Upthrust bar là gì

Upthrust và Spring là 2 chiêu thức giao dịch của trader trên thị trường tài chính và đã có gần cả trăm năm tuổi. Bài viết dưới đây giúp giải thích Upthrust và Spring là gì, đồng thời hướng dẫn ứng dụng của nó cho anh em trader.

Upthrust và Spring là gì?

Upthrust và Spring là những false breakout tại một vùng hỗ trợ hay kháng cự giá nào đó và khiến các trader giao dịch theo trường phái breakout có thể thua lỗ nhanh chóng. Giá sau khi đi về 1 hướng vào lúc ban đầu, thì thường sẽ đi ngược lại vào đoạn cuối của phiên giao dịch, khiến cho các trader đi theo xu hướng ở thời điểm trước bị mắc kẹt. Trong đó:

  • Spring là tên gọi của false breakout xuống phía dưới của một vùng hỗ trợ, có nghĩa là giá đi xuống trước, sau đó quay ngược lên. Trader nào lỡ bán ra trước sẽ kẹt lệnh.
  • Upthrust là tên gọi của false breakout lên phía trên của một vùng kháng cự, có nghĩa là giá đi lên trước, sau đó quay xuống trở lại. Trader nào lỡ mua vào trước sẽ kẹt lệnh.

Upthrust bar là gì

Cách giao dịch với Upthrust và Spring ra sao?

Upthrust và Spring là phương pháp giao dịch nổi tiếng của Richard Wyckoff, người đã có nhiều lý thuyết trading rất hay và được giảng dạy như là lý thuyết trading căn bản ở nhiều nơi.

Chất lượng của Upthrust và Spring tùy thuộc vào vài vấn đề:

  • Mức độ bẫy, tức là độ dài của bóng nến falsebreak
  • Độ cứng của kháng cự / hỗ trợ, nơi xảy ra hiện tượng Upthrust / Spring
  • Khối lượng giao dịch của phiên tạo ra Upthrust / Spring

Một vài kịch bản có thể xảy ra khi kết hợp giữa mô hình Upthrust / Spring và khối lượng giao dịch của phiên tạo mô hình:

  • Bóng nến lớn và khối lượng lớn
  • Bóng nến lớn và khối lượng nhỏ
  • Bóng nến nhỏ và khối lượng lớn
  • Bóng nến nhỏ và khối lượng nhỏ

Trong các trường hợp trên thì ưu tiên bóng dài và khối lượng lớn ==> số lượng người bị bẫy và phải thoát lệnh ra nhiều hơn, dẫn đến lực đẩy theo hướng ngược lại (phe bán kẹt lệnh thì thoát lệnh phải mua vào, tạo lực đẩy lên; phe mua kẹt lệnh thì thoát lệnh phải bán ra, tạo lực đẩy xuống).

Upthrust bar là gì

Ứng dụng thêm cho Upthrust và Spring

Đặt dừng lỗ:

  • Dừng lỗ có thể đặt dưới đáy của Spring cho lệnh mua
  • Dừng lỗ có thể đặt trên đỉnh của Upthrust cho lệnh bán

Vùng chốt lời:

  • Nếu trong 1 giai đoạn đi ngang mà giá tạo Upthrust / Spring thì thường nó có thể retest lại vùng range đối diện

Upthrust bar là gì

CẢNH BÁO: Đầu tư vào các sản phẩm tài chính tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà có thể không phù hợp với một số nhà đầu tư. Do đó hãy cân nhắc kỹ lưỡng và làm chủ bản thân trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào cấu thành từ những nội dung tham khảo tại CryptoViet.com.

Giao dịch với Spring và Upthrust trong VSA

10/14/2021 • 12 phút đọc

Spring xảy ra khi giá phá vỡ 1 vùng hỗ trợ, nhưng sau đó nhanh chóng đi ngược lên tạo ra một false breakout. Nếu bán ra ngay khi thấy giá phá vỡ hỗ trợ, nhiều trader sẽ bị dính bẫy “bear trap”. Ngược lại, Upthrust hình thành khi giá false breakout 1 vùng kháng cự, nếu trader nào mua theo breakout, thì sẽ dính “bull trap”. Hãy cùng tìm hiểu cách sử dụng spring và upthrust trong VSA sao cho hiệu quả và tránh được các loại bẫy này.

