Vì sao phải đảm bảo nguyên tắc giáo dục

Có thể nói giáo dục đối với người khuyết tật là những hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của người khuyết tật, giúp họ có được kiến thức, tri thức, phẩm chất đạo đức, đồng thời hình thành và phát triển nhân cách.

Cũng như nhiều chế độ khác mà pháp luật quy định đối với người khuyết tật, giáo dục đối với người khuyết tật cũng được thực hiện theo các nguyên tắc cơ bản.

Thứ nhấtnguyên tắc đảm bảo các nguyên tắc giáo dục chung

Giáo dục trẻ khuyết tật là một bộ phận trong hệ thống giáo dục. Do đó việc giáo dục người khuyết tật cũng phải tuân theo những nguyên tắc chung của giáo dục. Cụ thể là những nguyên tắc:

– Nguyên tắc thống nhất giữa trình độ học vấn và quá trình giáo dục

– Nguyên tắc đảm bảo tính khóa học của nội dung giáo dục và dạy học

– Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức

– Nguyên tắc phù hợp với độ tuổi

– Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và kế thừa

– Nguyên tắc đảm bảo tính phát triển

Xem thêm: Phân tích nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng cộng sản Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Thứ hai, nguyên tắc tôn trọng sự khác biệt

Không may mắn nhưng những người khác, người khuyết tật là những người có khiếm khuyết về cấu trúc hoặc các chức năng cơ thể hoạt động không bình thường dẫn đến gặp những khó khăn nhất định và không thể theo được chương trình giáo dục phổ thông nếu không được hỗ trợ đặc biệt về phương pháp giáo dục và những trang thiết bị trợ giúp cần thiết.

Theo đó, nguyên tắc tôn trọng sự khác biệt là dựa trên quy luật về sự đa dạng, khác biệt của mỗi người trong xã hội. Trong giáo dục người khuyết tật, nguyên tắc giáo dục này giúp cho những người khuyết tật hiểu rõ về những khác biệt của bản thân để từ đó có ý thức trách nhiệm với bản thân, có phương pháp hòa nhập xã hội. Giáo dục người khuyết tật phải tuân theo nguyên tắc này để người khuyết tật trở nên tự tin hơn trong việc thể hiện mình trong các hoạt động.

Nguyên tắc giáo dục tôn trọng sự khác biệt đảm bảo rằng mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp hình thức giáo dục người khuyết tật cần phải thích ứng với những khác biệt của cá nhân và đảm bảo cho sự tôn trọng những khác biệt ấy.

Thứ ba, nguyên tắc giáo dục trẻ khuyết tật dựa vào cộng đồng

Một trong những yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình phát triển, cũng như giáo dục đối với người khuyết tật đó là môi trường sống. Môi trường sống ở đây bao gồm cả yếu tố tự nhiên, yếu tố xã hội, yếu tố kinh tế như: Vị trí địa lý, địa hình, môi trường, khí hậu, đường giao thông, phong tục tập quán, trình độ dân trí, nhận thức của cộng đồng đối với trẻ khuyết tật, sự phát triển của y tế, giáo dục, sự quan tâm của chính quyền địa phương và các đoàn thể đối với người khuyết tật, kinh tế của gia đình, của địa phương, các phương tiện, tiện ích xã hội của cộng đồng. Từ đó có thể thấy, môi trường sống có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của người khuyết tật.

Nguyên tắc giáo dục dựa vào cộng đồng đảm bảo rằng, người khuyết tật được học tập tại nơi người đó sinh sống. Môi trường giáo dục cộng đồng sẽ giúp người khuyết tật có những cơ hội tốt nhất để thích ứng, được chấp nhận và hòa nhập. Nguyên tắc giáo dục này đòi hỏi những nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục người khuyết tật phải dựa trên nền tảng cơ sở của cộng đồng.

