Dự phòng nợ phải thu khó đòi là gì

Nếu bạn đang tìm hiểu về cách hạch toán dự phòng phải thu khó đòi như thế nào? Thì bài viết này Công ty Luật ACC sẽ chia sẻ đến bạn những nội dung về dự phòng phải thu khó đòi và cách hạch toán dự phòng phải thu khó đòi nhé.

Dự phòng nợ phải thu khó đòi là gì
Cách hạch toán dự phòng phải thu khó đòi

Để hiểu rõ hơn về hạch toán dự phòng phải thu khó đòi thì chúng ta hãy tìm hiểu xem dự phòng phải thu khó đòi là gì nhé.

Khoản 3, Điều 2 Thông tư 48/2019/TT-BTC quy định như sau: “Dự phòng nợ phải thu khó đòi là dự phòng phần giá trị tổn thất của các khoản nợ phải thu đã quá hạn thanh toán và khoản nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng có khả năng không thu hồi được đúng hạn.”

2. Điều kiện, mức trích dự phòng phải thu khó đòi.2. Điều kiện, mức trích dự phòng phải thu khó đòi

– Doanh nghiệp phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, kèm theo các chứng cứ chứng minh các khoản nợ khó đòi trên. Trong đó:

2.1. Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán

Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, thì mức trích dự phòng như sau:

– 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm.

– 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.

– 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.

– 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên.

2.2. Đối với nợ phải thu nhưng chưa đến hạn thanh toán

Đối với nợ phải thu nhưng chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án hoặc đã chết…

– Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp.

3. Hạch toán dự phòng phải thu khó đòi

3.1. Nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này lớn hơn kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2293)

3.2. Nếu số dự phòng cần trích lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết

Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2293)

Có TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp

3.3. Đối với các khoản nợ phải thu khó đòi xác định là không thể thu hồi được

Kế toán thực hiện xóa nợ:

Nợ các TK 111, 112, 331, 334….(phần tổ chức cá nhân phải bồi thường)

Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2293)(phần đã lập dự phòng)

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (phần được tính vào chi phí)

Có các TK 131, 138, 128, 244…

3.4. Đối với những khoản nợ phải thu khó đòi đã được xử lý xóa nợ, nếu sau đó lại thu hồi được nợ

Nợ các TK 111, 112,….

Có TK 711 – Thu nhập khác.

3.5. Đối với các khoản nợ phải thu quá hạn được bán theo giá thỏa thuận

– Trường hợp khoản phải thu quá hạn chưa lập dự phòng:

Nợ các TK 111, 112 (theo giá bán thỏa thuận)

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (số tổn thất từ việc bán nợ)

Có các TK 131, 138,128, 244…

– Trường hợp khoản phải thu quá hạn đã lập dự phòng nhưng số đã lập dự phòng không đủ bù đắp tổn thất khi bán nợ:

Nợ các TK 111, 112 (theo giá bán thỏa thuận)

Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2293) (số đã lập dự phòng)

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (số tổn thất từ việc bán nợ)

Có các TK 131, 138,128, 244…

3.6. Trước khi doanh nghiệp Nhà nước chuyển thành công ty cổ phần

Khoản dự phòng sau khi bù đắp tổn thất, nếu được hạch toán tăng vốn Nhà nước:

Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2293)

Có TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu.

4. Một số câu hỏi thường gặp

Dự phòng nợ phải thu khó đòi là gì?

Dự phòng nợ phải thu khó đòi là dự phòng phần giá trị tổn thất của các khoản nợ phải thu đã quá hạn thanh toán và khoản nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng có khả năng không thu hồi được đúng hạn.

Chi phí khi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý là bao nhiêu?

Tùy thuộc vào từng hồ sơ cụ thể mà mức phí dịch vụ sẽ khác nhau. Hãy liên hệ với chúng tôi để biết một cách cụ thể.

Thời gian giải quyết là bao lâu?

Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà thời gian giải quyết sẽ khác nhau. Thông thường từ  01 đến 03 ngày làm việc, kể từ nhận được đầy đủ hồ sơ.

Khách hàng nên lựa chọn Công ty nào cung cấp dịch vụ  tư vấn pháp lý uy tín chất lượng?

ACC chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý nhanh chóng, chất lượng với giá cả hợp lý.

5. Dịch vụ của Công ty Luật ACC

Công ty Luật ACC là một trong những công ty chuyên cung cấp các dịch vụ pháp lý, kế toán, kiểm toán, thuế… uy tín hàng đầu Việt Nam. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc của các bạn bất cứ lúc nào, bất cứ đâu. Khi bạn sử dụng dịch vụ của ACC, chúng tôi sẽ thay bạn hoàn thành công việc từ a đến z. Công ty Luật ACC cam kết sẽ cung cấp dịch vụ có chất lượng tốt nhất với chi phí hợp lý. 

Hy vọng bài viết Cách hạch toán dự phòng phải thu khó đòi (Cập nhật 2022) sẽ giúp bạn biết được cách hạch toán dự phòng phải thu khó đòi. Cảm ơn các bạn đã luôn quan tâm và yêu mến Công ty Luật ACC.

Công ty Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn

– Tư vấn: 1900.3330

– Mail:

Trân trọng!