Trong máy tính ram có ý nghĩa là gì

Trong máy tính ram có ý nghĩa là gì


  • Chào mừng bạn đến blog Nghialagi.org chuyên tổng hợp tất cả hỏi đáp định nghĩa là gì, thảo luận giải đáp viết tắt của từ gì trong giới trẻ, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu một khái niệm mới đó là RAM là gì? Những ý nghĩa của RAM
Trong máy tính ram có ý nghĩa là gì
RAM là gì? Bộ nhớ ram dùng để làm gì? – Nghialagi.org
  • RAM (Random Access Memory) được định nghĩa một cách ngắn gọn là một bộ nhớ tạm của máy tính giúp lưu trữ thông tin hiện hành để CPU có thể truy xuất và xử lý. RAM không thể lưu trữ được dữ liệu khi ngừng cung cấp nguồn cho nó. Nếu như máy tính bị mất nguồn, tắt máy thì dữ liệu trên Ram sẽ bị xóa sạch.
  • Dữ liệu trên RAM được lưu trên từng ô nhớ và mỗi ô nhớ đều có địa chỉ khác nhau và tốc độ đọc và ghi dữ liệu trên từng ô nhớ là bằng nhau. Nếu RAM càng lớn thì lượng công việc nó giải quyết được càng nhiều, chính vì vậy bộ nhớ RAM lớn có tốc xử lý cao hơn.
  • Một máy tính mà có bộ nhớ RAM lớn thì có thể xử lý nhiều công việc khác nhau mà không gây nên tình trạng bị giật lag. Hiện nay có nhiều loại RAM có cấu tạo và dung lượng khác nhau.

Phân loại RAM?

Như định nghĩ phía trên thì bộ nhớ ram càng lớn thì khả năng xử lý đa nhiệm, ram là một trong những yếu tố quyết định đến sức mạnh của một chiếc máy tính. Vậy các loại RAM phổ biến hiện nay là gì? Đây là phần tiếp theo mà chúng tôi muốn chia sẻ đến cho các bạn.

Phân loại theo cấu tạo

Về cấu tạo, thì RAM được chia làm 2 loại chính, cụ thể là:

  • RAM tĩnh: Còn gọi là SRAM (Static Random Access Memory) sản xuất theo công nghệ điện hóa phát quang ECL. SRAM là nơi lưu trữ dữ liệu để khởi động laptop, SRAM là bộ nhớ nhanh và không bị mất nội dung sau khi được nạp. Có nghĩa là SRAM là một nơi lưu trữ các tập tin của CMOS dùng cho việc khởi động máy.
  • RAM động: Còn gọi là DRAM (Dynamic Random Access Memory) khác với RAM tĩnh thì những dữ liệu của DRAM sẽ bị mất sau và phải nạp lại dữ liệu theo chu kỳ. Vì việc ghi nhớ dữ liệu dựa vào việc duy trì điện tích nạp vào tụ điện và như vậy việc đọc một bit nhớ làm nội dung bit này bị hủy. Đây cũng là điều mà giải thích vì sao mỗi khi tắt nguồn máy tính là bộ nhớ RAM bị xóa sạch. Vậy mỗi lần đọc và ghi thì bộ nhớ này phải viết lại nội dung ở ô nhớ đó.

Phân loại theo laptop

Có nhiều thế hệ RAM phổ biến trên Laptop, chúng được thiết kế dành cho Laptop và được phân loại như sau:

SDR

  • SDR là chuẩn RAM đầu tiên xuất hiện trên những chiếc máy tính khoảng vào những năm cuối thế kỷ 20. Nhược điểm của loại RAM này là tốc độ truy xuất khá chậm, và dung lượng bộ nhớ tích hợp nhỏ. Chuẩn RAM SDR ngày nay không còn được sử dụng nữa và được thay bởi các chuẩn RAM mới có tốc độ truy xuất tối ưu và dung lượng bộ nhớ ram lớn hơn.

DDR

  • Chuẩn RAM DDR (Double Date Rate SDRAM) ra đời vào khoảng năm 2000 để thay thế cho SDR RAM và khắc phục những nhược điểm của loại ram này. Cụ thể là DDR có tốc độ truy xuất dữ liệu gấp đôi SDR. Bên cạnh đó bộ nhớ cũng lớn hơn rất nhiều. Sự ra đời của RAM này chính là nền tảng của các loại RAM khác ra đời. Hiện nay chuẩn RAM này đã không sử dụng, chúng chỉ phổ biến từ năm 2000 đến 2004 mà thôi.

