Văn bản luật có giá trị pháp lý như thế nào so với văn bản dưới luật

So sánh văn bản luật và văn bản dưới luật để chỉ rõ điểm giống và khác nhau cơ bản giữa hai loại văn bản quy phạm pháp luật này.

Các nội dung liên quan:

Sự giống nhau giữa văn bản luật và văn bản dưới luật

Văn bản luậtvăn bản dưới luật đều là những văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước ban hành theo trình tự, thủ tục và hình thức được pháp luật quy định.

Sự khác nhau giữa văn bản luật và văn bản dưới luật

Văn bản luật (Luật) Văn bản dưới luật
Thẩm quyền ban hành Văn bản luật là những văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội – cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nươc ban hành theo trình tự, thủ tục và hình thức được pháp luật quy định gồm hiến pháp, luật và bộ luật Văn bản dưới luật là những văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước ban hành theo trình tự, thủ tục và hình thức được pháp luật quy định bao gồm: pháp lệnh, nghị định, nghị quyết, lệnh, quyết định, thông tư
Hiệu lực pháp lý Có hiệu lực pháp lý cao nhất. Có hiệu lực pháp lý thấp hơn văn bản luật.

Bài viết đang được cập nhật…

Các tìm kiếm liên quan đến so sánh văn bản luật và văn bản dưới luật: phân biệt văn bản luật và văn bản dưới luật, ví dụ về văn bản luật và văn bản dưới luật, tại sao nói ngành luật hiến pháp là ngành luật chủ đạo trong hệ thống pháp luật việt nam, văn bản luật là gì, văn bản áp dụng pháp luật, văn bản quy pham pháp luật 2015, các văn bản dưới luật bao gồm, văn bản quy pham pháp luật là gì, các văn bản quy pham pháp luật,…

Tài liệuKiến thức môn học

Văn bản luật có giá trị pháp lý như thế nào so với văn bản dưới luật
Cập nhật 04/11/2021

Văn bản luật và văn bản dưới luật là gì? Hai loại văn bản này có điểm gì giống và khác nhau? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây:

Văn bản luật có giá trị pháp lý như thế nào so với văn bản dưới luật

Văn bản luật và văn bản dưới luật đều là văn bản do quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, trong đó quy tắc xử sự chung, hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ hội:

+ Do quan Nnước thẩm quyền ban hành.Tên gọi, nội dung trình tự ban hành văn bản được quy định cụ thể trong pháp luật.

+ chứa đựng những quy tắc xử sự chung (các quy phạm pháp luật)

+ Được áp dụng nhiều lần trong cuộc sống, trong mọi trường hợp khi có sự kiện pháp xảy ra.

+ Được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế.

  Văn bản luật Văn bản dưới luật
Thẩm quyền ban hành Văn bản luật là những văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội – cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nươc ban hành theo trình tự, thủ tục và hình thức được pháp luật quy định. Văn bản dưới luật là những văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước ban hành theo trình tự, thủ tục và hình thức được pháp luật quy định.
Hiệu lực pháp lý Có hiệu lực pháp lý cao nhất. Có hiệu lực pháp lý thấp hơn văn bản luật.
Phân loại Văn bản luật gồm hiến pháp, luật và bộ luật Văn bản dưới luật bao gồm: pháp lệnh, nghị định, nghị quyết, lệnh, quyết định, thông tư.

Xem thêm: So sánh văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính

Xem thêm: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật


 

LƯU Ý: Nội dung bài viết trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung bài viết trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách pháp luật. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email:

Văn bản dưới luật là gì, có những loại nào, đặc điểm ra sao? Văn bản dưới luật giống và khác gì so với văn bản luật. Luật Nguyễn Hưng sẽ giải đáp chi tiết các vấn đề này một cách ngắn gọn và dễ hiểu trong bài viết dưới đây.

Văn bản dưới luật là văn bản được các cơ quan có thẩm quyền ban hành theo đúng trình tự, thủ tục luật định. Văn bản dưới luật được ban hành để quy định cụ thể, chi tiết, hướng dẫn cho các văn bản luật và không được trái với quy định của các văn bản luật.

Văn bản luật có giá trị pháp lý như thế nào so với văn bản dưới luật
Văn bản dưới luật là gì?

Pháp lệnh được ban hành bởi Ủy ban thường vụ Quốc hội để quy định những vấn đề được Quốc hội giao.