Spring và Upthrust trong VSA (Volume Spread Analysis) là một trong các thiết lập giao dịch theo phương pháp này. Phương pháp này được phát triển dựa trên lý thuyết của phương pháp Wyckoff, với cốt lõi là phân tích khối lượng giao dịch và hành động của giá.

1. Spring và Upthrust trong VSA là gì?

Spring là một mẫu nến được hình thành ở một vùng hỗ trợ khi:

  • Giá giảm xuống dưới mức hỗ trợ nhưng sau đó tăng lại và đóng cửa mở mức cao hơn mức hỗ trợ (false breakout)
  • Tín hiệu theo sau đó nên là cây nến tăng
  • Không phải tất cả Pin bar tăng là Spring nhưng tất cả Spring đều là Pin bar tăng.

Ngược lại, Upthrust là mẫu nến hình thành tại vùng kháng cự, với đặc điểm:

  • Giá tăng vọt qua vùng kháng cự nhưng sau đó nhanh chóng giảm trở lại và đóng cửa dưới mức kháng cự (false breakout)
  • Tín hiệu theo sau là một cây nến giảm
  • Tất cả Upthrust đều là nến Pinbar giảm.

Dưới đây là một số ví dụ thực tế về Spring và Upthrust trong VSA trên biểu đồ:

Upthrust bar là gì

Mẫu nến Spring và Upthrust

Upthrust bar là gì

Spring hình thành ở vùng hỗ trợ trước đó

Upthrust bar là gì

Nếu trước đó chưa hình thành vùng hỗ trợ, thì cây nến xuất hiện không được tính là Spring

Upthrust bar là gì

Upthrust hình thành tại vùng kháng cự trước đó

Upthrust bar là gì

Các ví dụ về Spring và Upthrust trong VSA trên biểu đồ

Do bản chất là một cây Pinbar xuất hiện tại hỗ trợ và kháng cự nên không khó để hiểu rằng Spring và Upthrust trong VSA là các tín hiệu đảo chiều. Tuy nhiên, nếu áp dụng spring và upthrust trong VSA, chúng ta sẽ có một thiết lập đáng tin cậy hơn rất nhiều.

2. Bản chất của Spring và Upthrust trong VSA

Spring và Upthrust trong VSA là một ví dụ cụ thể nhất về “bear trap” – bẫy giảm giá và “bull trap” – bẫy tăng giá. Bởi vì giá phá qua mức hỗ trợ hoặc kháng cự thường dùng để báo hiệu sự tiếp tục của xu hướng. Nhưng trong thực tế, sự phá vỡ này lại đánh dấu sự kết thúc của xu hướng, dùng để “bẫy” những trader hành động vội vàng mà không chờ xác nhận.

Để xác định được sự phá vỡ đó là thật hay giả, chúng ta cần biết được sức mạnh của thị trường tại thời điểm đó bằng cách sử dụng khối lượng giao dịch.

Spring là hiện tượng giá đâm thủng mức hỗ trợ với khối lượng giao dịch ở mức thấp hoặc trung bình, chứ không phải là Breakout, vì nếu muốn Breakout thì giá phải đi kèm với một khối lượng giao dịch lớn.

Tương tự, Upthrust xuất hiện khi giá phá vỡ mức kháng cự với khối lượng giao dịch thấp hoặc trung bình.

Spring và Upthrust trong VSA chỉ cho thấy giá đang cố gắng phá vỡ và thất bại. Spring là 1 dấu hiệu quan trọng thể hiện sức mạnh tăng của giá (sign of strength), còn Upthrust thể hiện cho sức mạnh của thị trường giá giảm.

3. Các thiết lập thị trường để giao dịch với Spring

3.1. Spring và xu hướng

3.1.1. Trong 1 xu hướng tăng giá & Pullback

  • Khi Spring xuất hiện trong một xu hướng tăng, chúng ta vào lệnh mua.
  • Spring xuất hiện tại Vùng hỗ trợ mà trước đó là Kháng cự là một tín hiệu mua tuyệt vời
  • Spring xuất hiện tại các Mức thoái lui Fibonacci cũng hoạt động tốt

Upthrust bar là gì

Spring xuất hiện trong xu hướng tăng

Upthrust bar là gì

Spring trong xu hướng tăng và pullback

3.1.2. Spring trong xu hướng giảm

Trong một xu hướng giảm, khi tín hiệu Spring xuất hiện thì chúng ta cần Testing (kiểm tra) lại Spring đó trước khi mua.

