Từ điển thực vật thông dụng võ văn chi pdf năm 2024

Từ điển cây thuốc Việt Nam của giáo sư Võ Văn Chi là tác phẩm có giá trị cao không những ở mặt thực vật của các cây thuốc, mà còn có ý nghĩa về sử dụng nguồn tài nguyên quý giá này ở nước ta. Tác phẩm là một kho tư liệu quí giá cho các nhà nghiên cứu về thực vật học, hóa học cây thuốc và những người làm về lĩnh vực Y Dược học cổ truyền.

Cuốn sách dày hơn 3200 trang được phân bố làm hai phần:

Phần thứ nhất - Phần Đại cương

Tác giả giới thiệu cách nhận biết về cây cỏ, về dạng cây, các bộ phận của cây, phân loại các cây và việc sử dụng các loại cây cỏ nói chung để làm thuốc trị bệnh. Ngoài ra, tác giả còn giới thiệu về tính năng dược vật theo Y học cổ truyền, các nhóm hoạt chất chính của cây thuốc, các bộ phận dùng làm thuốc, tính chất trị bệnh, cách trồng và thu hái, bảo quản, bào chế thành các dạng thuốc thường dùng.

Phần thứ hai - Cây thuốc mọc hoang và được trồng ở Việt Nam

Ở phần này, Tác giả đã sắp xếp các cây thuốc theo vần A, B, C… Ở mỗi một cây thuốc đều có các hình vẽ chính xác để minh họa. Ngoài ra, sau mỗi một đến hai vần của các cây thuốc, lại có các ảnh mầu của các cây thuốc đó, giúp độc giả, có thể dễ dàng nhận biết các cây thuốc mà mình muốn tìm hiểu.

Với cách sắp xếp như vậy, chúng ta, có thể tìm thấy được số cây thuốc ở mỗi vần, ví dụ vần A, 9 cây, vần B, 241 cây, vần C, 481 cây, vần D, 192 cây…Vần T, nhiều nhất, tới 542 cây, vần Y, ít nhất, 2 cây. Trong sách số cây thuốc lên tới con số 3107, một con số khá lớn, đáp ứng được mức độ nhất định về việc tra cứu các cây thuốc, mà độc giả muốn tìm kiếm cho đề tài nghiên cứu cũng như việc vận dụng các cây thuốc, vị thuốc vào việc trị bệnh cho bản thân hoặc các phương thuốc cho điều trị, cũng như cho sản xuất.

Lưu ý khi đọc

- Sách rất dễ dàng tra cứu, ngoài việc sắp xếp các cây thuốc theo vần, sách còn có các bảng để tra cứu theo tên Việt nam và tên La tinh.

- Tên La tinh, được viết tới các loài trong Chi. Do đó, việc cung cấp các thông tin về cây thuốc, khá phong phú, và độ chính xác, có tính chất thuyết phục. Ví dụ về cây Giổi, có các loài: giổi găng Manglietia, giổi nhung Paramichelia, Giổi tanh Michelia, Giổi trai Clausena.Tương tự, thuộc loại cây Găng, cũng có tới 13 loài: Găng bọc, găng bọt, găng chum, găng cơm, găng gai, găng gai cong, găng hai hạt, găng nhung, găng nước, găng trắng, găng trâu, găng vàng, găng Nam Bộ.

- Tên Việt Nam của mỗi cây thuốc, cũng được giới thiệu theo nhiều tên khác nhau, có các tên phổ thông, thường gọi, lại có các tên của các vùng miền, các dân tộc khác nhau, tạo điều kiện cho việc xác định tính đúng của cây thuốc, mà mình muốn tra cứu.

- Nội dung giới thiệu của một cây thuốc, được sắp xếp rất hợp lý: tên Việt Nam, tên Latinh (gồm tên chi, loài, họ), mô tả, nơi sống, cách thu hái, bộ phận dùng, thành phần hóa học chính, tính vị, tác dụng, công dụng.

- Có hình vẽ và ảnh mầu, đối chiếu giữa các loài cây thuốc với nhau.

Ngoài các phần giới thiệu về cây thuốc, tác giả còn dành một số trang in, giới thiệu về các công trình đã công bố của mình, từ 1961 đến 1994. Trong, đó, mỗi năm, có từ 1 đến 2 công trình. Từ 1973 đến 1993, số công trình của tác giả, trong mỗi năm, là 5 công trình. Do đúc kết từ các công trình nghiên cứu khoa học, kết hợp với các kinh nghiệm được tổng kết trong thực tế, ý nghĩa về mặt khoa học của tác phẩm, càng được nâng cao, đặc biệt là các kinh nghiệm chữa bệnh của các cây thuốc trong dân gian của các vùng miền, các dân tộc trong cả nước.

Những nội dung khác

GS.TS Võ Văn Chi là tác giả và đồng tác giả của hàng loạt tác phẩm như: Từ điển cây thuốc Việt Nam (NXB Y học - 1997), Từ điển thực vật và khoáng vật làm thuốc Việt Nam (NXB Y học - 1998), Từ điển thực vật thông dụng (2 tập, NXB Khoa học - 2003, 2004), Cây cỏ có ích ở Việt Nam (NXB Giáo dục, 1999 - 2001), Sách tra cứu tên cây cỏ Việt Nam (NXB Giáo dục, 2007), Các cây cỏ thường thấy ở Việt Nam (6 tập), Phân loại thực vật, Từ điển tác giả tên thực vật, Từ điển sinh học Anh - Việt, Từ điển thực vật học, Từ điển sinh vật Nga - Việt, Cây rừng chữa bệnh, Hệ cây thuốc Tây Nguyên, Cây thuốc Đồng Tháp Mười và cách dùng để trị bệnh thông thường, Cây rau làm thuốc, Rắn làm thuốc và điều trị rắn cắn, 200 cây thuốc thông dụng, Từ điển động vật và khoáng vật làm thuốc Việt Nam...

