển hình của bệnh là trẻ xuất hiện cơn ho từ 15 - 20 ngày, cơn ho kéo dài, đi kèm sốt, nôn trớ, ngừng thở, tím tái sau cơn ho, chậm nhịp tim,... Ở trẻ nhũ nhi (1 - 12 tháng tuổi), bệnh thường diễn biến nặng vì trẻ dưới 3 tháng tuổi chưa được tiêm vắc xin.​

Vì sao trẻ ho lâu ngày không khỏi

6. Viêm phổi

Viêm phổi là bệnh nhiễm trùng thông thường ở trẻ em. Các triệu chứng bệnh gồm sốt, cảm giác ớn lạnh, run rẩy, khó thở và ho kéo dài. Bệnh do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Trẻ dễ mắc viêm phổi khi bị lây nhiễm ở các khu vui chơi, trường học,...

7. Dị vật đường thở

Khi bị mắc dị vật trong đường thở, trẻ sẽ có biểu hiện ho sặc sụa, có cơn ngạt thở, tím tái, chảy nước mắt nước mũi, vã mồ hôi,... Trong trường hợp dị vật đường thở bị bỏ quên, trẻ sẽ bị ho kéo dài và viêm phổi tái phát.

8. Một số nguyên nhân khác

Lạm dụng thuốc xịt giảm xung huyết mũi, khiến niêm mạc mũi bị sưng nề, bị kích thích, gây xung huyết, chảy dịch sau họng và gây ho kéo dài ở trẻ em. Không khí hanh khô hoặc quá ẩm ướt làm kích thích sự phát triển của mạt nhà, nấm,... gây ho khan kéo dài.

Cách chăm sóc trẻ bị ho kéo dài

Ho kéo dài ở trẻ em có thể là triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh lý khác nhau. Vì vậy, khi thấy trẻ có dấu hiệu ho trên 1 tuần không khỏi, cha mẹ nên đưa bé đi khám. Qua thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác về tình trạng sức khỏe của trẻ và đề xuất phương án điều trị phù hợp.

- Cho trẻ dùng thuốc trị ho đúng theo chỉ định của bác sĩ
- Với trẻ bị ho kéo dài, phụ huynh nên chú ý tới những vấn đề sau khi chăm sóc trẻ tại nhà:

- Cho trẻ dùng thuốc trị bệnh đúng theo chỉ định của bác sĩ.
- Cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, thường xuyên thay đổi thực đơn cho phù hợp với sở thích, khẩu vị của bé, chia thành nhiều bữa nhỏ và mỗi bữa nên có những món ăn khác nhau.

Vì sao trẻ ho lâu ngày không khỏi

- Cho trẻ uống nhiều nước để làm loãng đờm, giúp bé dễ ho khạc chất tiết, tránh khô miệng, họng. Cha mẹ có thể cho bé uống thêm sữa, nước hoa quả để bổ sung năng lượng và tăng cường lượng vitamin cung cấp cho cơ thể bé.

- Vệ sinh mũi, họng hằng ngày cho trẻ bằng cách súc miệng, rửa mũi bằng nước muối sinh lý 2 - 3 lần/ngày.

Cha mẹ cần theo dõi sức khỏe của bé, đưa bé đi khám theo lịch hẹn của bác sĩ để điều trị ho kéo dài ở trẻ em nhanh chóng, hiệu quả, tránh được những biến chứng khó lường.

Giao mùa là thời điểm nhạy cảm, đặc biệt với trẻ nhỏ. Cha mẹ sẽ thấy bé dễ bị ho hơn. Đặc biệt cơn ho khan có thể kéo dài nhiều ngày không khỏi, khiến phụ huynh không khỏi sốt ruột. Vậy trẻ bị ho khan lâu ngày không khỏi cảnh báo bệnh lý nguy hiểm nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Vì sao trẻ ho lâu ngày không khỏi
Trẻ ho khan lâu ngày không khỏi cảnh báo bệnh lý nguy hiểm

Ho khan lâu ngày là như thế nào?