Điều kiện

  • Hãy chắc chắn rằng xu hướng trước đó đã kết thúc
  • Bối cảnh thị trường: bối cảnh cực kỳ quan trọng, bạn nên tìm thấy các tín hiệu sức mạnh thị trường với các hiện tượng như Stopping Volume, Selling Climax hoặc kết thúc thị trường giảm (end of falling market)
  • Spring xuất hiện sau khi các điều kiện trên được xác nhận

Upthrust bar là gì

Spring trong xu hướng giảm cần đợi các tín hiệu xác nhận trước khi mua

Anh em nên tham khảo bài viết Test cung cầu trong VSA để hiểu hơn về Testing trong phương pháp này

3.2. Spring và Khối lượng giao dịch

3.2.1. Spring với khối lượng giao dịch thấp

Khối lượng giao dịch của Spring phải nhỏ hơn khối lượng của cây nến tại nơi mà trước đó giá tạo nên mức hỗ trợ. Khối lượng thấp cho thấy người bán đã kiệt sức và sau Spring loại này anh em có thể mua ngay lập tức.

Upthrust bar là gì

Spring với khối lượng giao dịch thấp

3.2.2. Spring với khối lượng giao dịch lớn

Trong xu hướng tăng, khối lượng giao dịch lớn cho thấy cầu đang tăng cao, nếu Spring xuất hiện trong trường hợp này cũng là một tín hiệu để mua ngay lập tức.

Còn nếu xu hướng hiện tại là giảm, thì khối lượng lớn cho thấy sự hiện diện của bên bán và có nhiều khả năng thị trường sẽ test lại spring ngay sau đó hoặc sau một vài điều chỉnh, anh em nên đợi đợt test diễn ra rồi mới quyết định mua hay không.

Có 2 tiêu chí phải được đáp ứng nếu muốn BUY trong đợt Test theo sau Spring.:

  • Trước hết, khối lượng giao dịch trong đợt test phải thấp hơn so với bản thân Spring. Nếu không, không có gì chứng minh được giá sẽ tăng và không nên mua.
  • Thứ hai, giá phải giữ ở mức cao hơn trong đợt test so với Spring

Nếu cả 2 tiêu chí này được đáp ứng thì ta có thể vào lệnh Buy trong đợt test của Spring. Ngay sau khi test, giá sẽ bắt đầu một đợt tăng mới.

3.3. Spring và Follow-through (Tín hiệu nến theo sau)

Tín hiệu nến như thế nào nên theo sau Spring? Đó là các tín hiệu nến tăng để xác nhận rằng thị trường đang thực sự bước vào, hoặc tiếp tục xu hướng tăng.

Nếu sau một Spring mà giá không tăng và chỉ dao động gần với mức thấp nhất của Spring thì có thể có gì đó không đúng đang xảy ra, có thể thị trường sẽ giảm xuống thay vì tăng lên như kỳ vọng.

Upthrust bar là gì

Tín hiệu nến theo sau Spring

3.4. Khi nào nên tránh giao dịch Spring

Anh em nên cân nhắc không nên giao dịch với Spring khi bối cảnh thị trường thay đổi, thể hiện qua hai trường hợp sau

3.4.1. Nguồn cung (Bên bán) đang chiếm ưu thế

Trong một xu hướng giảm mạnh với các cây nến giảm đi kèm Volume tăng cho thấy đang có nguồn cung lớn hơn so với nhu cầu, thì tỷ lệ thành công của Spring thấp hơn.

  • Động lượng (khối lượng) nên yếu dần khi giá tiếp cận mức hỗ trợ và Spring cho thấy sức mạnh => đây mới là bối cảnh thị trường tốt.
  • Nếu động lượng tăng khi tiếp cận hỗ trợ và tiếp theo là một tín hiệu Spring => bối cảnh thị trường không thể hiện sức mạnh và Spring không đáng tin cậy.

Upthrust bar là gì

Spring không hiệu quả khi khối lượng giao dịch tăng

Upthrust bar là gì

Spring trong bối cảnh phe mua chiếm ưu thế có độ tin cậy thấp

3.4.2. Sóng tăng cuối cùng (Last swing high)

Khoảng cách giữa mức Swing High (các sóng tăng liền nhau) hoặc các Swing Low (các sóng giảm liền nhau) gọi là Thrust.