Lịch sử Y học cổ truyền Việt Nam đã được hình thành cùng với tiến trình phát triển của dân tộc Việt Nam. Bắt đầu bằng việc đi tìm thức ăn, tổ tiên chúng ra đã tiếp xúc với cỏ cây, hoa lá, chim muông, đất đá và thông qua việc sử dụng cây cỏ của dã thú và bản thân con nguời mà họ đã phát hiện được nhiều loại cây ăn được và nhiều loại cây quý để trị bệnh. Những kinh nghiệm tích lũy qua bao đời đấu tranh liên tục với thiên nhiên và bệnh hoạn đã góp phần giữ gìn sức khỏe và bảo vệ sự tồn tại của giống nói suốt 4000 năm lịch sử.

Các danh y từ lớp người thừa kế kinh nghiệm của ông cha, qua nhiều thời đại kế tiếp nhau đã đúc kết những kinh nghiệm thực tiễn về phòng bệnh, chữa bệnh, về việc sử dụng nguồn dược liệu trong nước làm thuốc trị bệnh.

Với những công trình biên soạn lưu truyền cho đến ngày nay, Tuệ Tĩnh và Hải Thượng Lãn Ông cùng với những danh y khác đã góp phần to lớn vào sự nghiệp phát triển nền Y học cổ truyền Việt Nam làm rạng rỡ cho dân tộc Việt Nam qua nhiều thế hệ.

Cùng với những công trình biên soạn trên phạm vi toàn quốc hay của từng địa phương, từng chuyên đề, các nhà khoa học trong lĩnh vực này đã góp phần làm giàu tri thức của nhân dân ta về việc hiểu biết tài nguyên đất nước, và dĩ nhiên là thúc đẩy việc sử dụng cây cỏ phong phú của nước ta vào việc trị bệnh có hiệu quả, vừa thuận tiện, vừa rẻ tiền, phù hợp với hoàn cảnh sống của đông đảo đồng bào. Tuy nhiên tài liệu in ra không nhiều, lại chưa thể giới thiệu được đầy đủ những loài cây có thể sử dụng được mà mọi nguời có thể gặp ở địa phương này hoặc địa phương khác. Các nhà yêu thích thiên nhiên muốn có những công trình bằng tiếng Việt viết về cây cỏ làm thuốc của nước ta. Các cán bộ nghiên cứu về Thực vật và Tài nguyên thực vật muốn có một công trình cập nhật tập hợp được nhiều cây cỏ dùng làm thuốc, tiện lợi cho việc tra cứu, tìm tòi. Còn đông đảo đồng bào ra thích thú về việc thừa kế kinh nghiệm của ông cha và tiếp thu khoa học của nước ngoài lại muốn có những cuốn sách thuận tiện trong việc tìm hiểu cây thuốc, dễ dàng trong việc tiếp thu tri thức.

Trước tình hình đó, dù với hiểu biết còn hạn hẹp, chúng tôi cùng cố gắng tập hợp những tư liệu của những người đi trước đã công bố từ trước tới nay có liên quan đến cây thuốc của nước ta, kết hợp với những dẫn liệu mà chúng tôi đã thu thập được trong nhiều năm qua để biên soạn cuốn TỪ ĐIỂN CÂY THUỐC VIỆT NAM nhằm đáp ứng phần nào yêu cầu của nhiều người yêu thích cây cỏ của nước ta.

Cuốn Từ điển này gồm có hai phần:

  • Phần Đại cương bao gồm các nội dung: Nhận biết cây cỏ, Tên gọi của cây cỏ, Phân loại cây cỏ, Việc sử dụng cây cỏ làm thuốc trị bệnh bao gồm Tính năng của dược vật theo Y học cổ truyền. Các nhóm hoạt chất của cây, Các bộ phận của cây được sử dụng làm thuốc, Các tính chất trị bệnh của cây cỏ, Trồng và thu hái cây trồng, Bảo quản cây thuốc, Bào chế dược liệu, Các dạng thuốc thường dùng.
  • Phần Cây thuốc mọc hoang và trông ở Việt Nam, giới thiệu gần 3200 loài cây thuốc trong 3100 đề mục xếp theo vần tiếng Việt. Trong mỗi đề mục cây thuốc có những nội dung: Tên cây, Mô tả, Bộ phận dùng, Nơi sống và thu hái, Thành phần hóa học, Tính vị và tác dụng, Công dụng, Đơn thuốc đơn giản, Ghi chú.

Các dẫn liệu trích dẫn đều đã được sàng lọc lựa chọn cho phù hợp. Các hình vẽ được trích dẫn từ nhiều nguồn tư liệu; một số được vẽ bổ sung. Các hình màu và ảnh chụp cũng có xuất xứ từ các công trình đã được công bố ở trong nước và ngoài nước, nhiều hình ảnh mới được tác giả cùng các nhà nhiếp ảnh thực hiện.