DDR2

  • DDR2 là phiên bản nâng cấp của DDR, nên DDR2 có khả năng xử lý và dung lượng bộ nhớ tích hợp cao hơn nhiều. Ngoài ra DDR2 còn giúp tiết kiệm một lượng điện năng tiêu thụ đáng kể. Có nghĩa là mọi nhược điểm của DDR đều được DDR2 khắc phục. Loại RAM này xuất hiện thay thế vào những năm 2003-2009.

DDR3

  • DDR3 xuất hiện vào năm 2010, mặc dù chuẩn RAM này đã được nghiên cứu từ năm 2007. Đây là chuẩn RAM nâng cấp và cải thiện từ DDR2 và đã cho tốc độ truy xuất nhanh hơn, dung lượng bộ nhớ lớn hơn, tiết kiệm năng lượng hơn 30% so với chuẩn DDR2 trước đây. Điều này đã làm cho DDR3 trở nên phổ biến và sử dụng rộng rãi cho đến nay.

DDR3L

  • Sau khi Intel và Kingston hợp tác với nhau và cho ra chuẩn RAM DDR3L. Đây là chuẩn RAM sử dụng ít năng lượng hơn nên rất tiết kiệm điện năng. Chúng thường xuất hiện trên các dòng máy tính cao cấp để giúp thời lượng Pin được kéo dài bởi chúng dùng điện thế vào khoảng 1,35V, còn đối với RAM thông thường thì phải có điện thế 1.5V.

DDR4

  • Vào năm 2015 thì chuẩn RAM DDR4 xuất hiện. Đây là chuẩn RAM mạnh mẽ nhất cho đến nay. Với xung nhịp hơn hơn nên cho tốc độ xử lý vượt trội. Dung lượng RAM có thể tích hợp lên đến 512GB. DDR4 hỗ trợ các chuẩn bao gồm 1600MHz, 1866MHz, 2133 MHz, 2400 MHz, 2666 MHz, 3200 MHz và cuối cùng là 4266 MHz.

Quá trình hoạt động của RAM là gì?

  • Chức năng của RAM là gì? Trong điện thoại, máy tính, bộ nhớ RAM dùng để phối hợp với bộ nhớ máy tính điều khiển, truy cập, và sử dụng dữ liệu. Lúc này CPU chuyển dữ liệu từ ổ đĩa vào RAM để lưu trữ tạm thời, các vùng nhớ đã chiếm chỗ trên RAM sẽ được trả lại khi người dùng tắt ứng dụng hoặc tắt máy. RAM được chia làm 2 loại, SRAM và DRAM, SRAM hay còn gọi là RAM tĩnh (Static RAM) loại RAM này không bị mất nội dung sau khi nạp trừ khi khởi động máy tính, nó được ứng dụng vào lưu trữ dữ liệu khởi động. Khác với SRAM, DRAM được sử dụng để lưu trữ dữ liệu tạm thời khi chạy ứng dụng và có thể bị trả lại vùng nhớ khi đóng ứng dụng hoặc shutdown hoặc turn off điện thoại hoặc máy tính.

Các thông số của RAM là gì?

Các thông số của RAM bao gồm bus RAM, dung lượng RAM, khi chọn mua RAM nâng cấp cho thiết bị, người dùng nên nghiên cứu bus RAM khi chọn mua để RAM có thể phối ưu với Main tối ưu nhất. Cùng tìm hiểu kỹ hơn qua phần dưới.

Bus của RAM là gì?

  • Bus RAM được hiểu như độ lớn của kênh truyền dữ liệu tương tự như băng thông của các gói internet mà các nhà mạng cung cấp cho chúng ta. Độ lớn của kênh truyền này càng rộng tức là tốc độ truy xuất dữ liệu càng nhanh. Bộ nhớ RAM được chia làm 2 loại, DDR RAM và SDRAM.
  • Bộ nhớ SDRAM (Synchronous Dynamic Random Access Memory) truy cập ngẫu nhiên đồng bộ. Bộ nhớ RAM loại này ngày nay không còn được sử dụng rộng rãi nữa bởi công nghệ DDR RAM phát triển mạnh mẽ đẩy tốc độ truy xuất lên rất nhiều so với SDRAM.
  • Bộ nhớ RAM DDR cũng sử dụng tín hiệu xung nhịp để đồng bộ trong quá trình hoạt động. DDR là viết tắt của từ Double Data Rate, tức RAM DDR có thể truyền được 2 đường dữ liệu trong cùng xung nhịp.