Nguyên tắc này cũng chỉ ra mối liên hệ, sự ảnh hưởng của văn hóa làng xã, quê hương đối với mỗi cá nhân. Người khuyết tật sẽ dễ dàng hiểu biết hơn về cộng đồng, chấp nhận và tuân theo những quy ước làng xã ở chính nơi các em được sinh ra (yếu tố tác động văn hóa), do vậy, các em sẽ hòa nhập tốt hơn vào cuộc sống cộng đồng. Bà con, hàng xóm là những người hiểu, dễ chia sẻ với người khuyết tật và gia đình người khuyết tật. Họ có thể dành thời gian, công sức và có trách nhiệm thường xuyên đối với người khuyết tật. Huy động mọi thành phần xã hội, đặc biệt là gia đình người khuyết tật tích cực tham gia giáo dục để tăng tối đa khả năng hòa nhập cộng đồng là ý nghĩa quan trọng của nguyên tắc này.

Xem thêm: Nguyên tắc áp dụng pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật?

Thứ tư, Nguyên tắc tổ chức hoạt động giáo dục linh hoạt, phù hợp và dựa vào mặt mạnh của người khuyết tật.

Người khuyết tật có khả năng, nhu cầu sở thích riêng. Giáo dục người khuyết tật không thể thành công nếu tổ chức các hoạt động giáo dục một cách đồng loạt, đại trà. Phải dựa vào trẻ và những đặc điểm riêng để hướng các hoạt động đạt hiệu quả cao nhất. Trong giáo dục người khuyết tật.

Mỗi một người khuyết tật sẽ có những nhu cầu đặc trưng, đồng thời mỗi trẻ đều có đặc điểm, nhu cầu cá nhân. Việc tính đến đặc điểm đó cho phép thu hút học sinh khuyết tật tham gia tích cực hơn vào quá trình học tập.

Việc tổ chức các hoạt động học tập cho người khuyết tật dựa trên mặt mạnh của họ để tạo điều kiện cho người khuyết tật thành công hơn trong học tập. Những khiếm khuyết về thể chất, tinh thần hay giác quan đã làm hạn chế năng lực tiến hành học tập của người khuyết tật. Nhà giáo dục không chỉ nhìn vào đặc điểm khiếm khuyết của trẻ mà phải chỉ ra cơ thể, khả năng thay thế bù trừ chức năng trong quá trình học tập của học sinh. Quá trình giáo dục người khuyệt tật phải nhận ra những năng lực bù trừ đó và tổ chức, tạo cơ hội cho học sinh sử dụng tối đa những năng lực còn lại như là điểm mạnh để tiến hành các hoạt động học tập.

Những người làm công tác giáo dục người khuyết tật cần hiểu rõ đặc điểm của mỗi học sinh, những tác động có thể ảnh hưởng tới khả năng tiếp nhận thông tin của các em, từ đó đưa ra những hình thức, phương pháp giáo dục phù hợp với từng trẻ khuyết tật. Nếu các hoạt động học tập không được tổ chức một cách linh hoạt, phù hợp với mỗi cá nhân trẻ thì sẽ không mang lại kết quả hoặc thậm chí cho kết quả tiêu cực.

Thứ năm, Nguyên tắc can thiệp giáo dục sớm.

Trong suốt quá trình giáo dục, thì những năm tháng đầu tiên là khoảng thời gian rất cần thiết để học hỏi. Đây là giai đoạn trẻ học hỏi thông qua các mối quan hệ với sự vật hiện tượng. Đặc biệt sự ảnh hưởng quan trọng từ mối quan hệ gắn bó giữa trẻ và người chăm sóc đối với sự phát triển tâm lí và nhận thức sau này của trẻ. Can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật giúp các em hình thành những kĩ năng thích nghi, kĩ năng xã hội và giao tiếp. Trải nghiệm sớm và kinh nghiệm thực tiễn trong cuộc sống sẽ giúp trẻ khuyết tật giảm bớt những rào cản cho cuộc sống độc lập và hòa nhập sau này.