  • Nếu Thrust tăng là dấu hiệu của xu hướng mạnh.
  • Nếu Thrust giảm là một dấu hiệu của xu hướng yếu.

Nếu khoảng cách giữa những con sóng tăng cuối cùng (last swing high) giảm thể hiện nhu cầu đang giảm, xác nhận bởi việc giá vẫn tăng nhưng khối lượng giảm -> Tỷ lệ thành công của Spring sẽ thấp hơn

Upthrust bar là gì

Khoảng cách các sóng tăng giảm dần cũng là bối cảnh không đáng tin cậy của Spring

3.4. Ví dụ giao dịch sử dụng Spring

Anh em có thể xem hai ví dụ đơn giản bên dưới để hiểu cách sử dụng Spring

Upthrust bar là gì

Cách giao dịch với Spring trong thị trường có xu hướng

Upthrust bar là gì

Cách giao dịch với Spring trong thị trường có xu hướng

4. Các thiết lập thị trường với Upthrust

Như chúng ta đã thảo luận, Spring và Upthrust trong VSA là hai thiết lập hoàn toàn ngược lại với nhau. Do đó, khi đã hiểu về Spring, anh em cũng khá dễ dàng hình dung ra cách hoạt động của Upthrust.

Dưới đây mình sẽ điểm lại một vài điểm cơ bản của Upthrust, dựa vào đó anh em hãy liên hệ với Spring để tự triển khai các thiết lập của nó nhé.

4.1. Upthrust và xu hướng

Upthrust là tín hiệu xuất hiện tại vùng kháng cự, báo hiệu sự kết thúc xu hướng tăng. Vậy nên, dựa vào tính “đối xứng” của Spring và Upthrust trong VSA ta sẽ có thiết lập của Upthrust với xu hướng như sau:

  • Nếu Upthrust xuất hiện trong xu hướng giảm, anh em có thể vào lệnh bán. Đặc biệt sẽ đáng tin cậy hơn nếu Upthrust xuất hiện tại kháng cự hoặc các mức Fibonacci
  • Trong một xu hướng tăng, chúng ta cần chờ Testing thành công, với những điều kiện tương ứng với Spring theo hướng ngược lại

Upthrust bar là gì

Upthrust trong xu hướng tăng cần được xác nhận

4.2. Upthrust và khối lượng giao dịch

  • Điều kiện này tương tự như đối với Spring, thiết lập đáng tin cậy là khi Upthrust đi kèm với khối lượng giao dịch thấp
  • Trong trường hợp khối lượng giao dịch lớn, thì anh em có thể bán khi xu hướng đang là xu hướng giảm, và nên chờ xác nhận từ Testing nếu trước đó là xu hướng tăng

Upthrust bar là gì

Upthrust nên đi kèm khối lượng giao dịch thấp

4.3. Upthrust và tín hiệu nến theo sau

Ngược lại với Spring, theo sau Upthrust nên là các tín hiệu nến giảm. Nếu giá vẫn còn ngập ngừng muốn tăng trở lại thì anh em nên cân nhắc thoát lệnh bán để giữ an toàn.

Upthrust bar là gì

Theo sau Upthrust nên là các tín hiệu nến giảm

4.4. Các trường hợp nên tránh giao dịch Upthrust

Anh em cũng nên cân nhắc không giao dịch với Upthrust trong trường hợp bối cảnh thị trường thay đổi, ví dụ như bên mua còn đang chiếm ưu thế, hoặc các sóng giảm có khoảng cách giảm dần (tương tự như các sóng tăng).

5. Tổng kết

Hy vọng qua bài viết vừa rồi, anh em đã hiểu được cách áp dụng các mẫu nến Spring và Upthrust trong VSA. Phương pháp giao dịch này đòi hỏi khá nhiều thời gian để hiểu lý thuyết và thực hành thành thạo. Anh em có thể tham khảo thêm các bài viết khác tại vnrebates.net về chủ đề VSA, phương pháp Wyckoff để nắm bắt được trọn vẹn cách giao dịch với khối lượng, từ đó cũng có thể áp dụng vào thực tế với các mẫu nến Spring và Upthrust trong VSA.

Chúc anh em giao dịch an toàn và hiệu quả trên thị trường.

Xem thêm: Phương pháp Wyckoff là gì?

“Vnrebates tổng hợp”

[Theo dotnettutorials.net]