Bộ nhớ RAM

  • Nếu không có RAM thì smartphone hay máy tính của chúng ta thậm chí không thể thực hiện những tác vụ cơ bản bởi việc truy cập các tệp dữ liệu sẽ cực kì chậm.
  • Bộ nhớ RAM là thiết bị trung gian giữa các phần cứng khác với nhiệm vụ là cung cấp thông tin cần thiết càng nhanh càng tốt. Có thể hiểu đơn giản là một khi một chương trình hay ứng dụng được khởi chạy, thông tin của nó được tạo ra và lưu trữ trên bộ nhớ RAM để cho các thành phần khác như CPU, GPU lấy thông tin và xử lí. Bộ nhớ RAM càng lớn đồng nghĩa với việc nó có thể chứa 1 lúc dữ liệu của nhiều chương trình đang chạy song song, do đó khả năng đa nhiệm (chạy nhiều ứng dụng cùng lúc) càng trơn tru, mượt mà.
  • Hệ điều hành cũng có thể quyết định tắt một số ứng dụng không dùng tới để tiết kiệm RAM cho các ứng dụng khác. Quản lý RAM tốt là lý do giúp Windows Phone có thể hoạt động mượt mà, dù là trên các thiết bị chỉ có 512MB RAM.
  • Loại RAM sử dụng trong smartphone là DRAM, với chữ D là viết tắt của Dynamic (động). Điều này cũng có nghĩa là nội dung được lưu trong DRAM có thể được thay đổi rất nhanh để lưu nội dung mới.Ưu điểm của RAM động so với RAM tĩnh (static), đó là bộ nhớ có thể thay đổi tùy thuộc vào tác vụ hệ thống đang thực hiện. Giả sử hệ điều hành có dung lượng tới 2GB, bộ nhớ RAM không cần phải có dung lượng tương đương, đặc biệt khi không phải tất cả các smartphone đều có bộ nhớ RAM lớn như vậy.
  • Trong khi đa số máy tính hiện nay sử dụng DDR SDRAM thế hệ 3 (DDR3), các smartphone chủ yếu dùng LPDDR2, trong đó LP là viết tắt của Low-power (tiêu thụ điện năng thấp). LPDDR2 có cấu tạo tương tự DDR2, chỉ khác là công suất tiêu thụ của nó thấp hơn, do đó hiệu năng cũng thấp hơn.
  • RAM khác biệt so với ROM ở chỗ khi RAM không còn được cấp điện thì nội dung lưu trong nó cũng mất đi. Do vậy nó được gọi là bộ lưu trữ khả biến và đây cũng là tính chất giúp RAM có thời gian truy cập rất thấp. Điều này có thể được thấy khi khởi động lại máy: khi nguồn ngắt, dữ liệu lưu trong RAM bị xóa hết. Khi máy khởi động lại, RAM lấy dữ liệu từ ROM có tốc độ chậm hơn và tốc độ tải khi khởi động lại máy phụ thuộc chủ yếu vào tốc độ đọc của ROM.

Bộ nhớ ROM và Bộ nhớ khả dụng

  • Giống như RAM, bộ nhớ trong cũng rất quan trọng đối với hoạt động của smartphone: nếu không có bộ nhớ để lưu trữ hệ điều hành và các tệp tin quan trọng thì điện thoại chẳng làm được gì cả. Thậm chí cả những điện thoại không có bộ lưu trữ dành cho người dùng thì chúng vẫn có bộ nhớ trong để lưu hệ điều hành.
  • Thông thường chip lưu trữ các file hệ thống của hệ điều hành được gọi là ROM, tức là Read-only Memory (bộ nhớ chỉ đọc). Người dùng không thể ghi lên ROM, nhưng hệ thống có thể ghi đè lên ROM khi cập nhật.
  • Phần dung lượng còn lại để cho người dùng lưu trữ được gọi là bộ nhớ khả dụng. Đó chính là lí do khi bạn mua máy, thông số kĩ thuật ghi là 8GB ROM nhưng thực tế, bạn chỉ được lưu trữ trong vòng 5GB, 3GB còn lại là đất dành cho hệ điều hành và bạn không thể xâm phạm đến vùng đất này.

Kết luận

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của blog nghialagi.org, hy vọng những thông tin giải đáp RAM là gì? Những ý nghĩa của RAM sẽ giúp bạn đọc bổ sung thêm kiến thức hữu ích. Nếu bạn đọc có những đóng góp hay thắc mắc nào liên quan đến định nghĩa RAM là gì? vui lòng để lại những bình luận bên dưới bài viết này. Blog nghialagi.org luôn sẵn sàng trao đổi và đón nhận những thông tin kiến thức mới đến từ quý độc giả

Trong máy tính ram có ý nghĩa là gì