Vì sao phải viết văn hay

1. Ý tưởng – bài văn hay mang lại một thông điệp rõ ràng cho người đọc
Ý tưởng được ví như trái tim của một đoạn văn, một bài viết. Ý tưởng là chủ đề chính để dẫn dắt toàn bộ câu chuyện hay bài viết. Ý tưởng ở đây có thể là một bài viết, một ý kiến, một sự thật hay một câu chuyện.
Một bài văn hay cần phải:
– Rõ ràng và đi vào trọng tâm – Có sự mới mẻ, không sao chép – Được phát triển hợp lý và bổ sung bằng nhiều chi tiết, luận điểm

Ví dụ: Once upon a time, there was a boy who didn’t want to grow up… (Ngày xửa ngày xưa, có một cậu bé không muốn trở thànngười lớn…)


Bạn có thể hỏi con:
– Thông điệp con muốn truyền tải là gì? Con muốn độc giả biết được điều gì thông qua bài văn của mình? – Thông điệp của con có rõ ràng không? Làm sao độc giả có thể hiểu được ý chính của bài viết? – Con đã thêm vào những chi tiết, ví dụ nào để phát triển ý chính?

– Điều gì làm nên sức hấp dẫn, sự khác biệt cho thông điệp, câu chuyện của con?

2. Bố cục – bài văn hay phải có bố cục hợp
Bố cục là cấu trúc của một bài viết, sắp xếp thứ tự các ý một cách logic và hợp lý tuỳ theo mục đích của tác giả. Nếu như ý tưởng là thông điệp của bài viết, thì bố cục là mạch viết giúp người đọc dần dần hiểu được thông điệp đó.
Một bài văn hay cần phải:
– Chặt chẽ, có mở bài, thân bài và kết luận – Sắp xếp theo thứ tự hợp lý – Chuyển tiếp giữa các ý một cách logic, trôi chảy

Ví dụ: “If you want to form a band, the FIRST THING you have to do is find your musicians. SECOND, you need to choose a name. THIRD, you need to practice a lot…” (Nếu các bạn muốn thành lập một ban nhạc, thì việc ĐẦU TIÊN là phải tìm được nhạc công. SAU ĐÓ, bạn phải nghĩ cho nhóm một cái tên, và CUỐI CÙNG, bạn phải luyện tập thật nhiều…)


Bạn có thể hỏi con:
– Bài viết của con có được sắp xếp hợp lý không? – Người đọc có thể biết được đâu là mở bài, đâu là thân bài, đâu là kết luận không? – Con mở đầu bài viết như thế nào?

– Con kết thúc bài viết như thế nào?

3. Từ ngữ – bài văn hay là bài viết biết đặt đúng từ ngữ, đúng nơi, đúng lúc để truyền tải đúng thông điệp của tác giả
Từ ngữ là cách lựa chọn từ đưa vào bài viết, từ ngữ chính xác, giàu sức gợi có thể tác động đến cảm xúc của người đọc.
Một bài văn hay cần phải:
– Cụ thể, chính xác, tránh dùng những từ chung chung, mơ hồ – Có tính miêu tả, có sức gợi – Dùng những động từ mạnh

Ví dụ: Thay vì viết “I liked the song because it was pretty and stuff.” (Tôi thích bài hát này vì đại loại nó rất hay.), học sinh nên viết: “The song’s lyrics and catchy verse really moved me” (Nội dung và ca từ bài hát này thực sự làm tôi cảm động).


Bạn có thể hỏi con:
– Con nên sử dụng những từ ngữ như thế nào để bài viết thuyết phục hơn? – Con có sử dụng những từ ngữ có tính miêu tả không? Con muốn người đọc ghi nhớ những từ nào, có được những cảm xúc gì từ những từ đó?

– Con có cần viết ra tất cả các từ hay không? Từ nào con thể bỏ đi mà không làm ảnh hưởng đến nội dung và cảm xúc của bài viết

4. Diễn đạt – bài văn hay được diễn đạt mạch lạc và mượt mà
Cách diễn đạt sẽ tạo nên ngữ điệu và sự trôi chảy của ngôn ngữ , cách sắp xếp các từ ngữ, câu văn sao cho mượt mà, êm tai sẽ hấp dẫn và lôi cuốn người đọc.
Một bài văn hay cần phải:
– Nghe trôi chảy và mượt mà khi đọc to bài viết – Sử dụng câu từ và cấu trúc đa dạng (cách mở đầu, kiểu câu, độ dài mỗi câu) – Mạch viết trôi chảy, nhịp nhàng, giàu âm điệu

Ví dụ: Thay vì “I like Big Bang. I went to their concert. I have three of their T-shirts.” (Tôi thích ban nhạc Big Bang. Tôi đi xem buổi biểu diễn của họ. Tôi có đến 3 chiếc áo thun của họ.), học sinh nên viết: “My favorite band is Big Bang. Last summer, my best friend and I went to their concert when they came to Saigon. I love them so much, that when they came, I saved up two months of allowance so I could buy three souvenir T-shirts there!” (Big Bang là ban nhạc mà tôi yêu thích nhất. Mùa hè vừa qua, khi họ có dịp đến Sài Gòn, tôi cùng bạn thân đã đến để xem họ biểu diễn. Tôi thích Big Bang đến nỗi đã dùng hai tháng tiền tiết kiệm của mình để có thể mua được 3 chiếc áo thun của họ ngày hôm đó!).