Can thiệp sớm sẽ làm giảm thiểu những khó khăn do khuyết tật gây nên, đồng thời, tăng cường những mặt phát triển của trẻ bị trì trệ, giúp cho quá trình phát triển đúng hướng. Nếu để kéo dài không can thiệp, sự trì trệ hay phát triển lệch hướng sẽ ảnh hưởng lớn tới sự phát triển toàn diện của trẻ sau này.

Xem thêm: Nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong quản lý hành chính nhà nước

Nguyên tắc này cho thấy sự can thiệp giáo dục sớm là sự can thiệp giáo dục ngay sau khi phát triển khuyết tật càng sớm càng tốt. Đây là những tác động có chủ đích, có kế hoạch, có phương pháp của nhà giáo dục nhằm tạo ra những cơ hội thuận lợi để trẻ khuyết tật không bị phát triển gián đoạn hoặc bị phát triển lệch hướng. Thông thường quá trình can thiệp sớm được tiến hành cho trẻ ở giai đoạn từ 0 đến 3 tuổi là hiệu quả nhất. Trẻ khuyết tật càng được phát triển sớm, can thiệp sớm thì quá trình giáo dục càng đạt hiệu quả cao

Vì sao phải đảm bảo nguyên tắc giáo dục

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

 Thực hiện công tác giáo dục cho người khuyết tật theo những nguyên tắc cơ bản trên sẽ đem lại những hiệu quả tích cực trong giáo dục đối với người khuyết tật, giúp họ phát triển nhận thức, tri thức và hòa nhập nhanh chóng với cộng đồng và xã hội.

Những kiến thức đầu đời đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách và phát triển năng lực tư duy của trẻ. Chính vì vậy giáo dục mầm non cũng có những nguyên tắc riêng của nó để đảm bảo có một phương pháp giáo dục trẻ toàn diện. Bài viết duới đây của sẽ chỉ ra 8 nguyên tắc giáo dục mầm non có vai trò quan trọng như thế nào trong quá trình giảng dạy của các cô giáo mầm non là bước đệm đầu tiên cho bé quen với việc đến trường, bước vào giai đoạn giáo dục tiếp theo

Vì sao phải đảm bảo nguyên tắc giáo dục
NGUYÊN TẮC GIÁO DỤC MẦM NON

Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích

Bất cứ phương pháp nào thì việc chăm sóc trẻ, các chương trình giáo dục phải đảm bảo được mục tiêu do Bộ GD&ĐT ban hành về chăm sóc cũng như giáo dục trẻ mầm non. Nội dung của nguyên tắc đảm bảo việc xây dựng mẫu người mà giáo dục đã đề ra.

Phải đảm bảo ý nghĩa chính trị- xã hội, giáo dục tư tưởng và đạo đức đối với các loại hình hoạt động xã hội và các mối quan hệ mà học sinh tham gia, luôn xác định những định hướng, tư tưởng và động cơ đúng đắn cho học sinh để tích cực tham gia các hoạt động, các mối quan hệ xã hội nhằm tự giác rèn luyện bản thân theo mục đích giáo dục.
Bên cạnh đó phát huy vai trò Đoàn, Đội và các tập thể học sinh trong công tác giáo dục.

Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện

Nguyên tắc thứ hai này đòi hỏi sự quan sát và chú ý của giáo viên đến trẻ nhiều nhất vì như thế mới có thể chăm sóc, giáo dục và hướng dẫn cho trẻ phát triển một cách toàn diện, hài hòa về cả thể chất lẫn tinh thần. Từ đó rèn luyện cả về mặt tư duy và đạo đức.

Vì sao phải đảm bảo nguyên tắc giáo dục
NGUYÊN TẮC GIÁO DỤC MẦM NON


Phải khắc phục những biểu hiện của lối giáo dục, tách rời công tác giáo dục của nhà trường với các phong trào chính trị- xã hội của nhân dân.