Khi cổ họng bị vướng mắc các dị vật hoặc bị một tác động từ bên ngoài môi trường (phấn hoa, bụi bẩn, khói thuốc,…) tấn công, hệ miễn dịch sẽ kích hoạt cơ chế bảo vệ bằng cách ho, giúp tống chúng ra khỏi cơ thể.

Ngoài ra, ho còn là dấu hiệu cảnh báo trẻ đang mắc bệnh lý nào đó liên quan đến đường hô hấp. Ho khan lâu ngày có thể hiểu là cơn ho kéo dài trong nhiều ngày liên tục, khiến trẻ mệt mỏi, uể oải, mất sức. Thậm chí gây rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng đến ăn uống. Với những trường hợp, cha mẹ cần đưa trẻ đến khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Phân biệt ho khan với các loại ho khác

Ho khan là cơn ho khô, tức không kèm đờm hoặc chất nhầy. Dưới đây là một số đặc điểm giúp cha mẹ phân biệt ho khan và những loại ho khác ở trẻ:

  • Vì ho khan không tiết ra đờm để “giăng lưới” vi khuẩn, virus và dị vật xâm nhập đường hô hấp nên trẻ sẽ có cảm giác ngứa, khó chịu ở họng nhiều hơn
  • Một số trường hợp còn đi kèm với hiện tượng khó thở, khò khè
  • Ho khan làm cổ họng đau rát nên cũng ảnh hưởng ít nhiều tới nhai và nuốt thức ăn
  • Trẻ bị ho khan lâu ngày không khỏi còn kèm theo triệu chứng mệt mỏi, đau đầu
  • Cơn ho khan thường có xu hướng nghiêm trọng hơn vào ban đêm, ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ
  • Sau cơn ho, trẻ còn có thể bị buồn nôn, nôn

Vì sao trẻ ho lâu ngày không khỏi
Phân biệt ho khan với những loại ho khác

Trẻ ho khan lâu ngày không khỏi là bệnh gì?

Tình trạng trẻ ho lâu ngày không khỏi có thể do những yếu tố sau tác động:

Hen suyễn

Khi trẻ bị hen suyễn, các đường dẫn khí vừa và nhỏ tới phổi, được gọi là ống thở hoặc phế quản, bị viêm. Điều này gây ra sưng đường thở, thắt chặt thành đường thở và sự gia tăng chất nhầy. Những thay đổi này khiến đường thở của trẻ bị thu hẹp, dẫn đến tình trạng khò khè, khó thở, tức ngực.

Hen suyễn là bệnh lý mãn tính, vì vậy các triệu chứng của bệnh sẽ theo trẻ suốt đời. Đó là lý do vì sao, trẻ bị hen suyễn thường gặp những cơn ho khan lâu ngày không khỏi và cần phải điều trị y tế ngay lập tức.

Vì sao trẻ ho lâu ngày không khỏi
Ho khan lâu ngày là dấu hiệu điển hình của bệnh hen suyễn

Viêm xoang

Ho mãn tính, đau mặt, thở nhanh và mất khứu giác có thể là dấu hiệu cho thấy con bạn bị mắc bệnh viêm xoang.

Xoang là những hốc rỗng nằm trong gò má, trà, đường mũi, giữa và sau mắt. Các mô lót của xoang tương tự như màng nhầy bên trong mũi và họng. Bệnh phổ biến hơn ở trẻ trên 10 tuổi.

Viêm xoang thường do virus cảm lạnh gây ra. Trong nhiều trường hợp, các mô xoang của trẻ tiết ra nhiều chất nhầy hơn bình thường, khiến các xoang bị sưng và tắc nghẽn. Viêm xoang do vi khuẩn có chút khác biệt. Nó xảy khi vi khuẩn bị mắc kẹt trong xoang khi bị cảm lạnh và gây nhiễm trùng.

Trào ngược dạ dày

Trẻ bị trào ngược dạ dày cũng gây ra tình trạng ho khan lâu ngày không khỏi, nhất là vào ban đêm. Khi nằm xuống, axit dịch vị dạ dày có thể trào ngược lên thực quản, bám vào họng gây ho khan liên tục. Nếu xác định được trẻ bị ho khan về đêm kéo dài là do trào ngược dạ dày, cha mẹ không cần quá lo lắng, bởi tình trạng này có thể khắc phục đơn giản bằng cách cho trẻ ăn với lượng thức ăn ít hơn vào bữa tối, không nên cho trẻ nằm ngay sau khi ăn, đồng thời kê gối cao để giảm áp lực tới dạ dày.