Bạn có thể hỏi con:
– Con có cố gắng mở đầu mỗi câu theo nhiều cách khác nhau không? Câu của con đã hoàn chỉnh chưa? – Khi đọc to lên bài viết của con nghe như thế nào? - Câu con viết đã hoàn chỉnh chưa?

– Bài văn của con đã có âm điệu, có những từ tượng thanh, tượng hình hay những “hiệu ứng âm thanh” khác chưa? Con có thể cải thiện bài viết như thế nào?

5. Giọng văn – bài văn hay là bài văn kết nối được với cảm xúc, trái tim độc giả
Giọng văn là cá tính của người viết, là “ma thuật” thể hiện cảm xúc, quan điểm, tính cách, cái tôi của tác giả.
Một bài văn hay cần phải:
– Xây dựng được mối liên hệ chặt chẽ giữa người đọc và người viết – Thể hiện quan điểm, tính cách, cảm xúc của người viết

Ví dụ: Thay vì viết “I liked Evan’s musical performance last night. He must spend a lot of time practicing.” (Tôi thích buổi biểu diễn của Evan tối qua, hẳn là anh ấy phải tốn nhiều thời gian luyện tập lắm.), học sinh nên viết “Evan rocked his piano solo last night. All those days and nights of drilling hunched over his keyboard have really paid off.” (Evan thực sự đã gây ấn tượng mạnh mẽ qua phần trình diễn của mình tối qua. Dường như những ngày luyện tập bền bỉ trên những phím đàn của anh ấy đã được đền đáp.)


Bạn có thể hỏi con:
– Giọng điệu con đang sử dụng có phù hợp với mục đích bài viết không? – Liệu người đọc có cùng chung cảm xúc với con không?

– Con nghĩ người đọc sẽ đoán con là người có tính cách như thế nào?

6. Ngữ pháp – bài văn hay là bài văn không mắc lỗi ngữ pháp hay sai chính tả
Ngữ pháp là những quy tắc quan trọng mà một bài viết cần tuân theo, bao gồm (nhưng không giới hạn) lỗi chính tả, cấu trúc các đoạn, dấu câu, văn phạm, và cả những quy tắc viết thường – viết hoa.
Một bài văn hay cần phải:
– Không có lỗi chính tả – Viết hoa, đặt dấu câu đúng nơi đúng chỗ – Không sai văn phạm, không sai các nguyên tắc sắp xếp, các thì, thể, dạng trong câu

Ví dụ: Học sinh không nên viết: “Imagine is very good its my favorite song by John Lennon” (Imagine rất hay là bài hát tôi thích nhất của John Lennon), thay vào đó hãy viết: “’Imagine’ is very good. It’s my favorite song by John Lennon.” (“Imagine” rất hay, và đó là bài hát mà tôi thích nhất của John Lennon.)


Bạn có thể hỏi con:
– Con đã đặt tiêu đề cho bài viết chưa? – Con đã viết hoa những chỗ cần viết hoa chưa?

– Con đã kiểm tra lỗi chính tả chưa?

(+1). Trình bày
Trình bày là sự kết hợp giữa yếu tố hình ảnh và câu chữ trong bài viết. Đó là cách người viết thể hiện hoặc trình bày bài viết của mình trên giấy: sự căn chỉnh cân đối, chữ viết, khoảng cách giữ các đoạn văn, căn lề trái phải…
Một bài văn hay cần phải:
– Viết chữ to, rõ, dễ đọc (hoặc chọn phông chữ phù hợp) – Được canh chỉnh hợp lý, bố trí đẹp mắt – Có các hình ảnh, bảng biểu minh hoạ

Ví dụ:

Không phải thế này                                                                                    mà là thế này

Vì sao phải viết văn hay
                                                                           
Vì sao phải viết văn hay

Bạn có thể hỏi con:

Trong bối cảnh hiện nay, không thể phủ nhận người viết trẻ có rất nhiều thuận lợi khi sáng tác, in ấn, quảng bá tác phẩm và kết nối với bạn đọc. Điều đó tạo nên không khí sôi nổi, tự do, giúp người viết phát huy tối đa tài năng, sáng tạo. Tuy nhiên, không ít cây bút vì lợi thế tự do mà sa vào tùy tiện và sự ích kỷ cá nhân, làm rạn vỡ bản chất nhân văn của văn chương. Theo nhận định từ giới chuyên môn, hiện tượng này không chỉ xuất hiện ở Việt Nam mà còn mang tính cảnh báo với văn học thế giới. 

Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều nhấn mạnh, hãy để văn chương là sự tự do và tự thân. Nghĩa là, khi người viết có nhu cầu, có sự thôi thúc để cầm bút thì trước hết họ phải trở thành nhà văn của một bạn đọc, đó chính là bản thân mình. Họ phải suy nghĩ, đối thoại để nhìn thấy mình, không ngừng trang bị kiến thức, đào sâu tư duy, nâng cao nhận thức, tư tưởng, cảm xúc nhân văn trong trang viết. Sự đa dạng sẽ mang đến sự tự thân và đôi khi có những đột phá bất ngờ. Thực tế cho thấy, không ít nhà văn đang làm những công việc khác biệt hoàn toàn với nghề chữ nghĩa, nhưng họ vẫn mang đến các tác phẩm đáng đọc. Khi người viết cảm thấy thật sự cần phải viết, chắc chắn sẽ viết nên những tác phẩm có giá trị.

Nhà thơ Trần Đăng Khoa cho biết, từ khi anh còn là một đứa trẻ đã cảm thấy sự thôi thúc từ bên trong nội tâm mình. Vì sao viết? Là vì không thể không viết! “Thần đồng” thơ cho rằng, đa số người cầm bút đều có khát vọng, nhưng đòi hỏi cao hơn đó là phải có một tiếng nói mạnh mẽ, thiết tha bật ra với thế giới bên ngoài. Cuộc gặp gỡ giữa cá nhân với đời sống, nhân dân, rồi quay về bản thể sẽ buộc nhà văn phải nói, phải viết, phải trút ra, như cần phải thở. Không có niềm thôi thúc đặc biệt đó, có viết ngòi bút cũng “bở” ra ngay!

Những năm gần đây, có không ít người viết trẻ tạo được dấu ấn đẹp trên văn đàn. Thí dụ tác giả Nguyễn Bình với bản dịch tiếng Anh kiệt tác “Truyện Kiều” từng đoạt Giải Tác giả Trẻ của Hội Nhà văn Việt Nam đã khiến giới chuyên môn và bạn đọc cảm phục, xúc động trước khả năng văn chương và ý thức giữ gìn, lan tỏa văn hóa truyền thống dân tộc. Hoặc tại Hội nghị lần này, đại biểu trẻ nhất là Trần Phú Minh Anh sinh năm 2007, đang là học sinh THPT tại thành phố Hồ Chí Minh đã sớm xuất hiện chững chạc, cá tính với các chùm tác phẩm thơ, truyện ngắn trên ấn phẩm Viết và Đọc của Nhà xuất bản Hội Nhà văn. Ở đó, bạn đọc cảm nhận được vẻ đẹp của tư duy, tinh thần nhân văn được trình bày bằng ngôn ngữ, cách thức tươi mới, sáng tạo, góp phần khẳng định có một thế hệ trẻ không chỉ tài năng mà còn có tư thế, thái độ đầy trách nhiệm.

Trong bức tranh sôi động của văn học trẻ hiện nay, dễ bắt gặp những cây bút ở tuổi đôi mươi nhưng đã xuất bản nhiều tác phẩm, đoạt giải thưởng văn học... Song, họ thật sự còn thiếu điều gì, cần hỗ trợ những gì, để mọi niềm đam mê, khát vọng được thăng hoa, để có thể khỏa lấp những khoảng trống về đề tài, trách nhiệm người cầm bút đối với thời đại thì cần thiết có những cuộc gặp gỡ, hội thảo, tọa đàm... để cùng hướng họ đến một câu hỏi chung. “Vì sao chúng ta viết?” là chủ đề mang đến sự khơi gợi, sẻ chia, thậm chí là cảnh báo cho mục đích, đam mê, khát vọng của người viết trẻ.

Ở bất cứ thời đại nào, họ cũng buộc phải trả lời được câu hỏi này. Nếu chỉ coi văn chương như một cuộc dạo chơi, thử sức, hơn thua... cộng với sự hời hợt, ích kỷ, vụ lợi... thì chắc chắn người viết không thể vững bước trên chặng đường đầy gian nan đó. Cùng một câu hỏi, sẽ có nhiều câu trả lời khác nhau tại Hội nghị Những người viết văn trẻ toàn quốc lần thứ 10 và điều đó góp phần phác họa chân dung thế hệ tác giả trẻ hôm nay trong chính cách họ lên tiếng, phản biện, đề xuất những vấn đề trong thời đại của mình.