Nguyên tắc kết hợp chặt chẽ giữa chăm sóc và giáo dục

Đây chính là yếu tố quan trọng giúp trẻ sau này hình thành thói quen làm việc nhóm và thích nghi với bất kì mối quan hệ nhóm nào để làm việc chung.

Dậy cho con những kĩ năng cơ bản có thể chăm sóc, giáo dục và hướng dẫn cho trẻ phát triển một cách toàn diện, hài hòa về cả thể chất lẫn tinh thần. Phương pháp giáo dục mầm non chính là dậy cho trẻ những kỹ năng cơ bản của một con người như: Bé tự ăn, tự đi vệ sinh, tự mặc quần áo … Bé sẽ tự làm và giáo viên sẽ chỉ là người hướng dẫn.

Nguyên tắc giáo dục trẻ làm việc theo nhóm

Mỗi một đứa trẻ là một tính cách khác nhau, cách thức làm việc cũng như tư duy sáng tạo cũng khác nhau cần được kết hợp chúng thành một nhóm với nhau sao cho chúng tự biết điều tiết cái hạn chế của mình và phát huy cái tốt của bản thân để cùng nhau làm việc một cách hiệu quả.

Trong quá trình học tập trẻ tích luỹ những kinh nghiệm xã hội của bản thân trong hoạt động và giao lưu với những người xung quanh. Nhà trường cần hình thành những quan hệ xã hội nhất định giúp học sinh khắc phục khó khăn trong việc thực hiện những quan hệ đó và biến những kinh nghiệm xã hội thành kinh nghiệm cá nhân của học sinh.

Nguyên tắc nhà trường và gia đình cùng giáo dục

Với trẻ mầm non, cô giáo cũng như một người mẹ thứ 2 nuôi dưỡng chúng vì thế giáo viên nên phối hợp chặt chẽ với gia đình của trẻ, nhận thấy được những hạn chế cũng như những mặt tích cực của trẻ để trao đổi về phương pháp,đưa ra cách tốt nhất để giúp trẻ. Lúc này trách nhiệm của cô giáo mầm non và phụ huynh bé có vai trò tương đương.

Nguyên tắc linh hoạt trong giảng dạy và giáo dục mầm non

Giáo dục mầm non là sự kết hợp giữa truyền đạt tri thức và các hoạt động vui chơi, múa hát để từ đó hình thành nên một môi trường , vui vẻ năng động sáng tạo, thoải mái cho trẻ.

Do vậy trong quá trình giảng dạy có thể thêm, bớt đan xen các hình thức giáo dục vừa đảm bảo có hiệu quả và đảm bảo được mục tiêu giáo dục ban đầu đề ra.

Nguyên tắc cô giáo chủ đạo – trẻ hoạt động tích cực

Nguyên tắc này cô giáo chỉ đóng vai trò hướng dẫn còn trẻ sẽ tự tìm hiểu về các môi trường, hiện tượng xung quanh mình theo lời của cô. Trẻ sẽ tự chủ động bao nhiêu thì sự hiểu biết của trẻ càng được cải thiện. Đây chính là nguyên tắc vững vàng và tích cực nhất trong giáo dục mầm non.

Nguyên tắc khơi dậy niềm đam mê của trẻ

Đây là nguyên tắc quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách. Bởi mỗi đứa trẻ lại có một đam mê và sự phát triển khác nhau. Nguyên tắc giáo dục mầm non này đòi hỏi sự nắm bắt tâm lí – là điểm mấu chốt và khơi dậy niềm đam mê của trẻ.

Kết luận

Bậc học đầu đời của mỗi con người chính là trường mầm non. Những kiến thức đầu đời đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách và phát triển năng lực tư duy của trẻ. Bởi vậy mà 8 nguyên tắc giáo dục mầm non trên đây là rất quan trọng trong quá trình giảng dạy của các cô giáo mầm non là bước đệm đầu tiên cho bé quen với việc đến trường, bước vào giai đoạn giáo dục tiếp theo.