Di sản văn hóa thế giới ở thổ nhĩ kỳ năm 2024

Từ trái sang phải: Nhà thờ Hồi giáo Sultan Ahmed; Hagia Sophia; Khu vực hoàng cung bao gồm Cung điện Topkapı và thành lũy bên bờ biển; Tháp Galata ở phía xa bên phải, phía trên Mũi Golden.

Vị tríIstanbul, Thổ Nhĩ KỳBao gồm

  1. Khu vực khảo cổ đô thị Sultanahmet
  2. Nhà thờ Hồi giáo Süleymaniye và thành phần liên kết của nó
  3. Nhà thờ Hồi giáo Zeyrek và thành phần liên kết của nó
  4. Bức tường đất Istanbul

Văn hóa: (i), (ii), (iii), (iv)Tham khảo356bisCông nhận1985 (Kỳ họp 9)Mở rộng2017Diện tích765,5 ha (1.892 mẫu Anh)Tọa độ41°0′30,49″B 28°58′47,75″Đ / 41°B 28,96667°Đ

Di sản văn hóa thế giới ở thổ nhĩ kỳ năm 2024

Di sản văn hóa thế giới ở thổ nhĩ kỳ năm 2024

Vị trí của Khu vực lịch sử của Istanbul tại Thổ Nhĩ Kỳ

Khu vực lịch sử của Istanbul là một nhóm các địa điểm lịch sử của thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Khu vực đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 1985.

Di sản này bao gồm các cấu trúc:

  • Sarayburnu
  • Cung điện Topkapı
  • Hagia Sophia
  • Nhà thờ Hồi giáo Sultan Ahmed
  • Hagia Irene
  • Nhà thờ Hồi giáo Zeyrek
  • Nhà thờ Hồi giáo Süleymaniye
  • Nhà thờ Tiểu Hagia Sophia
  • Các tường thành Constantinople

Các di sản này được chia thành 4 khu vực, minh họa cho các giai đoạn quan trọng trong lịch sử của thành phố và là các di tích tiêu biểu nhất của thành phố.

Đền Gobekli Tepe ở Thổ Nhĩ Kỳ, được xác định khoảng 11.000 năm tuổi, tức là niên đại 7.000 năm trước sự ra đời của vùng Lưỡng hà, đã được UNESCO xếp vào danh sách Di sản Thế giới.

Di sản văn hóa thế giới ở thổ nhĩ kỳ năm 2024
Ngôi đền cổ nhất thế giới Gobekli Tepe ở Thổ Nhĩ Kỳ. (Nguồn: aa.com.tr)

Ngày 1/7, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã xếp hạng ngôi đền cổ nhất thế giới Gobekli Tepe của Thổ Nhĩ Kỳ và Công viên Quốc gia Chiribiquete của Colombia vào danh sách Di sản Thế giới.

Đền Gobekli Tepe nằm tại vùng Lưỡng hà và được xác định khoảng 11.000 năm tuổi, tức là niên đại 7.000 năm trước sự ra đời của vùng Lưỡng hà.

Theo tuyên bố của UNESCO, Đền Gobekli Tepe bao gồm các cột bằng đá xếp vòng tròn, với hai cột đá cao hơn 4m nằm ở giữa và các cột đá nhỏ hơn xếp xung quanh.

Trên các cột đá này chạm khắc hình nhiều loài động vật như cáo, bọ cạp, kền kền và sư tử - những loài động vật định cư ở vùng thung lũng xanh vào thời điểm đó. Nhiều khả năng những cấu trúc này liên quan đến các nghi lễ, có thể là lễ tang.

[UNESCO công bố các di sản thế giới mới tại Hàn Quốc và Ấn Độ]

Ngoài ra, hình khắc động vật hoang dã trên các cột đá có thể "cung cấp cái nhìn rõ hơn về cuộc sống và tín ngưỡng của cộng đồng sinh sống tại vùng Lưỡng hà Thượng vào khoảng 11.500 năm trước."

Các nhà khảo cổ cho rằng việc dựng các cột đá theo vòng tròn là biểu hiện con người nơi đây bắt đầu ổn định cuộc sống trên một vùng đất.

Trong khi đó, Công viên Quốc gia Chiribiquete là vườn quốc gia lớn nhất tại Colombia với diện tích 2,7 triệu ha và có hệ sinh thái đa dạng đại diện cho hệ động thực vật của Amazon, trong đó có nhiều loài quý hiếm chỉ còn sinh sống tại khu vực này, như loài chim ruồi Chiribiquete với màu lông ngọc lục bảo đặc trưng hay loài báo đốm. Đây cũng là khu vực linh thiêng đối với người dân bản địa.

Trong một tuyên bố đăng tải tên Twitter, Tổng thống Colombia Juan Manuel Santos hoan nghênh quyết định của UNESCO đồng thời cho biết Chính phủ Colombia sẽ mở rộng diện tích bảo vệ tại Công viên Quốc gia Chiribiquete.