Pháp lệnh được thông qua khi quá nửa tổng số thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành và có hiệu lực khi Chủ tịch nước ký lệnh công bố. Pháp lệnh là một văn bản quy phạm pháp luật, có đầy đủ các đặc điểm như: Được ban hành bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thể hiện ý chí của chủ thể ban hành, được đảm bảo bằng quyền lực nhà nước và mang tính bắt buộc thực hiện.

Nghị quyết là một trong những văn bản quy phạm pháp luật hiện nay, có nhiều cơ quan được phép ban hành nghị quyết với những mục đích và nội dung khác nhau. Tuy nhiên, vẫn phải đảm bảo đúng trình tự, thủ tục được quy định trong luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các luật khác liên quan.

Nghị quyết thường được ban hành với những nội dung như:

– Quốc hội ban hành nghị quyết để quy định: Tỷ lệ phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; thực hiện thí điểm một số chính sách mới thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội nhưng chưa có luật điều chỉnh hoặc khác với quy định của luật hiện hành,…

– Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành để giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh; hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân;…

– Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc Chính phủ với Đoàn chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam được ban hành để quy định chi tiết những vấn đề được luật giao.

– Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn việc áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử thông qua tổng kết việc áp dụng pháp luật, giám đốc việc xét xử.

– Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong văn bản quy phạm pháp luật cảu cơ quan nhà nước cấp trên;….

– Ngoài ra, Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã cũng được phép ban hành nghị quyết.

Sắc lệnh được hiểu như một mệnh lệnh, một văn bản do người đứng đầu nhà nước ban hành để quy định những điều quan trọng, cấp thiết, mang tính bắt buộc, khẩn cấp, thường được ban hành và áp dụng trong những hoàn cảnh đặc biệt.

Trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện nay được quy định tại luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì không có sắc lệnh. Tuy nhiên, có thể hiểu “Lệnh” của Chủ tịch nước ở khoản 4 Điều 4 luật này tương tự với sắc lệnh.

Nghị định là văn bản quy phạm pháp luật được Chính phủ ban hành để quy định chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước…. Ngoài ra còn được ban hành để quy định những quyền lợi và nghĩa vụ của người dân theo Hiến pháp và luật hiện hành.

Nghị định có vai trò quan trọng trong hệ thống văn bản pháp luật hiện nay, được Chính phủ ban hành theo trình tự, thủ tục luật định, mang tính bắt buộc và được đảm bảo thực hiện bởi nhà nước.

Quyết định được ban hành bởi nhiều cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Mỗi chủ thể khác nhau sẽ ban hành Quyết định với những nội dung và mục đích khác nhau.

– Quyết định của Chủ tịch nước, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, quyết định của Tổng kiểm toán nhà nước. (Quyết định có tính chất là văn bản quy phạm pháp luật)

– Quyết định của Ủy ban nhân dân các cấp. (Quyết định có tính chất là văn bản áp dụng pháp luật).

Thông tư được cơ quan có thẩm quyền ban hành với mục đích chính là giải thích, hướng dẫn cụ thể, chi tiết những quy định được giao trong luật, hoặc những văn bản mang tính chuyên môn, những văn bản thuộc phạm vi quản lý từng ngành.

Thông tư được ban hành bởi Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Bên cạnh đó còn có Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao; Thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Đều là văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Là văn bản được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong luật này. Quy định những quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được ban hành bởi cơ quan có thẩm quyền, được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng nhiều biện pháp.

Văn bản luật có giá trị pháp lý như thế nào so với văn bản dưới luật
So sánh văn bản luật và văn bản dưới luật

– Văn bản luật bao gồm: Hiến pháp, Luật và Bộ luật, được Quốc hội là cơ quan có quyền lực cao nhất ban hành, là văn bản mang tính pháp lý cao nhất và được ban hành theo trình tự, thủ tục quy định.

– Văn bản dưới luật bao gồm: Pháp lệnh, lệnh, nghị quyết, nghị định, quyết định, thông tư, được các cơ quan nhà nước ban hành theo trình tự, thủ tục quy định. Văn bản dưới luật mang tính pháp lý thấp hơn văn bản luật. Thường được dùng để cụ thể hóa, giải thích, hướng dẫn cho văn bản luật.

Sau khi xem hết bài viết ở trên của Luật Nguyễn Hưng, quý độc giả chắc hẳn đã hiểu được về các loại văn bản dưới luật và không bị nhầm lẫn với các loại văn bản luật nữa. Hy vọng bài viết đem đến cho quý độc giả những thông tin hữu ích và thiết thực nhất.