Vì sao trẻ ho lâu ngày không khỏi
Trào ngược dạ dày gây ho khan lâu ngày

Viêm phế quản

Nếu con bạn bị ho khan cùng với các triệu chứng của cảm lạnh hoặc viêm xoang, trẻ có thể bị nhiễm trùng ngực, hay còn gọi là viêm phế quản. Bệnh thường kéo dài đến 3 tuần và có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, ngay cả trẻ nhỏ. Viêm phế quản phổ biến hơn vào mùa đông, nó thường phát triển sau khi bạn bị cảm lạnh, đau họng hoặc cúm. Nguyên nhân là do các đường dẫn khí lớn trong phổi, được gọi là phế quản bị nhiễm trùng.

Các chất kích thích từ môi trường

Việc vô tình hít phải các chất gây dị ứng từ bên ngoài môi trường như bụi bẩn, phấn hoa, khói thuốc lá,… cũng có thể khiến trẻ phải đối mặt với cơn ho khan lâu ngày không khỏi. Thông thường, để dứt cơn ho, cha mẹ chỉ cần hạn chế trẻ tiếp xúc với những tác nhân đó. Đồng thời, duy trì thói quen rửa tay, vệ sinh mũi và súc miệng thường xuyên.

Cách trị ho khan lâu ngày không khỏi

Trẻ bị ho lâu ngày không khỏi phải làm sao? Ho là phản ứng có lợi cho cơ thể. Tuy nhiên, với những thông tin kể trên, chắc hẳn mẹ đã biết ho khan kéo dài tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm đối với bé. Vậy có cách nào giúp bé tránh xa những cơn ho dai dẳng này không?

  • Thuốc steroid: Loại thuốc này có thể làm giảm sưng và cải thiện các triệu chứng phát sinh do ho khan lâu ngày không khỏi
  • Hít hơi sương mát: Mở máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ hoặc cho trẻ xông hơi trong phòng tắm cũng là cách cho trẻ tiếp xúc với không khí mát, cải thiện tình trạng khó thở, khò khè, ho khan
  • Cho trẻ uống nhiều chất lỏng như nước lọc, nước trái cây, trà ấm. Điều này giúp làm dịu cơn đau họng do ho khan lâu ngày. Ngoài ra, mẹ có thể thử cho bé uống một thìa mật ong trước khi ngủ, nó sẽ bao phủ cổ họng và giúp giảm đau (Chỉ cho trẻ lớn hơn 1 tuổi uống mật ong. Ở trẻ nhỏ hơn 1 tuổi, mật ong có thể gây ngộ độc, một bệnh nguy hiểm đến tính mạng)
  • Đảm bảo mọi người trong nhà luôn rửa tay thường xuyên
  • Vứt bỏ khăn giấy bẩn khi hắt hơi, sổ mũi ngay lập tức
  • Thường xuyên rửa đồ chơi của bé trong nước xà phòng nóng

Vì sao trẻ ho lâu ngày không khỏi
Chăm sóc trẻ bị ho khan lâu ngày không khỏi

Nếu trẻ bị ho khan dai dẳng, nhiều ngày không khỏi, kèm theo các triệu chứng dưới đây, cha mẹ cần đưa ngay tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám:

  • Trẻ lười bú hoặc bú rất ít
  • Ngủ li bì, khó đánh thức
  • Có dấu hiệu thở rút lõm lồng ngực
  • Tiếng thở phát âm thanh rin rít
  • Cơn ho khan khởi phát đột ngột ngay sau khi chơi hoặc ăn. Tình huống này có thể nghi ngờ trẻ bị mắc dị vật, cần được cấp cứu kịp thời

Trên đây là giải đáp ho khan lâu ngày không khỏi là cảnh báo dấu hiệu về bệnh lý nào? Mong rằng những chia sẻ này đã cung cấp cho phụ huynh thông tin hữu ích. Qua đó chủ động phòng ngừa và chăm sóc trẻ tốt hơn.