Thông báo của Phủ Tổng thống cho biết khu vực bảo tồn sẽ được mở rộng thêm 1,5 triệu ha từ ngày 2/7.

Đền Gobekli Tepe là di sản thế giới thứ 18 của Thổ Nhĩ Kỳ trong danh sách của UNESCO, trong khi Công viên Quốc gia Chiribiquete là di sản thứ 9 của Colombia./.

Kể từ thời tiền sử, khu vực Cappadocia sau này được công nhận Di sản thế giới bao phủ bằng một lớp đá tuff, loại đá hình thành từ tro núi lửa khoảng 20 triệu năm qua. Lớp đá này bị các dòng nước làm xói mòn, tạo ra những hang động đá nổi tiếng.

Thấy loại đá này mềm, tương đối dễ gia công nên người ta đã chạm khắc thành những nhà hầm hoặc nhà nghỉ vào đầu thời đại đồ đồng. Theo thời gian, điều này đã tạo ra các khu phức hợp sống, trong đó có tu viện để rồi cuối cùng trở thành một thành phố ngầm dưới lòng đất.

Di sản văn hóa thế giới ở thổ nhĩ kỳ năm 2024

Thành phố ngầm Derinkuyu

zmescience.com

Giới khảo cổ đã phát hiện gần 40 thành phố ngầm ở Cappadocia, tuy nhiên, công chúng tiếp cận được một phần nhỏ, ngoài ra có thể còn những thành phố chưa được khám phá. Các thành phố này liên kết với nhau bằng những lối đi dài, số cư dân trong mỗi thành phố có khác nhau, dao động từ 3.000 đến 30.000 người. Özkonak có thể là thành phố lớn nhất, phần lớn chưa được khám phá, có khoảng 60.000 dân, song nổi tiếng nhất là thành phố Derinkuyu và Kaymakli.

Derinkuyu là thành phố ngầm thuộc huyện Derinkuyu, tỉnh Nevşehir có độ sâu 85 mét, chứa được khoảng 20.000 người cùng với gia súc và các cửa hàng thực phẩm. Đây là một trong những khu phức hợp dưới lòng đất đã được tìm thấy trên khắp khu vực Cappadocia.

Đó là những ngôi nhà của người Hittite, tức người Anatolia cổ đại. Phía trên nhà của họ giống như miệng giếng, bên dưới thì mở rộng ra, có lối vào cho gia súc, nhưng người ta thì xuống nhà bằng thang. Cả gia đình sống trong nhà cùng với đàn dê, cừu, gia súc và chim muông.

Di sản văn hóa thế giới ở thổ nhĩ kỳ năm 2024

Một dự án cải tạo tầng hầm đã dẫn đến khám phá khảo cổ học để đời: thành phố ngầm Derinkuyu, nơi chứa 20.000 người

bigthink.com

Di sản văn hóa thế giới ở thổ nhĩ kỳ năm 2024

Các đường hầm trong thành phố dưới lòng đất ở Cappadocia mở cửa cho du khách tham quan

dailysabah.com

Bên trong các thành phố này giống như mê cung, với những lối đi có thể bịt kín bằng những cánh cửa đá lớn, cao khoảng một mét, có một cái lỗ ở trung tâm để có thể nhìn trộm. Ở một số thành phố có những lỗ thủng trên trần nhà, dùng để tấn công kẻ thù bằng giáo.

Những nhà thờ đen ẩn trong vách đá

Đó là Karanlık Kilise, khu định cư Cơ đốc giáo ở vùng Göreme. Những thế kỷ đầu tiên sau khi Chúa Jesus chào đời, các ẩn sĩ đã ẩn dật trong những hang động tự nhiên hoặc họ đào vào vách đá để tạo ra những ngôi nhà. Thế rồi, sau nhiều năm hình thành các tòa nhà bằng đá ở dưới và trên mặt đất để trở thành một thành phố. Từ năm 642, người Ả Rập bắt đầu xâm lược khu vực này, sau đó là người Byzantine. Đến thế kỷ thứ 11, có khoảng 3.000 nhà thờ chạm khắc trên đá. Các nhà thờ rất đơn giản và hiếm khi hoặc không bao giờ được trang trí.

Di sản văn hóa thế giới ở thổ nhĩ kỳ năm 2024

Thung lũng chim bồ câu ở Cappadocia

turkeytraveljournal.com

Trái ngược với các thành phố dưới lòng đất là những lâu đài ở Uçhisar và Ortahisar, trên những mỏm đá cao từ 60 đến 90 mét, có nhiều lối đi vào các phòng, chứa được khoảng 1.000 người.

Ngày nay, các thành phố ngầm ở khu vực Cappadocia đã là Di sản thế giới, hằng năm thu hút hàng triệu khách tham quan, đem lại nguồn thu khổng lồ cho Thổ Nhĩ Kỳ.